0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Quá trình lắng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC CẤP VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG XỬ LÝ NƯỚC CHO TRUNG TÂM XỬ LÝ NƯỚC KHU CÔNG NGHIỆP SUỐI DẦU (Trang 27 -27 )

 Lắng là quá trình làm giảm hàm lƣợng cặn lơ lửng trong nƣớc bằng các biện pháp sau:

- Lắng trọng lực trong các bể lắng, khi đó các hạt cặn có tỷ trọng lớn hơn nƣớc ở chế độ thủy lực thích hợp sẽ lắng xuống đáy bể.

- Bằng lực ly tâm tác dụng vào các hạt cặn, trong các bể lắng ly tâm và xiclon thủy lực.

- Bằng lực đẩy nổi do các bọt khí dính bám vào hạt cặn ở các bể tuyển nổi. Cùng với việc lắng cặn quá trình lắng còn làm giảm đƣợc 90 – 95% vi trùng có trong nƣớc do vi trùng bị hấp phụ và dính bám vào các hạt bông cặn trong quá trình lắng.

 Có ba loại cặn cơ bản thƣờng gắn liền với quá trình lắng trong xử lý nƣớc nhƣ sau:

- Lắng các hạt cặn phân tách riêng lẻ, trong quá trình lắng hạt cặn không thay đổi hình dáng, độ lớn, tỷ trọng, trong xử lý nƣớc thiên nhiên thƣờng là cặn không pha phèn và công trình lắng thƣờng gọi là lắng sơ bộ để giảm độ đục của nƣớc nguồn.

- Lắng các hạt cặn dạng keo phân tán, trong xử lý nƣớc thiên nhiên gọi lắng cặn đã đƣợc pha phèn. Trong quá trình lắng, các hạt cặn có khả năng dính kết với nhau thành các bông cặn lớn, và ngƣợc lại các bông cặn lớn có thể bị vỡ ra thành các mảng nhỏ hơn nên trong khi lắng các bông cặn thƣờng bị thay đổi kích thƣớc, hình dạng và tỷ trọng.

- Lắng các hạt cặn đã đánh phèn có khả năng dính kết với nhau nhƣ loại cặn đã nêu trên nhƣng với nồng độ lớn, thƣờng lớn hơn 1000mg/l, với nồng độ cặn lớn do tuần hoàn lại cặn, do tạo ra lớp cặn lơ lửng trong bể lắng, các bông cặn này tạo thành đám mây cặn liên kết với nhau và dính kết để giữ lại các hạt cặn bé phân tán trong nƣớc.

 Trong thực tế xử lý nƣớc thƣờng phải lắng cặn loại 2 và loại 3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình lắng cặn keo tụ là:

- Kích thƣớc, hình dạng và tỷ trọng của bông cặn.

- Độ nhớt và nhiệt độ của nƣớc.

- Thời gian lƣu nƣớc trong bể lắng.

- Chiều cao lớp nƣớc trong bể lắng.

- Diện tích bề mặt bể lắng.

- Tải trọng bề mặt của bể lắng hay tốc độ rơi của hạt cặn.

- Vận tốc dòng nƣớc cháy trong bể lắng.

- Hệ thống phân phối nƣớc vào bể và hệ máng thu nƣớc ra khỏi bể.

 Hiệu quả lắng phụ thuộc nhiều vào kết quả làm việc của bể tạo bông cặn. Bể tạo bông cặn tạo ra các hạt càng to, bền và nặng thì hiệu quả lắng càng cao.

 Nhiệt độ nƣớc càng cao, độ nhớt càng nhỏ, sức cản của nƣớc đối với các hạt cặn càng giảm làm tăng hiệu quả quá trình lắng. Hiệu quả sẽ tăng 2 -3 lần khi tăng nhiệt độ trong nƣớc 10oC.

 Thời gian lƣu nƣớc trong bể lắng là chỉ tiêu quan trọng ảnh hƣởng đến hiệu quả của bể lắng. Để đảm bảo lắng tốt, thời gian lƣu nƣớc trung bình của các phần tử nƣớc trong bể lắng phải đạt từ 70 - 80% thời gian lƣu nƣớc trong bể theo tính toán. Nếu để cho bể lắng có vùng nƣớc chết, vùng chảy quá mạnh, hiệu quả lắng sẽ giảm đi rất nhiều.

 Vận tốc dòng nƣớc trong bể lắng không đƣợc lớn hơn trị số vận tốc xoáy và tải cặn đã lắng lơ lửng trở lại dòng nƣớc.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC CẤP VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG XỬ LÝ NƯỚC CHO TRUNG TÂM XỬ LÝ NƯỚC KHU CÔNG NGHIỆP SUỐI DẦU (Trang 27 -27 )

×