L ỜI NÓI ĐẦU
4.3.1 Quy trình lọc thực hiện qua các bước
- Bước 1: Mồi nước cho máy bơm (nếu trong thùng lọc vẫn còn nước thì chỉ cần mở van trên đường ống vào thì nước từ thùng lọc sẽ vào máy bơm).
- Bước 2: Kiểm tra sự đóng mở của các van trên đường ống vào, đường ống ra, đường ống xả cặn.
- Bước 4: Quan sát các hiện tượng xẩy ra để có biện pháp xử lý kịp thời. 4.3.2 Quy trình xả cặn (xả ngược) thực hiện qua các bước:
- Bước 1: Mồi nước cho máy bơm (nếu trong thùng lọc vẫn còn nước thì chỉ cần mở van trên đường ống vào thì nước từ thùng lọc sẽ vào máy bơm).
- Bước 2: Kiểm tra sự đóng mở của các van trên đường ống vào, đường ống ra, đường ống xả cặn.
- Bước 3: Đóng điện chạy máy bơm.
- Bước 4: Quan sát các hiện tượng xẩy ra để có biện pháp xử lý. 4.3.3 Quy trình ngừng hoạt động của thiết bị thực hiện qua các bước:
- Bước 1: Ngắt điện máy bơm.
- Bước 2: Mở van xả cặn ở đáy thùng, sau 3 phút thì đóng lại. Sau khi lọc nước cần mở van xã cặn để một phần chất bẩn nằm trong vật liệu lọc đi ra ngoài nhưng không để nước trong thùng lọc đi ra ngoài hết nhằm dùng số nước còn lại đó mồi nước cho máy bơm khi thiết bị hoạt động.
4.3.4 Các hiện tượng xẩy ra trong quá trình sử dụng thiết bị và biện pháp xử
lý:
- Khi lọc nếu kim đồng hồ đo áp suất chỉ dưới 1,5(kg/cm2) thì ngắt điện máy bơm và tiến hành kiểm tra lại thao tác mồi nước cho máy bơm và sự đóng mở của các van trên đường ống xả cặn. Nếu kim trên đồng hồ đo áp suất chỉ vượt quá giới hạn 2,0(kg/cm2) và van an toàn mở thì kiểm tra lại sự đóng mở của các van trên đường ống vào và ra. Khi các van đã đóng mở đúng mà áp suất vẫn vượt quá 2,0(kg/cm2) thì tiến hành xả cặn.
- Khi nước đầu ra ở hai thùng có độ trong khác nhau thùng thì cần phải giảm lưu lượng ở thùng có nước ra có độ đục hơn bằng cách điều chỉnh van ở đường ống vào cho đến khi thấy độ trong của nước ở hai đường ống ra như nhau.
- Khi nước chỉ ra ở một thùng thì các bước tiến hành như khi nước ra có độ trong khác nhau.
- Khi máy bơm nóng hơn mức cho phép (kiểm tra độ nóng của máy bơm bằng cách sờ tay vào mặt ngoài máy bơm mà không chịu được hoặc nhỏ nước lên thân máy bơm mà nước bị sôi lên rồi bốc hơi) thì quan sát kim đồng hồ đo áp suất. Nếu kim đồng hồ đo áp suất vượt quá 2,0(kg/cm2) thì tiến hành xả cặn.
Nếu kim đồng hồ chỉ trong khoảng 1,52,0(kg/cm2) thì cần ngắt điện và kiểm tra lại máy bơm.
4.4 Hạch toán giá thành thiết bị.
Giá thành của thiết bị được thống kê qua bảng sau:
Bảng 4.2 Thống kê giá thành thiết bị
STT Chi tiết Số lượng Giá thành (VNĐ)
1 Thùng lọc 2 (cái) 8.000.000
2 Máy bơm 1 (cái) 3.500 000
3 Đường ống (m) 250.000
4 Vật liệu lọc (m3) 200.000
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
A, Kết luận
Trong những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam đã đạt được sự phát triển to lớn. Lợi thế về thời tiết và vị trí địa lý đã được khai thác một cách hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Xuất khẩu thủy sản 8 tháng đầu năm 2007 đạt hơn 2,1 tỷ USD và thu hút hàng triệu lao động tham gia. Từ tiền đề đó, trong tương lai nghề nuôi trồng thủy sản sẽ mang lại hiệu quả kinh tế lớn hơn nữa đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Để sự phát triển đó bền vững và lâu dài thì cần phải giải quyết các vấn đề cấp bách mà nghề nuôi trồng thủy sản đặt ra, trong đó có vấn đề môi trường. Ô nhiễm nguồn nước và mất cân bằng sinh thái là vấn đề hàng đầu. Để xử lý nguồn nước bị ô nhiễm thì cần phải nâng cao ý thức của người nuôi trồng thủy sản đồng thời có hệ thống xử lý nước cấp và nước thải đồng bộ. Đề tài được hoàn thành đã góp phần bảo vệ môi trường và hiện đại hóa nghành nuôi trồng thủy sản.
