XUẤT BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả xử lý nước cấp và đề xuất giải pháp nâng cao khả năng xử lý nước cho Trung tâm xử lý nước Khu công nghiệp Suối Dầu (Trang 72)

3.3.1. Các biện pháp quản lý kỹ thuật trạm xử lý nƣớc

- Cần phải tiến hành kiểm tra định kỳ, đảm bảo các công trình và thiết bị trong nhà máy luôn hoạt động bình thƣờng.

- Thƣờng xuyên theo dõi, đảm bảo chế độ hoạt động hợp lý nhất cho các công trình và thiết bị.

- Lập kế hoạch kiểm tra và sửa chữa định kỳ.

- Phát hiện kịp thời và giải quyết sự cố nhanh chóng.

- Xác định đúng và kịp thời lƣợng hóa chất hợp lý nhất dùng để xử lý nƣớc theo từng thời kỳ trong năm.

- Kiểm tra định kỳ các thiết bị đo.

- Chuẩn bị chu đáo cho các công trình và thiết bị hoạt động vào thời gian cao điểm nhất trong năm.

- Tẩy rửa định kỳ các công trình thiết bị.

Ngoài ra, để tăng cƣờng hiệu quả hoạt động của các công trình và thiết bị trong nhà máy nƣớc, cần thực hiện theo một số yêu cầu sau:

- Cần áp dụng những tiến bộ khoa học và kĩ thuật, để không ngừng nâng cao hiệu suất và hiệu quả làm việc của các công trình và thiết bị.

- Không ngừng cải tiến tổ chức công việc một cách khoa học để đảm bảo sự làm việc một cách nhịp nhàng giữa các khâu. Đƣa cơ giới hóa và tự động hóa vào các công tác quản lý để nâng cao năng suất làm việc.

- Nghiêm chỉnh chấp hành quy trình sản xuất, điều lệ và an toàn lao động, kiểm tra sản xuất thƣờng xuyên có hệ thống.

- Bồi dƣỡng, nâng cao trình độ cán bộ quản lý, công nhân vận hành.

3.3.2. Nội dung quản lý kĩ thuật trạm xử lý nƣớc.

Kiểm tra định kỳ các thiết bị và công trình trong trạm

Bể trộn và bể phản ứng: khi kiểm tra cần quan sát kĩ bên trong thành và các vách ngăn, các van đặt ngầm và các van xả.

Bể lắng: khi kiểm tra cần quan sát kĩ bên trong thành và các vách ngăn, phần móng công trình, van khóa.

Bể lọc: đây là công trình quan trọng, quyết định hiệu quả xử lý của toàn trạm. Vì vậy khi kiểm tra định kỳ, cần kiểm tra các khâu sau:

- Kiểm tra chiều cao lớp vật liệu lọc, quan sát bề mặt lớp lọc, ít nhất ba tháng một lần.

- Trƣớc khi rửa lọc chú ý đến độ nhiễm bẩn của cát lọc, chiều dày lớp cặn đóng trên bề mặt lớp vật liệu lọc, độ phân bố của cặn bẩn trên bề mặt lớp vật liệu lọc, sự có mặt của các cặn đã tích trong các hốc hố dạng hình phễu, các vết nứt trên mặt vật liệu lọc.

- Sau khi rửa lọc kiểm tra các tình trạng trong lớp cát, tìm các chỗ rửa chƣa đạt yêu cầu, độ nhiễm bẩn còn lại. Việc quan sát đƣợc tiến hành sau khi xả cho mực nƣớc thấp hơn mặt cát lọc một ít, cần kiểm tra ít nhất một tháng một lần.

- Kiểm tra chiều dày lớp đỡ, thăm dò bằng ống lấy mẫu theo thời gian rửa.

- Lấy mẫu cát để phân tích độ nhiễm bẩn, ít nhất một năm một lần.

- Kiểm tra lƣợng cát lọc bị hao hụt bằng cách từ mặt cát đến mép máng rửa, so sánh với thiết kế, cắt bỏ các thiết bị nhiễm bẩn ở trên bề mặt và bổ sung thêm cát lọc.

