Những điều kiện cần thiết để xây dựng và sử dụng hệ thống THSP có hiệu

Một phần của tài liệu tình huống sư phạm trong công tác giáo dục học sinh trung học ( thi công chức giáo viên) (Trang 41)

có hiệu quả

Muốn thực hiện quy trình xây dựng và sử dụng hệ thống THSP trong quá trình dạy học phần LLGD có hiệu quả, ngoài việc phải tuân thủ các yêu cầu xây dựng và sử dụng THSP, cần có các điều kiện cần thiết hỗ trợ sau:

- GV và SV phải có động cơ, có nhu cầu đúng đắn đối với sự đổi mới trong dạy Sơ đồ . Quy trình sử dụng THSP trên lớp

3 học, huấn luyện nghề SP. Tổ chức, điều khiển (Phát hiện, dự kiến cách giải quyết vấn đề) Kích thích giải quyết -Cá nhân giải quyết Nhóm giải quyết Trình bày/ thể hiện Hệ thống hoá 1.Giai đoạn Xây dựng kế hoạch 2.giai đoạn Triển khai kế hoạch 3.giai đoạn Đánh giá B−ớc 2. Soạn giáo án B−ớc 6. Ra quyết định B−ớc 3. Định h−ớng giải quyết B−ớc 1. Định h−ớng chung B−ớc 4. Tổ chức điều khiển giải quyết B−ớc 5. Đánh giá

Cơ sở soạn giáo án Soạn giáo án - G/t mục đích, nội dung DH G/t lý thuyết về THSP G/t quy trình sử dụng Chuẩn đánh giá Thang đánh giá Kỹ thuật đánh giá Cung cấp THSP Làm rõ THSP Thảo luận nhóm Tổng hợp ý kiến Hệ thống hoá Kích thích Giao nhiệm vụ Mục đích, nội dung sử dụng G/t THSP &sử dụng THSP Chuẩn bị sử dụng THSP

- Ng−ời GV cần có nhân cách của một nhà giáo giảng dạy đại học toàn diện. Trong đó đặc biệt chú trọng đến khả năng nắm vững chuyên môn có liên quan đến đào tạo SV có khả năng thực hiện công tác giáo dục HS ở THPT; khả năng sử dụng thành thạo các ph−ơng pháp và các hình thức tổ chức dạy học trên lớp nhất là sử dụng THSP; tin t−ởng vào hiệu quả của việc xây dựng và sử dụng THSP trong đào tạo SV làm CTGD ở THPT nói riêng cũng nh− hiệu quả của sự đổi mới trong quá trình dạy học ở đại học nói chung; có nhiệt tình, tâm huyết với nghề để sẵn sàng đầu t− cho sự đổi mới trong quá trình dạy học của mình vì đổi mới trong dạy học nh− vậy cần rất nhiều thời gian và công sức kể cả tiền bạc; có ý thức và thái độ hợp tác và học hỏi các đồng nghiệp khác nhất là với các GV ở THPT. SVSP phải biết quan tâm rèn luyện nhân cách toàn diện, tránh chỉ chú trọng đến rèn luyện khả năng giảng dạy mà thiếu rèn luyện khả năng giáo dục, khả năng làm CTCNL lớp ở THPT sau này.

- GV và SV phải có ý thức gắn tri thức với thực tiễn nghề nghiệp và có tinh thần hợp tác trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau trong quá trình dạy học.

- Thực hiện quy trình xây dựng và sử dụng THSP một cách linh hoạt, sáng tạo, tránh máy móc, dập khuôn.

1.2.5.2. Điều kiện về cơ sở vật chất và các điều kiện dạy học khác

Ngoài những cơ sở vật chất, ph−ơng tiện kỹ thuật tối thiểu cần có trong quá trình dạy học trên lớp, quá trình dạy học trên lớp sử dụng THSP cần đ−ợc đảm bảo những điều kiện sau:

- Cần đảm bảo đầy đủ sách và các tài liệu dạy học có liên quan đến CTGD học sinh và THSP trong CTGD ở THPT để GV và SV có thể nghiên cứu, sử dụng trên lớp hoặc ở nhà.

- Quá trình dạy học sử dụng THSP trong CTGD học sinh cần đ−ợc tổ chức với số l−ợng SV không quá đông, vị trí ngồi học của SV cơ động hoặc t−ơng đối cơ động để thuận lợi trong hợp tác làm việc theo nhóm nhỏ trên lớp.

- Có các ph−ơng tiện có thể giúp tiết kiệm thời gian thuyết trình, hệ thống bài học trên lớp.

