Đầu tư vào máy móc thiêt bị sản xuất:

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư của hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong các doanh nghiệp việt nam (Trang 26)

II. Tình hình đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hìn hở Việt Nam:

1.2.Đầu tư vào máy móc thiêt bị sản xuất:

1. Đầu tư vào tài sản hữu hình:

1.2.Đầu tư vào máy móc thiêt bị sản xuất:

Máy móc thiết bị được coi là xương sống của một doanh nghiệp nên việc đầu tư vào nó phải được chọn lựa kĩ càng. Nguồn vốn đầu tư vào máy móc thiết bị chiếm một tỉ trọng khá lớn trong tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp. Theo Bộ công nghiệp, việc đổi mới máy móc thiết bị đã

đóng góp tăng trưởng 30 -40% GDP toàn ngành. Như vậy việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ là một nhân tố rất quan trọng đến khả năng cạnh tranh và tồn tại của DN.

Ở Việt Nam, một thực trạng đáng báo động trong các doanh nghiệp máy móc thiết bị chủ yếu nhập về từ bên ngoài với rất nhiều thiết bị cũ, lỗi thời. Các thiết bị mua về không đồng bộ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc khai thác vận hành và sử dụng. Hơn 50% máy móc thiết bị tại các công ty sản xuất công nghiệp bị hỏng hoặc hư hại nghiêm trọng do không được bảo dưỡng. Theo Bộ Công nghiệp, phần lớn giá trị máy móc thiết bị sản xuất chỉ còn 30% so với giá trị ban đầu và đã lạc hậu hơn 30 năm như dệt may có đến 45% thiết bị máy móc của các DN cần phải đầu tư nâng cấp và 30-40% cần thay thế; mũi nhọn công nghiệp là cơ khí thì đã lạc hậu hơn 40 năm so với khu vực và 50 năm so với các nước phát triển về công nghệ và thiết bị sản xuất. Một minh chứng xác thực trên “ Danh mục & Thuế suất đối với hàng hóa xuất - nhập khẩu” do Bộ Tài chính ban hành tháng 04-2004, ở đó có nhiều mặt hàng; sau khi trích lược có tới 3704 chủng loại, hàng hóa có tên, mô tả và mã số hàng, khi nhập khẩu vào Việt Nam được hưởng thuế suất là 0%. Qua khảo sát sơ bộ những chủng loại máy móc, thiết bị có sản xuất tại Việt Nam để thay thế được, đang sử dụng tại nội địa đủ các lĩnh vực và kể cả xuất khẩu đếm không đến số 15, quả thật 15/3704 là quá thấp. Chúng ta lệ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu thiết bị công nghệ cao.

Nền kinh tế nước ta phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có mức vốn thấp -dưới 10 tỷ đồng- nên khả năng trang bị máy móc thiết bị, kỹ thuật công nghệ tiên tiến là rất hạn chế. Mức trang bị tài sản cố định cho một lao động ngoài quốc doanh là 50 triệu đồng, chỉ bằng 20% so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Máy móc thiết bị còn lạc hậu, chưa đồng bộ, khoảng cách về quy mô sản xuất, trình độ công nghệ của Việt Nam dần xa so với các nước khác, chưa đáp ứng được yêu cầu cấp bách của thị trường trong nước và thế giới. Ngay cả trong những ngành công nghiệp xuất khẩu mũi nhọn cũng trong tình trạng công nghệ, máy móc thiết bị lạc hậu. Việt Nam là nước xuất khẩu điều đứng thứ hai thế giới, tuy nhiên đến thời điểm này ngành công nghiệp điều của VN vẫn chưa có thiết bị cơ khí tự động hóa cho công đoạn cắt tách và bóc vỏ mà phải làm thủ công. Chính công đoạn này đã làm tăng giá thành và làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm điều Việt Nam trên thị trường quốc tế. Ngành dệt may được coi là ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực nhưng hiện nay có đến 45% thiết bị máy móc của các doanh nghiệp cần phải đầu tư, nâng cấp và 30-40% cần thay thế.

Những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính yếu thường rất lo ngại khi đầu tư một khoản tiền lớn để mua sắm máy móc thiêt bị sản xuất vì mỗi máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất đều mang bí quyết công nghệ

riêng. Với trình độ các kỹ sư, công nhân hiện nay thì việc làm chủ dây chuyền sản xuất là một công việc khó khăn. Nếu không may với sự hiểu biết ít ỏi, không nhờ vào các chuyên gia tư vấn khi đàu tư mua sắm, họ có thể sẽ gặp phải việc mua phải các thiết bị bị hư hỏng, công năng không phù hợp với thực tế sản xuất. Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật như hiên nay và do quá trình cạnh tranh nên các máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất phải thường xuyên nâng cấp, đổi mới liên tục để phù hợp với sự phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư của hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong các doanh nghiệp việt nam (Trang 26)