Phương thức tiêu thụ thành phẩm của công ty.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh khả năng cạnh tranh của sản phẩm bao bì của công ty TNHH một thành viên giấy Tân Trung Đức (Trang 29 - 33)

2.3.3.1 Thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp.

Sản phẩm của doanh nghiệp mới chỉ tiêu thụ tại thị trường trong nước, trong đó tập trung vào Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nội, Hưng Yên và một số tỉnh khác. Thị trường Hải Dương và Bắc Ninh là hai thị trường trọng điểm có số lượng đơn đặt hàng lớn nhất khoảng trên 2.000 tấn/năm (tổng của 2 thị trường).

Hiện tại thị trường của công ty TNHH một thành viên giấy Tân Trung Đức vẫn còn nhỏ, thị phần trên thị trường cũng thấp. Công ty mới có thể tập trung khai thác hiệu quả và chiếm thị phần lớn trên hai thị trường chính là Hải Dương và Bắc Ninh.

Định hướng phát triển thị trường của công ty là :

• Khai thác triệt để hai thị trường trọng điểm đó là thị trường Hải Dương và Bắc Ninh. Nâng cao số lượng đơn đặt hàng, khối lượng hàng xuất.

• Phát triển các thị trường mới đặc biệt là các tỉnh lân cận như Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình… nhằm mở rộng thị trường, nâng cao vị thế của doanh nghiệp.

Phòng kinh doanh có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu này. Yêu cầu nhân lực phải có chất lượng, có trình độ am hiểu thị trường và ngành kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh.

2.3.3.2 Hình thức phân phối

Kênh phân phối là dòng vận động của hàng hóa từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng. Cho nên, kênh phân phối càng ngắn thì dòng vận động càng

ngắn, thời gian thu hồi vốn nhanh hơn, đầu tư tái sản xuất mở rộng sẽ nhanh và hiệu quả hơn. Do vậy, tất cả các doanh nghiệp đều lựa chọn và xây dựng cho mình hệ thống kênh phân phối hợp lý nhất, phù hợp với năng lực và ngành kinh doanh của riêng mình.

Kênh phân phối hợp lý sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, người tiêu dùng sẽ có nhiều cơ hội tiếp xúc với sản phẩm qua các thành phần của kênh làm cho quá trình mua sản phẩm diễn ra nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Hiện nay, công ty TNHH một thành viên giấy Tân Trung Đức thường sử dụng một số hình thức phân phối sau: Phương thức tiêu thụ trực tiếp, phương thức chuyển hàng theo hợp đồng, phương thức tiêu thụ qua các đại lý, phương thức bán hàng trả góp. Tuy nhiên, hình thức chuyển hàng theo hợp đồng được công ty chú trọng và coi là hình thức phân phối chính mang lại hiệu quả cho công ty.

2.3.3.2.1 Phương thức tiêu thụ trực tiếp.

Theo phương thức này người mua sẽ nhận hàng trực tiếp tại kho của công ty. Người mua có trách nhiệm làm thủ tục thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán giao cho bên bán và nhận đủ số hàng theo hóa đơn thanh toán. Người bán có trách nhiệm hướng dẫn người mua làm thủ tục thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán theo đúng quy định của pháp luật và giao hàng đầy đủ theo hóa đơn cho người mua. Sau khi hoàn tất mọi thủ tục và giao hàng thì hàng hóa sẽ thuộc quyền sở hữu của người mua.

Phương thức này có ưu điểm là công ty không phải chịu chi phí vận chuyển hàng hóa đến cho người mua. Sau khi hoàn tất thủ tục thanh toán và giao hàng tại kho của công ty thì quá trình mua bán sẽ kết thúc. Công ty sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí trong quá trình giao hàng, thu hồi vốn nhanh và không để xảy ra tình trạng nợ đọng vốn.

Nhưng nhược điểm của phương thức này là làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty. Trên thị trường hiện nay tất cả các công ty sản xuất bao bì đều sử dụng phương thức giao hàng tận nơi cho người mua và thanh toán sau khi giao hàng. Do vậy, hình thức này hiện nay công ty ít sử dụng.

2.3.3.2.2 Phương thức chuyển hàng theo hợp đồng.

Theo phương thức này công ty sẽ chuyển hàng cho bên mua theo đúng hợp đồng đã ký kết giữa hai bên. Trách nhiệm của người bán là giao hàng đầy đủ số lượng, chất lượng, quy cách, kích cỡ, đúng thời hạn, đúng địa chỉ cho người mua. Bên mua sẽ có trách nhiệm kiểm tra, nhận hàng hóa và thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán theo đúng hợp đồng cho bên mua. Sau khi thực hiện xong các điều khoản của hợp đồng thì hàng hóa thuộc về quyền sở hữu của người mua.

