Đánh giá chi phí hiệu quả của các chương trình can thiệp Mục tiêu

Một phần của tài liệu Hội thảo CITAR tập huấn nghiên cứu và can thiệp dự phòng HIV AIDS 2008 tại huế (Trang 29)

Mục tiêu

• Giới thiệu những khái niệm và những phương pháp căn bản dùng phân tích/ đánh giá chi phí / hiệu quả của các chương trình can thiệp

• Học viên nắm được những lợi ích và những hạn chế của các phương pháp đánh giá chi phí / hiệu quả.

Định nghĩa

Đánh giá chi phí hiệu quả là phương pháp so sánh các chương trình can thiệp với nhau cả về chi phí và hiệu quả của chúng

Adapted from Drummondetal, 2005.

Tại sao cần đánh giá chi phí hiệu quả?

• Các nguồn lực dành cho y tế luôn luôn hữu hạn • Các nhu cầu chăm sóc sức khỏe là vô hạn

Đánh giá chi phí hiệu quả…

• Nhằm đảm bảo rằng các lợi ích thu được từ các chương trình can thiệp là nhiều hơn chi phí cơ hội của những chương trình đó…

Bằng cách trả lời các câu hỏi về:

• Hiệu quả phân bổ:có nên phân bổ nguồn lực cho chương trình này hay chương trình khác hay không? Và/Hoặc phân bổ bao nhiêu thì vừa?Hoặc

• Hiệu quả kỹ thuật:làm thế nào để đạt mục tiêu một cách tốt nhất?

Nguyên tắc

• Nguyên tắc phải có so sánh giữa chi phí và hiệu quả thu được từ các chương trình can thiệp

Yêu cầu

Một đánh giá chi phí/hiệu quả HOÀN TOÀN phải so sánh được: • Chi phí và hiệu quả của

• Hai chương trình can thiệp hay nhiều hơn Yêu cầu:

• xác định • đo đếm • định giá

cả chi phí lẫn hiệu quả

Định nghĩa “chi phí” trong phân tích chi phí / hiệu quả

• Với những người tiêu dùng bình thường, “chi phí” là các khoản bạn phải trả cho 1 món hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó.

• Với kế toán viên, “chi phí” là những những phí mà bạn có hóa đơn.

• Với những nhà kinh tế: “chi phí” là chi phí cơ hội -sự hy sinh các lợi ích của việc sử dụng một nguồn lực cho một việc này thay vì sử dụng vào 1 việc khác, vì vậy “chi phí cơ hội” chẳng liên quan gì đến việc chi trả tiền bạc hay hóa đơn thanh toán

Các cấu phần

• Chi phí: là những chi phí đầu vào của một chương trình can thiệp được tính bằng tiền

• Hiệu quả: đầu ra hoặc hiệu quả tác động của can thiệp được tính bằng:

◦ Hiệu quả trực tiếp: là những đầu ra trực tiếp thể hiện bằng những đơn vị thông thường ví dụ số người nghiện chích được đồng đẳng viên tiếp cận/tháng

◦ Độ khả dụng: là hiệu quả trực tiếp được quy ra đơn vị QALY or DALY ◦ Lợi ích quy ra tiền: là hiệu quả tác động được quy ra tiền

Các loại đánh giá hiệu quả chi phí

• Đánh giá chọn chi phí tối thiểu (CMA) • Đánh giá chi phí – hiệu quả (CEA) • Đánh giá chi phí – khả dụng (CUA) • Đánh giá chi phí – lợi ích (CBA)

Phương thức đánh giá

• Đánh giá chi phí hiệu quả bán phần • Nghiên cứu so sánh chi phí

• Nghiên cứu chi phí bệnh tật

• Nghiên cứu mô tả chi phí hiệu quả • Nghiên cứu mô tả chi phí

Tính ba chiều của Kinh tế học lâm sàng (Modified From Bombardier and Eisenberg)

• Đánh giá chi phí – hiệu quả (CEA)

• CEA xem xét cả chi phí và hiệu quả của một can thiệp

• CEA thường tính toán chi phí trên 1 đơn vị hiệu quả thu được: C/E

• Hiệu quả được đo đếm bằng các đơn vị thường thấy(vd số người được đào tạo, số xy lanh sạch được cấp cho người sử dụng)

• Có thể thực hiện CEA trong điều kiện hạn chế về kinh phí • Tỷ số chi phí hiệu quả trung bình

• Là tỷ số giữa chi phí ròng chia cho tổng hiệu quả về y tế thu được, vd chi phí cho phòng tránh được 1 trường hợp hay chi phí cho một năm sống tăng thêm. • Tỷ số này cho chúng ta biết khả năng chi trả chịu được cho 1 can thiệp

• Tỷ số CE tăng thêm

• Khi so sánh các can thiệp có hiệu quả tăng tuần tự, tỷ số CE tăng thêm là tỷ số của phần chênh lệch chi phí chia cho chênh lệch của tổng hiệu quả của hai can thiệp.