- Tiến tới, các tr−ờng ĐHSP nên trang bị các ph−ơng tiện thông tin hiện đại mang tính chất nghề nghiệp để có thể đáp ứng với nhu cầu tiếp cận với THSP của giáo viên và sinh viên (Phòng t− vấn NVSP, computer, mạng Internét, các ph−ơng tiện âm, hình ...).

- Đào tạo SV về nghiệp vụ công tác giáo dục nhất là CTCNL lớp ở THPT cần đ−ợc quan tâm, chú trọng hơn.

- Kế hoạch và ch−ơng trình dạy học về CTGD ở nhà tr−ờng SP nên đ−ợc tăng c−ờng về số tiết trên lớp nhất là tiết thực hành.

- GVvà SV đ−ợc động viên, khuyến khích, đ−ợc tạo điều kiện phần nào về thời gian và vật chất đáp ứng với yêu cầu đổi mới ph−ơng pháp dạy học.

- Các yêu cầu này có thể thực hiện đ−ợc với sự quan tâm, tạo điều kiện của nhà tr−ờng, khoa và bộ môn.

Ch−ơng 2

THSP TRONG CÔNG TáC giáo dục học sinh Của giáo viên trung học phổ thông 2.1. NHóM THSP Mà VấN Đề CHủ YếU TRONG TìNH HUốNG Có LIÊN QUAN ĐếN việc TìM HIểU TìNH HìNH HS

Tình huống số 1. Ai dè!

Tôi đ−ợc phân công làm chủ nhiệm một lớp10. Đầu năm học thật bận rộn, nào giúp hai con chuẩn bị cho năm học mới, nào họp hành đầu năm lại thêm chủ nhiệm một lớp đầu cấp. Ch−a có đ−ợc bao nhiêu thông tin về tập thể lớp chủ nhiệm, tôi đành dựa vào sự giới thiệu của học sinh trong lớp để chỉ định ban cán sự lớp tạm thời. Thế là ngay từ đầu công tác chủ nhiệm của tôi đ] gặp sự cố. Số là, trong ban cán sự lớp mà tôi chỉ định, có một em học sinh nam trông có vẻ lanh lợi, hoạt bát, tôi liền chỉ định em này làm lớp phó phụ trách trật tự. Ai dè mới chỉ vài ngày sau khi nhận nhiệm vụ, em này đ] bị ghi vào sổ đầu bài với lý do th−ờng xuyên mất trật tự và không chịu học bài. Tôi đ] nhẹ nhàng nhắc nhở em nhiều lần, có ý để em sửa đổi, nh−ng trái lại, em càng vi phạm nhiều hơn. Không những vậy, em còn kéo theo những em khác trong lớp cùng vi phạm. Tôi buộc phải mời phụ huynh của em đến tr−ờng để trao đổi tìm biện pháp giúp đỡ. Gặp tôi, ba của em phát biểu hết sức tự nhiên:

- Thằng bé này đ−ợc má nó c−ng chiều, té xa quá rồi, khùng rồi cô ơi! Nó không sợ ai đâu, chỉ sợ đòn thôi. Cô cứ đánh nó dùm tôi. Hôm nay về tôi sẽ cho nó một trận.

Nghe ổng đe đánh con, tôi cảm thấy lo. Không biết ông ta có đánh con thật không hay chỉ là nói suông. Tôi thật áy náy nếu học sinh của tôi bị đòn, bởi nh− vậy tôi đ] gián tiếp làm tổn th−ơng em. Còn nếu ba em bỏ qua không có biện pháp gì với em thì em sẽ ra sao? Cần có biện pháp gì với em đây? Có nên thu hồi ngay chức vụ lớp phó phụ trách trật tự của em hay không...

Lúc này tôi thật sự băn khoăn và ân hận. Phải chi tôi tiếp xúc, tìm hiểu thấu đáo học sinh của tôi hơn tr−ớc khi chỉ định ban cán sự lớp thì tôi đ] không phải lâm vào hoàn cảnh dở khóc, dở c−ời nh− hiện nay.

GV Trung học công lập-Bạc liêu

* Vấn đề chủ yếu nên xem xét trong tình huống này là: Nguyên nhân nào khiến cô chủ nhiệm bị lâm vào hoàn cảnh dở khóc, dở c−ời? Cách khắc phục? Qua xem xét tình huống này có thể rút ra bài học gì?

Tình huống số 2. Cả tin con dẫn đến trách móc giáo viên

Trong một tiết học môn Vật lý, để kiểm tra bài cũ, cô giáo hỏi: - Ai xung phong lên trả bài?