- Kiểm tra thời gian và cƣờng độ rửa lọc, xác định lƣợng cặn bẩn còn trong nƣớc rửa, độ súc rửa phân phố đều, độ thu nƣớc đều vào máng và việc trôi cát vào máng.

Bể chứa nƣớc sạch: khi kiểm tra định kỳ cần quan sát bên trong bể, quan sát các van và đƣờng ống dẫn nƣớc ra vào bể mỗi năm một lần.

Thiết bị pha trộn phèn: cần quan sát bên ngoài các thiết bị và ống dẫn, do ngƣời trực ban của trạm kiểm tra hằng ngày.

Thiết bị chiết clo: cần quan sát thƣờng xuyên các thiết bị và ống dẫn clo, thử nghiệm độ rò rĩ.

Bảo dƣỡng định kỳ các công trình trong trạm

Bể trộn và bể phản ứng: cần cọ rửa cặn bẩn bám vào thành và vách ngăn, kiểm tra độ rò rỉ và tình trạng làm việc của công trình, van khóa và ống dẫn.

Bể lắng: cọ rửa thành và vách ngăn, thông tắc các giàn ống hay máng phân phối.

Kiểm tra tình trạng làm việc của các van, ống.

Kiểm tra độ rò rỉ, cọ rửa thành vách tối thiểu một năm một lần.

Bể lọc: kiểm tra tình trạng làm việc của các van khóa và đƣờng ống. Kiểm tra tình trạng mất cát lọc, rửa sạch thành, vách máng hằng ngày theo chu kì rửa lọc.

Thiết bị pha phèn, vôi, clo: thƣờng xuyên lau chùi, sửa chữa, xả cặn, cần sơn lại thiết bị, đƣờng ống.

3.3.3. Nội dung quản lý các công trình đơn vị xử lý nƣớc.

Quản lý hệ thống thiết bị hóa chất

Đối với các hóa chất rắn: nhƣ phèn, vôi, xuất. Trong quản lý cần quan tâm đặc biệt đến khâu phân phối dung dịch, các dung dịch hóa chất có nồng độ cao, chảy trong ống dẫn, phải có tốc độ lớn hơn 0,8 m/s. Trƣờng hợp cần thiết để đảm bảo tốc độ chảy tối thiểu, phải pha thêm nƣớc vào ống với các thiết bị đặc biệt.

Đối với hóa chất lỏng nhƣ clo: phải kiểm tra độ đầy clo của bình tiêu chuẩn và thùng tiêu chuẩn bằng cách cân. Sau khi sử dụng hết clo lỏng, khí clo lỏng còn lại trong bình tiêu chuẩn phải đƣợc súc sạch bằng vòi phun. Ống dẫn clo phải là ống không bị ăn mòn, chịu áp lực cao. Hằng năm đƣờng ống dẫn clo phải đƣợc tháo rời và thổi sạch bằng không khí khô, quan sát kỹ các chỗ nổi, ống nhánh và sửa chữa lại khi cần thiết. Sau khi thổi phải nhanh chóng nộp đầy clo lỏng.

Quản lý bể trộn, bể phản ứng

Hằng năm phải tháo sạch các bể này và kiểm tra toàn bộ, bất kể mức độ đóng cặn nhiều hay ít.

Khi rửa bể phải dùng nƣớc vôi phun từ thành xuống đáy, dùng bàn chải chải sạch sau đó rửa bằng dung dịch sunfat 5%.

Quản lý bể lắng

Hằng năm tối thiểu một lần phải tháo sạch và kiểm tra toàn bộ sau khi xả toàn bộ bùn vào ống xả, cần rửa bể bằng nƣớc sạch sau đó rửa lại toàn bộ bể bằng dung dịch sunfat 5%. Cuối cùng phải tẩy trùng bằng dung dịch clo.