• Tỷ số này xác định hiệu suất của một can thiệp này so với 1 can thiệp khác • Nguyên tắc so sánh

• Nếu có nhiều can thiệp khác nhau, can thiệp nào có tỷ số C/E nhỏ nhất là can thiệp tốt nhất về chi phí hiệu quả

• Trong trường hợp các chương trình loại bỏ tương tranh (mutually exclusive), nên dùng tỷ suất C/E tăng thêm

∆ C = C2 – C1

∆ E E2 – E1

• Khi nào nên dùng CEA?

◦ Đa số các can thiệp đều có nhiều mục tiêu và vì vậy việc lựa chọn ưu tiên giữa các mục tiêu đó là việc rất quan trọng

• Khi hiệu quả của các chương trình can thiệp cùng dẫn đến kết quả đồng nhất • Khi mà chỉ đo đếm được các kết quả trung gian, không phải là hiệu quả cuối

cùng

• Hạn chế của CEA

• CEA chỉ cho biết chương trình can thiệp nào đạt được cùng mục tiêu hiệu quả mà tốn ít nguồn lực hơn chứ không thể khẳng định liệu can thiệp đó có là thích đáng nhất về mặt xã hội hay không

Vd: phát bơm kim tiêm cho người nghiện và can thiệp thay đổi hành vi về an toàn tình dục và phòng chống HIV ở trường học

• CEA không so sánh được các chương trình có kết quả là các đơn vị khác nhau (vd. % số người đội mũ bảo hiểm và % số người dùng bơm kim tiêm sạch). Hiệu quả phải được đo đếm bằng cùng đơn vị kết quả.

• Đánh giá chi phí hiệu quả khả dụng (CUA)

• Hiệu quả được đo bằng độ khả dụng tính theo đơn vị chất lượng khả dụng (QALY);

• Tính tỷ số chi phí cho 1 đơn vị hiệu quả khả dụng để so sánh giữa các chương trình can thiệp.

• Phương pháp CUA, cho phép so sánh tất cả các can thiệp khác nhau vì chúng có chung kết quả cuối cùng là cải thiện trình trạng sức khỏe được biểu hiện thông qua đơn vị QALY.

QALYsbao gồm cả những thay đổi về số lượng và chất lượng cuộc sống được quy về một đơn vị độc lập không nhất thiết liên quan đến một can thiệp hay một bệnh cụ thể nào

• Hệ số điều chỉnh “chất lượng” theo độ khả dụng có giá trị từ 0 and 1 • Tại sao dùng CUA

• CEA không thể so sánh nhiều can thiệp/chương trình có các đầu ra khác nhau → có nhu cầu phải quy về một đơn vị đồng nhất

• Thông thường chúng ta có nhu cầu xem xét nhiều hơn 1 đầu ra/kết quả

• Trong các chương trình can thiệp có nhiều kết quả, một số kết quả quan trọng hơn những kết quả khác

• Khi nào thì sử dụng CUA?

• Khi các chương trình can thiệp hướng đến nhiều mục tiêu khác nhau đạt được theo các cách khác nhau

• Khi chất lượng cuộc sống là một yếu tố quan trọng, vd. trong điều trị bệnh ung thư

• Khi cần quan tâm cả số lượng và chất lượng sống vd. chăm sóc/điều trị cấp cứu nhi khoa

• Khi cần so sánh nhiều chương trình can thiệp khác nhau ở phổ rộng • Khi nào không nên sử dụng CUA?

• Khi chỉ có dữ liệu vềmột kết quả/đầu ra

• Dữ liệu về hiệu quả can thiệp cho thấy các chương trình can thiệp có tính hiệu quả tương đương nhau về mọi phương diện (vd thuốc có cùng họ điều trị) • Dữ liệu về hiệu quả can thiệp cho thấymột chương trình hoàn toàn vượt trội

so với chương trình khác(chi phí thấp hơn và hiệu quả thu được nhiều hơn) • Chi phí để nghiên cứu CUA quá lớn (mà kết quả thu được chỉ mang tính khẳng

định những điều đã biết)

• Làm thế nào đo đếm chất lượng sống liên quan đến can thiệp y tế?