Cả lớp không ai giơ tay. Cô vừa cúi xuống sổ điểm thì ở d−ới lớp, L-một nam sinh giả vờ giơ tay xung phong. Nhân cơ hội đó, một số em nam hay phá trong lớp, la lên:

- Th−a cô, bạn L xung phong ạ! Cô Vật lý t−ởng thật kêu L lên trả bài. Tr−ớc tình thế nh− vậy L đành miễn c−ỡng lên bảng. Kết quả L bị điểm 2. Tối hôm đó, L về méc lại với má em. Hôm sau bà đến gặp tôi- giáo viên chủ nhiệm của con bà và lớn tiếng thắc mắc: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cô giáo dạy môn Vật lý có thành kiến với con tôi, học kỳ I cô đ] phạt cháu oan rồi. Kỳ này, cháu xung phong lên trả bài, cô hỏi cháu những ba câu thế mà cô chỉ cho cháu có 2 điểm. Dừng lại một chút d−ờng nh− để lấy hơi, bà lại giận dữ nói tiếp:

- Tôi đề nghị cô chủ nhiệm phải giải quyết rõ ràng, nếu không, tôi sẽ lên làm việc với ban Giám hiệu nhà tr−ờng.

Ngay lập tức, tôi gặp giáo viên dạy môn Vật lý ở lớp tôi để hỏi rõ vấn đề xảy ra trong việc trả bài của em L (Tôi không cho cô Vật lý biết phụ huynh của em L đ] phản ánh). Sau đó tôi họp khẩn cấp ban cán sự lớp và ban chấp hành chi đoàn. Qua thăm dò ý kiến của các em, tôi thấy ý kiến của các em và ý kiến của giáo viên dạy môn Vật lý về sự việc xảy ra là nh− nhau. Lúc đó tôi quyết định mời em L và phụ huynh của em đến cùng tôi làm việc. Tôi thông báo với em L và phụ huynh của em rằng tôi đ] tìm hiểu vấn đề này rồi và nay tôi muốn em L, chính em, h]y trung thực nói rõ sự việc cho tôi và mẹ em hay. Lúc đầu em L lúng túng ch−a muốn trình bày sự thật. Tôi đ] thuyết phục em rằng nếu em biết nhận ra lỗi của mình và trình bày sự thật để cô và mẹ hiểu đúng vấn đề thì cô và mẹ em sẽ tha thứ cho em. Cuối cùng em đ] trình bày rõ sự thật là em đ] không thuộc bài, cô bộ môn hỏi thêm hai câu để em gỡ điểm nh−ng em vẫn không trả lời đ−ợc, cô cho em điểm 2 nh−ng em ch−a chịu về chỗ còn ngồi bệt ngay xuống bục giảng. Sau khi trình bày xong, em sụt sịt xin lỗi cô chủ nhiệm và mẹ em. Phụ huynh từ chỗ cả tin con đến tr−ờng trách móc giáo viên bộ môn đến chỗ nhận ra cái sai của mình. Bà xin tôi thứ lỗi và ra về. Còn tôi, tôi lại đ−ợc thêm một bài học quí báu trong công tác chủ nhiệm lớp.

Lê Hồng Vân.

Trung học công lập-TX Bạc Liêu

* Vấn đề chủ yếu nên xem xét trong tình huống này là: Cách giải quyết của cô chủ nhiệm khi nghe phụ huynh phản ánh hợp lý, hợp tình ở chỗ nào? Bài học quí báu nào nên rút ra từ tình huống này?

Tình huống số 3. Nghỉ học nhờ bạn viết giấy phép dùm

- Th−a cô, bạn B nhờ em gửi giấy phép nghỉ học dùm bạn.

Đọc những lời lẽ trong giấy xin phép nghỉ học của trò B, một học sinh học hơi yếu trong lớp, tôi cảm thấy có điều gì đó.

- Không lẽ đây lại là chữ ký của phụ huynh em B? Tôi thầm hỏi và quyết định phải làm rõ vấn đề này.

Đối chiếu chữ ký trong đơn xin phép của em B với mẫu chữ ký của ba mẹ em ở sổ liên lạc gia đình, tôi thấy chúng không giống nhau. Đúng là có vấn đề rồi. Tôi quyết định gặp cha mẹ em B để trao đổi. Qua họ tôi đ−ợc biết thời gian gần đây em B vẫn đến tr−ờng đều đặn. Thế là rõ, em B đ] nhờ ng−ời khác ký dùm trong giấy phép nghỉ học. Tôi nhắn B đến trao đổi với em về vấn đề này. Biết cô chủ nhiệm đ] rõ sự tình, mặt đỏ bừng, B lúng túng trình bày và xin cô tha thứ. Tôi yêu cầu em viết bản tự kiểm nộp cho tôi và giao hẹn nếu còn tái phạm sẽ phải viết và đọc bản tự kiểm tr−ớc lớp.

