Phương pháp tính giá thành tổng sản phẩm

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cao su sao vàng (Trang 62)

- Chi phí nhân công trực tiếp 23.358.700 23.358.700 1796,

2.2.6. Phương pháp tính giá thành tổng sản phẩm

a) Đối tượng tính giá thành

Công ty Cao su Sao Vàng là một doanh nghiệp chuyên sản xuất các loại sản phẩm như săm, lốp xe đạp, săm, lốp xe máy, lốp ô tô... có dây chuyền công nghệ sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục với nhiều loại sản phẩm có quy cách, kích cỡ khác nhau. Đối với các XNCS chính sản phẩm hoàn thành phải là những sản phẩm đã qua công đoạn kiểm tra chất lượng sản phẩm mới được nhập kho và coi đó là đối tượng tính GTSP. Còn đối với xưởng Cao su BTP Xuân Hoà chuyên sản xuất các BTP cung cấp cho các xí

Vì vậy, đối với XNCS IV, đối tượng tính giá thành là các sản phẩm săm xe đạp đã qua công đoạn cuối cùng và nhập kho trong kỳ.

b) Kỳ tính giá thành

Chu kỳ sản xuất của Công ty ngắn, sản xuất liên tục với khối lượng lớn nên kỳ tính giá thành được xác định là hàng tháng (được thực hiện vào cuối tháng sau khi đã hoàn tất việc ghi sổ).

c) Đơn vị tính giá thành

Tại các XNSX chính, đơn vị tính giá thành của các loại thành phẩm là "đồng/ chiếc". Tại các XNSX phụ trợ hay các loại BTP thì tuỳ theo chủng loại sản phẩm mà có đơn vị tính giá thành phù hợp.

Ví dụ, tại xí nghiệp cơ điện, đơn vị tính giá thành là "đồng/kwh". Tại xưởng cao su BTP Xuân Hoà, đơn vị tính giá thành là "đồng/kg".

d) Phương pháp tính giá thành sản phẩm

- Công ty Cao su Sao Vàng sử dụng phương pháp tính giá thành theo phương pháp trực tiếp.

- Cuối tháng kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí sản xuất (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) có liên quan đến giá thành sản phẩm vào bên Nợ TK 154. Đồng thời căn cứ vào các chứng từ liên quan đến giá thành, kế toán tập hợp những chi phí phát sinh làm giảm chi phí sản xuất trong kỳ.

- Sau đó, kế toán tập hợp căn cứ vào số liệu này để ghi vào các tài khoản tương ứng trong bảng kê số 5 và dựa trên cơ sở bảng phân bổ số 1, 2, 3 các nhật ký chứng từ ghi sổ liên quan như: Nhật ký chứng từ số 01, nhật ký chứng từ số 02, nhật ký chứng từ số 05. Sau khi khoá sổ các bảng kê vào cuối kỳ, kế toán lấy số liệu của bảng tổng hợp ghi vào nhật ký chứng từ số 07.

Như vậy căn cứ vào các bảng kê và nhật ký chứng từ được dùng để tính giá thành sản phẩm.

theo phương pháp trực tiếp cho từng sản phẩm hoàn thành.

- Giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành được xác định theo công thức sau:

Z = DĐK + C - DCK

z = Z

QTP

Trong đó:

Z : là tổng giá thành sản phẩm thực tế của sản phẩm hoàn thành. z : là giá thành đơn vị của sản phẩm hoàn thành

C : là tổng chi phí sản xuất tập hợp trong kỳ DĐK : Là giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ DCK : là giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. QTP : là sản lượng sản phẩm hoàn thành.

Đơn vị tính: Đồng

Tên sản phẩm Số lượng Trị giá SPDD

đầu kỳ Chi phí phát sinh trong kỳ

Trị giá SPDD cuối kỳ Tổng giá thành Giá thành đơn vị CPNLVLtt CPNCTT CPSXC Cộng Săm xe đạp 37 - 540 EV (đen) L 13.000 24.000.000 8.528.9722 23.358.700 9.859.348 41.747.020 65.747.020 5057,46 Săm xe đạp 37 - 584 EFV (650 đen) L 3.000 2.000.000 4.565.359 9.782.535 4.129.057 18.476.951 20.476.951 6825,65 ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Cộng 50.476.000 143.648.326 104.392.007 42.976.937 291.017.270 150.572.27 0 190.921.00 0

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cao su sao vàng (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w