Khi quản lý bể lắng trong có lớp cặn lơ lửng, chiều dày lớp cặn lơ lửng phải giữ không đổi khoảng từ 2 – 2,5 m. Cần quan sát độ phân phối đều nƣớc trên toàn bộ diện tích ngăn lắng, các giàn ống thu nƣớc. Việc xả bùn thừa vào ngăn chứa nén cặn, các đƣờng ống dẫn.

Quản lý bể lọc nhanh

Quá trình lọc: khi lọc nƣớc, tốc độ lọc phải đƣợc giữ không đổi trong suốt chu kì làm việc của bể. Trong trƣờng hợp cần thiết, muốn thay đổi tốc độ lọc, cần phải thay đổi từ từ, không đƣợc phép thay đổi đột ngột.

Khi bắt đầu một chu kì lọc, phải giữ tốc độ lọc ở giá trị 2 -3 m/h trong khoảng 10 – 15 phút. Sau đó tăng dần đến tốc độ lọc bình thƣờng. Trong suốt quá trình lọc không để mực nƣớc ở bể lọc hạ xuống quá mức quy định.

Trong thực tế để giữ tốc đọ lọc ổn định, ngƣời ta sử dụng các loại thiết bị điều chỉnh tốc độ lọc. Ở các bể lọc đều phải đƣợc trang bị các dụng cụ đo tốc độ lọc và tổn thất áp lực của bể lọc. Dụng cụ này có thể gắn trực tiếp lên bể lọc hoặc lắp trong các tủ điều khiển cho các bể lọc. Các dụng cụ này phải đƣợc kiểm tra định kỳ tối thiểu 6 tháng một lần.

Quá trình rửa bể lọc: đƣợc tiến hành khi tổn thất áp lực trong bể đạt tới giá trị giới hạn hoặc vào thời điểm chất lƣợng nƣớc lọc bắt đầu xấu đi. Xác định thời điểm cần rửa lọc bằng các thiết bị đo báo tự động hoặc bằng cách quan sát độ chênh mực nƣớc trƣớc và sau bể lọc khi quản lý vận hành thủ công.

Trƣớc khi rửa bể lọc phải đóng van nƣớc vào để bể hạ mực nƣớc trong bể xuống dƣới máng rửa. Sau đó đóng van nƣớc vào bể chứa và mở van xả.

Trình tự rửa lọc tiến hành nhƣ sau:

- Khi rửa nƣớc thuần túy: phải đảm bảo cƣờng độ rửa và thời gian rửa cần thiết.

- Khi rửa lọc bằng gió và nƣớc kết hợp, phải tuân theo quy trình sau:

 Bơm không khí với cƣờng độ 15 – 20 l/s/m2 sục cho bề mặt bể lọc sôi đều làm cho nƣớc đục trong khoảng 1 – 2 phút. Sau đó mở thêm van nƣớc (phối hợp với gió) với lƣu lƣợng nƣớc hạn chế từ 2,5 – 3 l/s/m2 và quan sát kĩ không cho cát tràn vào máng thu nƣớc rửa trong khoảng 4 – 5 phút. Nếu có hiện tƣợng cát tràn vào máng thuphải lập tức đóng bớt van, nếu vẫn tràn thì phải đóng hẳn van nƣớc. Sau đó tắt bơm không khí và tiếp tục mở bơm nƣớc với cƣờng độ rửa nƣớc thuần túy 5 – 8 l/s/m2 trong khoảng 4 – 5 phút, cho đến lúc nƣớc trên bề mặt trong hẳn. Thời gian này cũng phải quan sát xem cát có bị tràn qua áng thu, nếu có phải đóng bớt các van nƣớc lại.

Ngoài ra trong quá trình quản lý bể lọc, ta phải lập kế hoạch kiểm tra định kỳ các bộ phận của bể lọc nhƣ sau:

- Kiểm tra chiều dày lớp vật liệu lọc và quan sát bề mặt lớp lọc: 3 tháng một lần. Trƣớc khi rửa lọc quan sát sự nhiễm bẩn của lớp cát lọc, độ phân bố điều của cặn bẩn trên bề mặt lọc. Xem xét sự có mặt của cặn tích lũy thành các hốc, hố dạng hình phễu, các vết nức trên mặt vật liệu lọc. Sau khi rửa lọc quan sát tình trạng lớp cát, tìm chỗ rửa chƣa đạt yêu cầu, độ nhiễm bẩn còn lại trên lớp lọc,…

- Cần quan sát sau khi xả cho mực nƣớc trong bể thấp hơn mặt cát lọc một tháng một lần.