• Sử dụng những công cụ chung: SF-36, Sickness Impact Profile, Notingham Health Profile

• Công cụ riêng cho từng bệnh: Functional Living Index (Cancer), Asthma Quality of Life Questionnaire, Basis 24 (mental health)

Những phương thức chính để đo hệ số điều chỉnh QALY

Đối tượng đo • Bệnh nhân

• Cộng đồng / nhóm

• Đánh giá chi phí – lợi ích (CBA)

• CBA là phương pháp đánh giá kinh tế trong đó cả đầu vào và đầu ra đều được quy đổi thành đơn vị tiền tệ

• CBA có thể cho biết liệu một can thiệp có thực sự thích đáng hay không • Điểm căn bản và cũng là điều khó nhất: làm thế nào để tính đếm hiệu quả sức

khỏe/mạng sống con người bằng tiền? • Ba cấu phần của “lợi ích”

• Trực tiếp: lợi ích trực tiếp liên quan đến y tế (vd giảm số ngày nằm viện → $ ? • Gián tiếp: thu nhập thêm/được phục hồi từ việc cải thiện sức khỏe

• Vô hình: lợi ích từ việc không phải chịu cơn đau hay không bị ốm nữa

Xin chú ý 3 cấu phần này giống hệt 3 cấu phần của chi phí (vì vậy chi phí có thể xem như một lợi ích âm)

Các phương pháp quy đổi sức khỏe thành tiền

P/pháp “Vốn nhân lực” (Human capital approach):coi việc sử dụng dịch vụ y tế là một đầu tư vào “vốn nhân lực”. Cách này thường sử dụng bảng lương để tính toán lợi ích thu được từ đầu tư vào sức khỏe (thời gian khỏe mạnh thu được)

P/pháp “Biểu lộ ưu tiên” (Revealed preference approach): các cá nhân tiết lộ các ưu tiên lựa chọn của họ với sự tăng cao (hoặc ít đi) của nguy cơ sức khỏe và sự thấp đi (hoặc tăng lên) của thu nhập – thường thì nguy cơ cao hơn đi cùng thu nhập cao hơn

P/pháp Định giá ngẫu nhiên hay khả năng sẵn lòng chi trả (Contingent valuation or willingness-to-pay (WTP):sử dụng một cảnh giả định của chương trình can thiệp rồi hỏi họ về sự sẵn lòng chi trả theo giá thị trường cho những lợi ích sức khỏe thu được

Những vấn đề quan trọng khác trong đánh giá chi phí – hiệu quả

• Trừ hao (Discounting): nguyên tắc một đồng trong túi hôm nay có giá trị cao hơn 1 đồng trong tương lai. Mục đích của trừ hao là để đồng nhất và so sánh được chi phí và lợi ích thu được qua nhiều năm

• Vì vậy chi phí và lợi ích nhất thiết phải trừ hao về một điểm giá trị xác định theo một tỷ lệ trừ hao định trước, vd 3%/năm

• Những vấn đề quan trọng khác (tiếp)

• Phân tích độ nhạy: thường thì các kết quả thu được không được chắn chắn là hoàn toàn chính xác bởi các dữ liệu sử dụng có thể:

◦ dựa trên những suy đoán có tính toán

◦ được biết trước là không hoàn toàn chính xác (vd tính chi phí trung bình/ngày nằm viện)

◦ Không thống nhất hoàn toàn về phương pháp (tỷ số trừ hao) ◦ Dựa trên những ước đoán địa phương

◦ Thiếu một số dữ liệu cần thiết • Những bước phân tích độ nhạy

• Xác định những thông số nghi ngờ • Xác định khoảng dao động hợp lý • Tính toán các trường hợp:

◦ Trường hợp xấu nhất (hướng bảo thủ) ◦ Trường hợp tốt nhất

◦ Trường hợp ít xấu nhất (hướng bảo thủ) • Xác định giới hạn trên và giới hạn dưới dựa vào: • Dữ liệu thực tế từ những nghiên cứu khác

• Những kinh nghiệm hiện hành được ghi nhận trong y văn, vd. tỷ lệ trừ hao • Khoảng cách độ tin cậy xung quanh giá trị trung bình

• Yêu cầu của những người ra quyết định

• Giá trị của các bằng chứng và cấp độ khuyến nghị Download slide powerpointtại đây

Một phần của tài liệu Hội thảo CITAR tập huấn nghiên cứu và can thiệp dự phòng HIV AIDS 2008 tại huế (Trang 29)