Qua quá trình nghiên cứu tính toán, thực tế chế tạo và khảo nghiệm em rút ra được một số kết luận sau:
- Thiết bị lọc nước mà đề tài thiết kế - chế tạo có tính thực tế cao. - Thiết bị hoạt động đạt năng suất gần 10m3/h.
- Tính chọn các thông số kỹ thuật của thiết bị đều đạt yêu cầu.
- Lựa chọn vật liệu chế tạo thiết bị là vật liệu Composite có tính kinh tế và tính công nghệ cao.
- Qua kiểm nghiệm chất lượng nước đầu ra đạt tiêu chuẩn nước cấp cho trại giống thủy sản - Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản – Đại học Nha Trang. - Giá thành chế tạo thấp và có thể giảm hơn nữa nếu sản xuất hàng loạt.
- Thiết bị khi sử dụng ít hư hỏng. Lắp đặt, vận hành dễ dàng không đòi hỏi kỹ thuật cao.
- Thiết bị hoạt động ổn định, thời gian và chi phí bảo dưỡng, sửa chữa thấp.
B, Đề xuất ý kiến
Do thời gian, kinh phí và thiết bị nghiên cứu còn hạn chế nên ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả nghiên cứu của đề tài. Qua đây em có một số đề xuất ý kiến sau:
- Thiết kế - chế tạo thiết bị có năng suất cao hơn để lọc nước cung cấp cho các trại nuôi thủy sản quy mô lớn.
- Nếu điều kiện và kinh phí cho phép nên bố trí thêm lớp vải siêu lọc nằm trên cùng của lớp vật liệu lọc để thiết bị trở thành siêu lọc từ đó giảm được thời gian và chi phí của quy trình xử lý nước cấp cho trại giống thủy sản.
- Mở rộng phạm vi lọc của thiết bị bằng cách kết hợp lọc cơ học với lọc sinh học và hóa học trong cùng một thiết bị. Khi kết hợp được như vậy thì cần thiết phải có một đề tài đánh giá chất lượng nước lọc của thiết bị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đình Trung.
Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản. NXB Nông nghiệp TP.HCM – 2004.
2. Nguyễn Thị Thu Thủy.
Xử lý nước cấp sinh hoạt & công nghiệp. NXB Khoa học và kỹ thuật.
3. Trường Đại học Thủy lợi – Bộ môn vật liệu xây dựng.
Giáo trình vật liệu xây dựng. NXB Nông nghiệp.
4. Trần Văn Đắc.
Thủy lực đại cương. NXB Giáo dục.
5. Nguyễn Cảnh Cầm và các tác giả khác.
Thủy lực tập 2.
NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp HN - 1978.
6. Th.s Lê Dung.
Sổ tay máy bơm.
NXB Xây dựng HN - 1999.
7. Th.s Nguyễn Thanh Vũ.
Bài giảng thủy lực.
Trường Đại học thủy sản Nha Trang – 2004.
8. Th.s Nguyễn Thanh Vũ.
Bài giảng máy thủy lực.
Trường Đại học thủy sản Nha Trang – 2004.
9. Tôn Thất Minh.
Giáo trình máy và thiết bị vận chuyển và định lượng. NXB Đại học Bách khoa Hà Nội – 2000.
10. Hoàng Đình Tín – Bùi Hải.
Bài tập kỹ thuật nhiệt.
11. TS. Nhữ Phương Mai – PGS.TS Nguyễn Nhật Thăng.
Bài tập đàn hồi ứng dụng. NXB Giáo dục – 2003.
12. Trần Ích Thịnh.
Vật liệu composite cơ học và tính toán kết cấu. NXB Giáo dục.
13. Nguyễn Trọng Hiệp.
Chi tiết máy tập 1. NXB Giáo dục – 2002.
14. Nguyễn Hữu Lộc.
Cơ sở thiết kế máy.
NXB Đại học Quốc gia TP. HCM – 2004.
15. GS.TS Trần Văn Địch.
Thiết kế đồ án công nghệ chế tạo máy. NXB Khoa học và kỹ thuật HN – 2004.
16. TS. Nguyễn Thanh Phương và các tác giả khác.
Nguyên lý và kỹ thuật sản xuất giống tôm càng xanh. NXB Nông nghiệp TP.HCM – 2003.