- Kiểm tra các vị trí đánh dấu chiều dày lớp đỡ.

- Lấy mẫu cát để phân tích độ nhiễm bẩn.

- Kiểm tra lƣợng cát bị hao hụt. Nếu cần phải đổ thêm cát lọc thì phải cắt bỏ lớp cát bị nhiễm bẩn ở trên bề mặt dày 3 – 5 cm, 6 tháng một lần.

- Kiểm tra mặt phẳng của mép máng thu nƣớc rửa nếu không phẳng ngang thì phải mài mép máng.

- Khi bể ngọc phải dừng để sửa chữa, sau mỗi lần sửa chửa bể phải đƣợc khử trùng bằng clo với nồng độ 20 – 50 mg/l, ngâm trong 24h. Sau đó rửa bằng nƣớc sạch cho đến khi nƣớc rửa chỉ còn lại 0,3 mg/l clo dƣ là đƣợc.

Trạm khử trùng

Xác định lƣợng clo hợp lý trong quá trình quản lý rất cần thiết. Khi dùng nƣớc javen hay clorua vôi, sau khi pha dung dịch đến nồng độ cho phép phải lắng cho hết cặn mới đƣợc sử dụng.

Bảo đảm trộn đều dung dịch với nƣớc và thời gian tiếp xúc không đƣợc nhỏ hơn 30 phút.

Khi trộn clo vào nƣớc có thể cho vào đƣờng ống có chiều dài hòa trộn không nhỏ hơn 50 lần đƣờng kính ống hoặc ở các chỗ thu hẹp có giảm áp tƣơng ứng với giảm áp theo chiều dài đoạn ống trên.

Có thể cho clo tiếp xúc với nƣớc trong bể chứa, hoặc trên đƣờng ống, nếu chiều dài ống đến vòi tiêu thụ gần nhất đảm bảo thời gian tiếp xúc ít nhất 30 phút. Các thiết bị pha chế clo đều phải đặt ở nơi thoáng hƣớng gió chủ đạo, tránh hơi clo bay ra ngoài gây nguy hiểm cho ngƣời quản lý và các thiết bị công trình lân cận gần nhà máy.

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu, phân tích các chỉ tiêu chất lƣợng nƣớc cấp của trung tâm xử lý nƣớc KCN Suối Dầu có thể rút ra một vài nhận xét sau:

- Chất lƣợng nƣớc ở hồ Suối Dầu có pH dao động từ 6,2 – 6,8 khá ổn định ở ba tháng. Hàm lƣợng clorua 18 – 24,99 mg/l, độ cứng 30 – 35 mg/l, sunfat 8,5 - 9,3 mg/l, mangan 0,018 – 0,086 mg/l, nitrit 0,012 – 0,018 mg/l, nitrat 0,6 – 0,85 mg/l đều thấp so với giá trị quy chuẩn cho phép (QCVN 01:2009/BYT). Riêng đối với các chỉ tiêu độ đục dao động từ 12 – 14 FTU, độ màu 60 – 67 Pt-Co, sắt 0,65 – 0,823 mg/l, và coliforms 2 – 6 MPN/100ml đều có hàm lƣợng cao hơn so với giá trị quy chuẩn cho phép.

- Các chỉ tiêu chất lƣợng nƣớc đầu ra sau các quá trình xử lý và khử trùng đều đạt quy chuẩn cho phép của Bộ Y tế về chất lƣợng nƣớc ăn uống.

- Công nghệ xử lý của nhà máy phù hợp với đầu vào của khu vực.

- Sản phẩm nƣớc sạch của nhà máy đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, sản xuất trong KCN, góp phần phát triển kinh tế cho KCN Suối Dầu.

