Lượng giá chương trìnhHội thảo CITAR July 28-Aug 1, 2008 Tp Huế Mục tiêu

Một phần của tài liệu Hội thảo CITAR tập huấn nghiên cứu và can thiệp dự phòng HIV AIDS 2008 tại huế (Trang 25)

Mục tiêu

• Định nghĩa về lượng giá chương trình

• Liệt kê những tiêu chuẩn để so sánh, ví dụ như “đối tượng quan tâm” • Phân biệt 4 cấp độ của lượng giá:

1) Khái niệm và thiết kế 2) Tiến trình

3) Kết quả 4) Hiệu năng

• Thể hiện việc hiểu các mức độ bằng cách ghép cặp những câu hỏi lượng giá chương trình HIV với cấp độ tương ứng

Định nghĩa của lượng giá chương trình

• “Sử dụng những phương pháp nghiên cứu xã hội để điều tra một cách hệ thống tính hiệu quả của những chương trình xã hội bằng những cách đã được hiệu chỉnh cho phù hợp với môi trường tổ chức và chính trị, và được thiết kế để khuyến cáo xã hội hành động để thay đổi những tình trạng xã hội” (Rossi, p.16) • “…một sự thu thập thông tin một cách hệ thống về những hoạt động, đặc điểm,

và kết quả của những chương trình nhằm có những nhận xét về chương trình, cải thiện hiệu quả chương trình, và khuyến cáo những quyết định về sự phát triển của chương trình trong tương lai” (Patton)

• Mục tiêu quan tâm

• Số người tham gia trung bình trong tháng qua

• Cảm nhận nguy cơ của bản thân sau khi đọc một poster

• Người nghe xem người nhóm trưởng như một “đồng đẳng” đến mức nào • Người nghe hiểu phần trình bày của một hội thảo đến mức nào?

• Tiêu chuẩn

• Tiêu chuẩn để so sánh

• Mục tiêu của chương trình

• Những tiêu chuẩn chuyên nghiệp

• Chuẩn mực của một cộng đồng lớn hơn

• Chuẩn mực của nhóm “tốt nhất” (công bằng xã hội)

• Quy định, chỉ thị, hoặc những yêu cầu về mặt pháp lý khác • Thành tựu của những chương trình khác

• Ý kiến của chuyên gia • Thành tựu trong quá khứ

• Mục tiêu xác định bởi nhà tài trợ • Tiêu chuẩn để so sánh

• Tình trạng mong đợi nếu không có chương trình • Tình trạng mong đợi với một “chương trình tốt nhất” • Tiêu chuẩn lý thuyết

• Chi phí tuyệt đối va tương đối

• Những tiêu chuẩn thương lượng/thỏa thuận • Thứ bậc trong lượng giá

• Việc lượng giá đến thứ bậc nào tùy thuộc vào việc chúng ta đã biết về chương trình này hoặc các chương trình tương tự đến mức nào.

• Bạn phải xây dựng nền tảng cho cấp độ được chọn, bằng cách là đảm bảo bạn có dữ liệu cho những cấp độ phía dưới nó

• Mỗi cấp độ liên quan với những loại câu hỏi lượng giá chuyên biệt • Toàn bộ câu hỏi đều ẩn chứa một tiêu chuẩn để so sánh nào đó.

Khái niệm và thiết kế

Mô tảchương trình hay chính sách ◦ Lý do thực hiện chương trình ◦ Nhóm đối tượng

◦ Mục đích và mục tiêu

◦ Cấu trúc của chương trình, phương pháp và hoạt động ◦ Nguồn lực đòi hỏi cho chương trình

◦ Mô hình lý luận

◦ Các giai đoạn phát triển ◦ Bối cảnh tổ chức và chính trị • Đánh giá nhu cầu

◦ Cái gì là bằng chứng cho thấy vấn đề này là vấn đề “thật sự” và đáng để nhắm đến?

◦ Dân số được nhắm đến có phù hợp hay không? • Đánh giálý thuyết của chương trình

◦ Mục tiêu của sự thay đổi phản ánh những giả định về nguyên nhân của vấn đề đến mức nào?

◦ Phương pháp can thiệp phù hợp đến mức nào? ◦ Các kênh phân phối phù hợp đến mức nào?

◦ Nguồn lực hoạch định có đủ để cung cấp cho hoạt động can thiệp? • Lý thuyết sai lệch

• Fluor hóa nguồn nước sẽ làm giảm số sâu răng ở trẻ em trong các thành phố của Mỹ có thực hiện fluor hóa.

• Sai –Lợi ích sẽ bị hạn chế vì trẻ ở những vùng không fluor hóa sử dụng nguồn nước mà có thể đến từ nguồn đã được fluor hóa.

Đánh giá mức độ bao phủ:Chương trình có đến được đối tượng dự định không, tốt đến mức nào? Chương trình còn đến được những đối tượng nào khác. Chương trình được phân phối với liều lượng nào?

