L ỜI NÓI ĐẦU
4.1 Khảo nghiệm thiết bị
- Địa điểm khảo nghiệm: Xưởng cơ khí – Trường Đại học Nha Trang. - Thời gian khảo nghiệm: Ngày 07 tháng 10 năm 2007
- Sơ đồ khảo nghiệm thiết bị:
Hình 4.1 Sơ đồ hoạt động của thiết bị lọc nước.
1-Đế máy bơm; 2-Máy bơm; 3-Van-ống-cút nối; 4-Đồng hồ đo áp suất; 5-Van an toàn;
6-Thân thùng lọc; 7-Nắp thùng lọc; 8-Vòng đệm; 9-Bulông M10; 10-Vật liệu lọc. Thiết bị khảo nghiệm theo 2 quy trình sau:
+ Quy trình lọc (chiều L: Van A – A: mở; B – B: đóng; C – C: mở; D – D: đóng): Nước thô được máy bơm bơm vào thùng lọc theo chiều dưới lên, tại đây thiết bị
thực hiện quá trình lọc (cơ chế sàng, cơ chế hấp phụ, cơ chế lắng… xẩy ra), các chất bẩn lơ lửng trong nước được giữ lại trong lớp vật liệu lọc, nước sạch đi ra ngoài.
+ Quy trình xả (chiều X: Van A – A: đóng; B – B: mở; C – C: đóng; D – D: mở): Sau một thời gian lọc, chất bẩn trong lớp vật liệu lọc quá nhiều dẫn đến áp lực trong thùng lọc vượt quá 2,0(kg/cm2) thì van an toàn mở. Khi đó, thiết bị phải tiến hành xã chất bẩn. Nước sạch được máy bơm bơm vào thùng lọc theo chiều từ trên xuống, các chất bẩn bị tách khỏi bề mặt lớp vật liệu lọc và theo nước đi ra ngoài. Tuy nhiên, do thiết bị hoạt động trong thời gian ngắn (chưa cần thiết phải tiến hành xã chất bẩn) nên quy trình xả chưa thể đánh giá hết hiệu quả.
- Mục đích của khảo nghiệm:
+ Kiểm tra máy bơm có bị quá tải khi hoạt động (kiểm tra bằng cách đo nhiệt độ máy bơm).
+ Kiểm tra vật liệu lọc có bị sôi trong quá trình lọc. + Kiểm tra năng suất của thiết bị có đạt 10m3/h.
+ Đánh giá chất lượng nước đầu ra của thiết bị có đạt tiêu chuẩn chất lượng nước cấp cho trại giống thủy sản về mặt vật lý, tức là nồng độ chất bẩn lơ lửng nhỏ hơn 50mg/l.
- Kết quả khảo nghiệm về mặt thiết bị:
+ Máy bơm không bị quá tải khi hoạt động. + Vật liệu lọc không bị sôi khi thiết bị hoạt động. + Năng suất của thiết bị đạt 9,92m3/h.
+ Nước không bị rò rỉ ở các mối ghép. + Thiết bị đảm bảo độ bền và độ cứng vững. - Kết quả khảo nghiệm về chất lượng nước:
+ Có 3 mẫu thử nghiệm trong đó: 5lít nước đầu vào thiết bị, 5lít nước đầu ra ở thùng thứ nhất, 5lít nước đầu ra ở thùng thứ hai.
+ Trình tự tiến hành kiểm tra chất lượng nước:
* Bước 1: Đưa giấy siêu lọc (có kích thước lỗ là 0,45m ) vào sấy ở nhiệt độ 1050C trong vòng 2h.
* Bước 2: Đem cân chân không (cân chân không có độ chính xác 0,1mg) giấy siêu lọc vừa sấy ở bước 1 và ghi lại kết quả.
* Bước 3: Cho nước cần kiểm tra chảy qua giấy siêu lọc vừa sấy (chất bẩn được giữ lại còn nước sạch đi qua).
* Bước 4: Đưa giấy siêu lọc ở bước 3 vào sấy ở nhiệt độ 1050C trong vòng 2h.
* Bước 5: Đem cân chân không giấy siêu lọc vừa sấy ở bước 4 và ghi lại kết quả.
* Bước 6: So sánh kết quả ở bước 2 và bước 5.
* Bước 7: Thực hiện tương tự đối với hai mẫu còn lại.
Bảng 4.1 Kết quả kiểm tra chất lượng nước.
Vị trí K lượng
Nước đầu vào (mg) Thùng thứ nhất (mg) Thùng thứ hai (mg) Trước khi lọc 600,1 600,4 600,5 Sau khi lọc 1216,6 812,9 811,5 Kết quả 5 x 123,3 5 x 42,5 5 x 42,2
Dựa vào kết quả ở bảng 4.1 ta khẳng định nước đầu ra của thiết bị đạt yêu cầu chất lượng nước cấp cho trại giống thủy sản.