KIẾN NGHỊ

Thông qua việc nghiên cứu và đánh giá hiệu quả của trung tâm xử lý nƣớc cấp KCN Suối Dầu, ta thấy đƣợc hiệu quả của công nghệ xử lý. Vì chất lƣợng nƣớc đầu vào biến đổi theo mùa trong năm nên cần tiến hành kiểm tra định kỳ để có những biện pháp xử lý kịp thời. Những chỉ tiêu mà có sự thay đổi theo thời tiết, môi trƣờng bên ngoài thì cần phải nâng cao năng lực quản lý, thƣờng xuyên kiểm tra và theo dõi định kỳ.

Hiện nay nƣớc sau khi rửa lọc đƣợc xả trực tiếp theo ống dẫn nƣớc mƣa cần tận dụng nguồn nƣớc này cho chảy lại bể lắng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Đinh Hải Hà, 2009, Phương pháp phân tích các chỉ tiêu môi trường, Viện KHCN&QLMT, Đại học Công Nghiệp TP. Hồ Chí Minh.

[2]. Ngô Phƣơng Linh, 2012, Bài giảng xử lý nước cấp, Trƣờng Đại học Nha Trang. [3]. Nguyễn Ngọc Dung, 1999, Giáo trình xử lý nước cấp, NXB Xây dựng.

[4]. Nguyễn Thị Thu Thủy, 2000, Xử lý nước cấp sinh hoạt và công nghiệp, NXB khoa học và kỹ thuật.

[5]. Nguyễn Lan Phƣơng, 2012, Bài giảng xử lý nước cấp, Trƣờng Đại học bách khoa Hà Nội.

[6]. Trịnh Xuân Lai, 2004, Xử lý nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp, NXB xây dựng.

[7]. Th.S Lê Anh Tuấn,2002, Cẩm nang cấp nước nông thôn, Trƣờng Đại học Cần Thơ.

[8]. Th.s Lê Xuân Phƣơng, 2012, Bài giảng thí nghiệm vi sinh vật học, Trƣờng Đại học Lạc Hồng.

[9]. Trần Linh Thƣớc, 2000, Phƣơng pháp phân tích vi sinh vật trong nƣớc, thực phẩm và mỹ phẩm, NXB Giáo dục.

[10]. Standard Methods for the Examination of Water and Wastewater 20th edition. [11]. Http://www.sudazi.com.vn/index.php/vi/gioi-thieu

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM QCVN 01:2009/BYT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƢỢNG NƢỚC ĂN UỐNG

(National technical regulation on drinking water quality) HÀ NỘI - 2009

Lời nói đầu

QCVN 01:2009/BYT do Cục Y tế dự phòng và Môi trƣờng biên soạn và đƣợc Bộ trƣởng Bộ Y tế ban hành theo Thông tƣ số: 01/2009/TT – BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ CHẤT LƢỢNG NƢỚC ĂN UỐNG

(National technical regulation on drinking water quality) PHẦN I.

QUY ĐỊNH CHUNG

I.Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định mức giới hạn các chỉ tiêu chất lƣợng đối với nƣớc dùng để ăn uống, nƣớc dùng cho các cơ sở chế biến thực phẩm (sau đây gọi tắt là nƣớc ăn uống).

II.Đối tƣợng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình khai thác, kinh doanh nƣớc ăn uống, bao gồm cả các cơ sở cấp nƣớc tập trung dùng cho mục đích sinh hoạt có công suất từ 1000 m3/ngày đêm trở lên (sau đây gọi tắt là cơ sở cung cấp nƣớc).

III.Giải thích thuật ngữ

1.Chỉ tiêu cảm quan là những yếu tố về màu sắc, mùi vị có thể cảm nhận đƣợc bằng các giác quan của con ngƣời.

2.AOAC là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Association of Official

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả xử lý nước cấp và đề xuất giải pháp nâng cao khả năng xử lý nước cho Trung tâm xử lý nước Khu công nghiệp Suối Dầu (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)