II. Một số giải pháp của Chính phủ nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong doanh nghiệp:
2. Một số giải pháp của Chính phủ để nâng cao hiệu quả đầu tư vào tài sảnvô hình:
Đối với việc đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư vào nhãn hiệu hàng hoá, Nhà nước cần có chiến lược cũng như biện pháp cụ thể để các doanh nghiệp hiểu rõ tầm quan trọng của việc đăng ký thương hiệu. Phổ biến các vấn đề chung về sở hữu công nghệ cho doanh nghiệp
như cách thức thủ tục để đăng ký bảo hộ…Hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo, huấn luyện cung cấp thông tin, tư vấn cho doanh nghiệp về xây dựng, bảo vệ và quảng bá thương hiệu, hỗ trợ đăng ký, quản lý và bảo vệ thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước. Bổ sung và hoàn thiện hệ thống về sở hữu công nghệ nói chung và thương hiệu nói riêng, cần xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm việc sử dụng thương hiệu, ăn cắp nhãn mác hàng hoá. Nhà nước cần khuyến khích việc hình thành các công ty đầu tư triển vọng để hỗ trợ các nhà khoa học, nhanh chóng triển khai kết quả ngiên cứu tạo ra các sản phẩm có tính thương mại cao, nhất là đa dạng hoá các loại chợ thiết bị như: chợ chuyên ngành hàng năm ở các tỉnh, thành phố, chợ trên mạng và trung tâm giao dịch khoa học công nghệ.
Nhà nước cũng cần tạo ra môi trường pháp lý chặt chẽ để thị trường khoa học và công nghệ vận hành một cách trôi chảy. Bên cạnh cơ chế hợp lý, cần cáo hành lang pháp lý bảo vệ quyền lợi chính đáng cho nhà khoa học. Trí tuệ của các nhà khoa học là giá trị vô hình, nó chiếm phần lớn trong tài sản hữu hình.
Đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển công nghệ, nhất là phát triển đội ngũ kế cận các nhà khoa học đầu ngành bằng cách cho họ được học tập, ngiêm cứu thực tập ở các trường đại học có uy tín ở các nước tiên tiến, đồng thời phải đào tạo phát triển đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, đội ngũ thợ giỏi để tạo nên một cơ cấu phù hợp cho quá trình sáng tạo và triển khai công nghệ mới.
Nhà nước phải có các chính sách gắn kết giữa giáo dục và dạy nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về mặt thể lực lẫn trí lực, có các chính sách, định hướng phát triển nền kinh tế để phân phối nguồn lao động một cách thích hợp.
Như vậy, Nhà nước cần có chính sách phù hợp khuyến khich được nội lực, tận dụng được ngoại lực để đạt mục đích cuối cùng là phát triển xã hội.
Từng bước nâng cao đời sống toàn dân để tạo ra thị trường tiềm năng tiệu thụ tài sản vô hình. Nâng cao dân trí, khuyến khích sáng tạo, trao giải xứng đáng với giá trị chất xám. Mạnh tay đối với những trở ngại đối với nền kinh tế như tham ô, tham nhũng. Có tầm nhìn dài hạn hơn, tỉnh táo sáng suốt trước mọi biến động của tình hình kinh tế trong nước và thế giới. Chuyển đỏi cơ cấu, hướng vào nền kinh tế tri thức, không vội vàng ồ ạt, tập trung vào phát triển các ngành tốn chi phí, tài nguyên và nhân công.
III. Kết luận:
Tài sản hữu hình và tài sản vô hình là hai loại tài sản không tách rời quyền định sức mạnh của doanh nghiệp. Và việc nhận thức đúng về mối quan hệ giữa hai loại tài sản này sẽ giúp doanh nghiệp có những bước đi đúng, nâng cao khả năng cạnh tranh trong việc hội nhập vào thị trường thế giới. Trong một thế giới đã và đang thay đổi từng giờ, thách thức đặt ra với chúng ta có thể rất lớn, nhưng với tiềm năng, trí tuệ của con người Việt Nam thì đó sẽ là những cơ hội để thành đạt trong nền kinh tế mới, đưa đất nước Viêt Nam sớm sánh vai với các cương quốc năm châu.