Tính trung thành của chương trình và đánh giá tiến trình:Chương trình gắn bó với đối tượng đã hoạch định đến mức nào? Đối tượng nhận được những gì từ chương trình?

Đánh giá sự hỗ trợ của chương trình:Những nguồn lực hoặc tổ chức nào hỗ trợ chương trình?

Lượng giá kết quả

• Chương trình đạt được kết quả đến mức nào, kể cả kết quả gần và xa? • Chúng ta có chắc là chương trình là nguyên nhân dẫn đến những kết quả đó

không?

• Chúng ta có chắc là chương trình không gây ra những nguy cơ có hại không? Có chứng cứ nào cho thấy chương trình có những tác dụng phụ tích cực? • Thiết kế của lượng giá rất quan trọng trong việc trả lời những câu hỏi này • Không phải lúc nào cũng phù hợp

• Lượng giá hiệu năng

• Chương trình có mang lại lợi ích tương xứng với chi phí đã bỏ ra không?

• Chương trình có mang lại những lợi ích đặc biệt với chi phí cho mỗi đơn vị tính (vd người) thấp hơn so với những chương trình khác không?

• Quan trọng để xác định “giá trị xã hội” của mỗi chương trình • Đòi hỏi chuyên gia về tài chính

• Ví dụ một chương trình “hoạt động” nhưng có những hậu quả âm tính không mong đợi

• Chiến dịch chống hút thuốc đã thuyết phục công chúng rằng hút thuốc gây ung thư phổi

• Công chúng cũng tăng sự kỳ thị với những người bị ung thư • Một ví dụ khác ở Mỹ

• Luật cấm trẻ không được đi học mẫu giáo nếu như không được tiêm chủng đầy đủ đã giúp tỉ lệ tiêm chủng đạt gần 100%

• Phụ huynh bắt đầu tin rằng tiêm chủng chỉ cần thiết khi trẻ bắt đầu đi học, làm cho việc mở rộng tiêm chủng ở trẻ dưới 2 tuổi trở nên khó khăn

• …một loại tác dụng phụ khác là gây ra khoảng cách giữa 2 nhóm

• Một chương trình tivi cho trẻ nghèo cải thiện tinh thần sẵn sàng đi học ở những trẻ này – chúng nhận biết những con số, khái niệm, ký tự, và từ vựng tốt hơn

• Nhưng, trẻ em từ những gia đình có giáo dục và thu nhập cao hơn cũng xem chương trình và trẻ học càng tốt hơn nữa, do đó làm cho khoảng cách giữa 2 nhóm trẻ càng lớn hơn

◦ …những kết quả âm tính không mong đợi?

• Các chương trình bao cao su cho gái mại dâm có nguy cơ HIV/AIDS thường cho rằng bao cao su cũng giúp tránh thai

• Tuy nhiên, mặc dù việc sử dụng bao cao su gia tăng trong nhiều chương trình về hành vi và xã hội khác, bao cao su thường không được sử dụng với bạn tình chính, làm cho phụ nữ có nguy cơ mang thai ngoài ý muốn

• Kết hợp câu hỏi lượng giá với mức độ lượng giá

• Chương trình này có ổn định tỉ lệ hiện mắc của HIV ở vùng biên giới không? • Cấu trúc của việc sử dụng bơm kim tiêm chung ở vung biên giới trước khi có

chương trình này là gì? 1. Khái niệm và thiết kế 2. Lượng giá tiến trình 3. Lượng giá kết quả 4. Lượng giá hiệu năng

• Kết hợp câu hỏi lượng giá với mức độ lượng giá

• Tỉ lệ người chích ma túy trong vùng thật sự tiếp cận được với kim tiêm sạch sau khi chương trình bắt đầu là bao nhiêu?

• Chi phí của chương trình cho mỗi trường hợp HIV phòng ngừa được là bao nhiêu?

1. Khái niệm và thiết kế 2. Lượng giá tiến trình 3. Lượng giá kết quả 4. Lượng giá hiệu năng

• Mục đích của một lượng giá tốt: Để tránh việc thừa nhận những kết luận như là • Có một “vấn đề” trong nhóm này trong khi thật sự là không có

• Không có vấn đề trong nhóm này trong khi thật sự là có

• Một lý thuyết nhân quả áp dụng/không áp dụng cho vấn đề này trong khi thực tế ngược lại

• Một chương trình hiệu quả/không hiệu quả trong một dân số và bối cảnh cụ thể nào đó, trong khi thực tế ngược lại

• Một chương trình sẽ có (hoặc không có) tác động trên dân số trong khi thực tế có thể ngược lại.

Download slide powerpointtại đây

Một phần của tài liệu Hội thảo CITAR tập huấn nghiên cứu và can thiệp dự phòng HIV AIDS 2008 tại huế (Trang 25)