Phương thức này có nhiều ưu điểm, thuận tiện cho cả người mua và người bán. Về phía người mua sẽ được hướng dẫn làm thủ tục hợp đồng theo đúng quy định và sẽ làm việc với nhân viên kỹ thuật thống nhất việc tạo mẫu và lựa chọn loại bao bì. Về phía công ty sẽ chủ động hơn trong việc thiết kế mẫu bao bì và căn cứ vào năng lực sản xuất sẽ thống nhất ngày giao hàng theo đúng thời gian và địa điểm đã quy định trong hợp đồng.

Phương thức này giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thông qua chất lượng sản phẩm và cách thức giao hàng thuận tiện nhất theo đúng yêu cầu của khách hàng.

2.3.3.2.3 Phương thức tiêu thụ qua các đại lý ( ký gửi).

Theo phương thức này công ty sẽ giao hàng cho đại lý theo sự thỏa thuận được ghi trong hợp đồng đại lý giữa hai bên. Hàng hóa chuyển đi vẫn thuộc quyền sở hữu của công ty, chỉ khi nào nhận được thông báo của cơ sở đại lý, ký gửi hoặc nhận tiền do đại lý thanh toán hoặc định kỳ thanh toán theo quy định của hai bên thì sản phẩm xuất kho mới chính thức được coi là tiêu thụ.

Công ty có trách nhiệm thanh toán cho đại lý một khoản hoa hồng bán hàng tỷ lệ tùy theo hợp đồng đại lý giữa hai bên.

2.3.2.4 Phương thức bán hàng trả góp.

Theo phương thức này, khi giao hàng cho người mua thì lượng hàng chuyển giao được coi là tiêu thụ. Người mua sẽ thanh toán lần đầu ngay tại thời điểm mua một phần số tiền phải trả, số tiền còn lại được trả chậm và chịu một tỷ lệ lãi suất nhất định. Thông thường số tiền trả ở các kỳ bằng nhau, trong đó bao gồm một phần doanh thu gốc và một phần lãi suất trả chậm.

2.3.3.3 Các đối thủ cạnh tranh của công ty trên địa bàn Tỉnh Hải Dương.

Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp là ai? Biết được điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để nhận diện đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp? Không khó để nhận biết đối thủ cạnh tranh. Đó là những công ty có ý định lôi kéo những khách hàng tốt nhất của doanh nghiệp. Họ là những người tác động theo chiều hướng xấu tới các hoạt động của doanh nghiệp,…Tất nhiên là mỗi nhà kinh doanh đều biết rõ đối thủ cạnh tranh của mình là ai nhưng điều quan trọng hơn là bạn biết về họ với những điểm mạnh và điểm yếu nhiều đến mức độ nào? Và bạn có tiên đoán được về những đối thủ cạnh tranh sẽ xuất hiện trong tương lại không?

Khi liệt kê các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp, bạn hãy xem xét những yếu tố sau :

- Những đối thủ cung cấp sản phẩm tương tự như sản phẩm của doanh nghiệp đây là những đối thủ cạnh tranh hiện tại của doanh nghiệp

- Những công ty sản xuất sản phẩm thay thế sản phẩm của doanh nghiệp. - Sự dễ dàng so sánh về giá và tính linh hoạt, thường xuyên thay đổi nhà cung cấp của khách hàng.

- Khả năng tăng giá và giảm số lượng hàng cung ứng của những nhà cung cấp riêng của bạn

Trên địa bàn tỉnh Hải Dương có 6 đối thủ cạnh tranh trực tiếp với công ty TNHH một thành viên giấy Tân Trung Đức. Bao gồm:

•Công ty Hoàng Lê

Địa chỉ: Xã Thái Thịnh – Kinh Môn - Hải Dương.

•Công ty Tấn Hưng

Địa chỉ : Ninh Giang - Hải Dương

•Công ty Toàn Thắng

Địa chỉ : Xã Toàn Thắng – Gia Lộc- Hải Dương

•Công ty Bao bì AP

Địa chỉ : Khu CN Đại An – TP. Hải Dương

•Công ty Toàn Cầu

Địa chỉ: Nam Sách – Hải Dương.

•Công ty Phương Anh Địa chỉ: Tứ Kỳ - Hải Dương

Các đối thủ cạnh tranh của công ty TNHH một thành viên giấy Tân Trung Đức cũng có những tiềm năng trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhất định. Thị trường của doanh nghiệp bị phân nhỏ và yêu cầu công ty phải có những đối sách để tăng thị phần, mở rộng thị trường.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh khả năng cạnh tranh của sản phẩm bao bì của công ty TNHH một thành viên giấy Tân Trung Đức (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w