NHỮNG ƯU ĐIỂM VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại công ty cổ phần cơ khí chính xác số 1 (Trang 60)

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ CHÍNH XÁC SỐ

3.1.NHỮNG ƯU ĐIỂM VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.

VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.

Trong các phần hành kế toán, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành SP tại Công ty được thực hiện khá chặt chẽ, đảm bảo được nguyên tắc công bằng của nó, phù hợp với đặc điểm của Công ty và chế độ, đáp ứng yêu cầu quản lý. Công ty đã đánh giá đúng đắn tầm quan trọng của chi phí sản xuất và giá thành SP, từ đó mà việc kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành SP được tiến hành đều đặn hàng tháng, sát với thực tế; các thông tin được cung cấp kịp thời cho yêu cầu quản lý doanh nghiệp.

* Về hệ thống chứng từ và sổ sách kế toán:

Với đội ngũ kế toán nhiều kinh nghiệm, vững chuyên môn đã vận dụng hình thức NKCT một cách sáng tạo, có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Nhìn chung, trong quá trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành SP, Công ty đã sử dụng hệ thống sổ sách kế toán phù hợp với điều kiện của Công ty theo đúng qui định cho hình thức NKCT và ghi chép đầy đủ từng khoản mục mà mẫu sổ quy định.

- Kế toán sử dụng sổ tổng hợp NKCT số 7 để tập hợp CPSX trong kỳ kế toán.

- Sử dụng Sổ cái các TK 621, 622, 627, 154 để theo dõi riêng từng khoản mục chi phí và tập hợp chi phí tính giá thành SP.

- Các Bảng phân bổ số 1, 2, 3 để chia chi phí cho đối tượng chịu chi phí theo công dụng và mục đích chi phí

- Ngoài ra, kế toán sử dụng một số Bảng kê, NKCT có liên quan đến quá trình kế toán chi phí như Bảng kê số 1, 2, 5; NKCT số 1, 2, 3, 4, 5.

Với những sổ chi tiết, kế toán có sự thay đổi cho phù hợp với công việc, với quy mô tính chất riêng của mình giúp cho việc ghi chép, theo dõi các khoản chi phí được thuận lợi hơn.

* Chi phí NVLTT:

Việc xây dựng hệ thống định mức NVL cho từng loại SP là hoàn toàn hợp lý vì đó là cơ sở cho việc quản lý và sử dụng hiệu quả vật tư trong Công ty. Mặt khác, phân bổ chi phí NVL cho từng SP theo định mức và sản lượng thực tế giúp cho

Công ty có thể theo dõi quản lý vật tư chặt chẽ, tránh lãng phí đồng thời tính toán được mức chi phí NVL cho mỗi SP hợp lý, sát với tình hình thực tế. Vì vậy, nếu có sự chênh lệch quá lớn giữa định mức và thực tế về NVL, Công ty có thể dễ dàng xác định được nguyên nhân và tìm biện pháp xử lý thích hợp.

* Chi phí NCTT:

Chi phí NCTT của Công ty là lương và các khoản trích theo lương. Lương và các khoản trích theo lương đều được tính toán, phân bổ và ghi chép theo đúng chế độ hiện hành và phù hợp với đặc điểm của Công ty. Lương của Công ty được trích dựa theo đơn giá lương và số lượng SP thực tế. Việc tính này có tác dụng khuyến khích người lao động có ý thức tinh thần trách nhiệm cao hơn, cố gắng nâng cao năng suất lao động để tăng lên về số lượng, chất lượng SP sản xuất ra. Mặt khác, việc phân bổ các khoản theo tiêu thức lương khoán cho từng SP cũng phù hợp với chính sách và mục đích quản lý của Công ty (SP mang tính thời vụ).

* Chi phí SXC:

Chi phí SXC ở Công ty phát sinh nhiều, tuy nhiên chi phí này được kế toán tương đối đúng và đầy đủ các khoản mục (chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí NVL, CCDC, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác)

* Tổ chức tính giá thành SP:

Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ, bên cạnh việc xác định đúng đối tượng tính giá thành, kế toán đã xác định phương pháp tính giá thành là phương pháp giản đơn. Sự lựa chọn đó giúp cho việc tính giá thành được đơn giản và dễ tính toán, quan trọng hơn là sự phù hợp đối với Công ty khi quy trình công nghệ sản xuất đơn giản, sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn. Công ty sử dụng Bảng tính giá thành SP vừa tập hợp chi phí vừa tính giá thành SP; kỳ tính giá thành là hàng tháng không những thuận tiện mà còn có mục đích cung cấp thông tin một cách đầy đủ, kịp thời nhằm phục vụ cho yêu cầu quản trị.

Với những ưu điểm như trên, công tác quản lý chi phí và tổ chức tính giá thành ngày càng được phát huy góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, công tác kế toán này ở Công ty cũng không tránh khỏi những khó khăn, tồn tại cần khắc phục và đi vào hoàn thiện.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại công ty cổ phần cơ khí chính xác số 1 (Trang 60)