Sau lần đó, với sự quan tâm của tôi và các học sinh trong lớp đ−ợc phân công giúp đỡ B, B đ] tiến bộ dần trong học tập và từ đó về sau em không lặp lại khuyết điểm trên nữa.

Tr−ơng Thị Thu

THBC Tân Phú Thạnh-Cần Thơ

* Vấn đề chủ yếu nên xem xét trong tình huống này là: Sức thuyết phục trong sự tác động của cô chủ nhiệm đối với em B là ở chỗ nào? Bài học quí báu nào nên rút ra từ tình huống này?

Tình huống số 4. Thầy cô nào cũng lắc đầu

Cứ nói đến em Hoàng thanh C lớp 12A2 là thầy cô nào cũng lắc đầu. Hoàng Thanh C học yếu, làm biếng lại đ−ợc tiếng là hay phản đối không chịu thực hiện những yêu cầu của các giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm cũ. Khi nhận em vào lớp tôi chủ nhiệm theo uỷ thác của ban Giám hiệu, tôi không khỏi băn khoăn, lo lắng: “Không biết lớp mình có cảm hoá đ−ợc em C không hay lại bị em này làm mất điểm thi đua đây? Phải nhanh chóng cảm hoá em tr−ớc khi em kịp làm ảnh h−ởng đến điểm thi đua của lớp”. Nghĩ là làm. Thế là tôi tìm cách tiếp cận em. Tiếp cận với những em học sinh cá biệt không dễ dàng chút nào, mấy lần tôi nhắn gặp riêng mà em không đến. Tôi xoay qua cách khác. Tôi bỏ công đến thăm gia đình em để tìm hiểu em qua những ng−ời thân trong gia đình. Trong những lần trò chuyện với họ, tôi tránh nói đến khuyết điểm của em. Tôi còn tìm hiểu em qua trò chuyện với bạn bè của em. ở lớp, trong các tiết dạy, tôi hay kêu em phát biểu và cố gắng thể hiện cho em thấy là em đ−ợc quan tâm. Sau một thời gian, em đ] chịu đến gặp và trò chuyện cùng tôi. Tôi thấy b−ớc đầu mình đ] thành công. Qua những thông tin thu đ−ợc, tôi phát hiện ra rằng em C tuy nhìn bề ngoài có vẻ cứng đầu khó bảo nh− vậy nh−ng thực ra em lại là một đứa trẻ −a đ−ợc đối xử một cách nhẹ nhàng, tình cảm, khách quan. Từ đó, mỗi khi em mắc sai lầm tôi đều cố gắng chỉ ra cho em thấy một cách rõ ràng, chính xác cái sai “không thể chối c]i đ−ợc” của em. Tôi chịu khó lắng nghe em gi]i bày suy nghĩ, qua đó tôi hiểu em hơn và có cơ sở để động viên, khuyến khích em phấn đấu rèn luyện cũng nh− uốn nắn kịp thời những sai sót của em.

Dần dần những tháng cuối năm em đ] có sự tiến bộ rõ rệt. Nguyễn Khánh Thu THBC An Bình TP Cần Thơ

* Vấn đề chủ yếu nên xem xét trong tình huống này là: Em C đ] có sự tiến bộ rõ rệt là do đâu? Có thể rút ra bài học gì qua tình huống này?

Tình huống số 5. Bạn xấu lôi kéo

Nam học lớp 10A2. Học kỳ I em học rất khá. Tổng kết học kỳ em đứng hạng 3 trong lớp. Sang học kỳ II đ−ợc khoảng hơn một tháng, thầy Chánh-giáo viên chủ nhiệm nhận thấy sức học của Nam bị giảm sút rõ rệt. Thắc mắc vì ch−a rõ lý do, thầy cử một số em trong ban cán sự lớp gần gũi Nam để tìm hiểu. Bản thân thầy cũng bố trí thời gian để trò chuyện, tâm sự riêng với em và đến thăm gia đình em. Cuối cùng thầy biết đ−ợc sở dĩ Nam học giảm sút là do bị bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo vào những cuộc vui chơi bài bạc suốt ngày ở các quán xá nên lơ là việc học. Không la rầy, thầy lựa lời khuyên nhủ, giải thích cho Nam thấy tác hại của những việc mà em đang làm. Thầy còn đề nghị ban cán sự lớp phân công bạn lớp phó phụ trách học tập chuyển sang học nhóm với Nam. Nam còn đ−ợc ban cán sự lớp phân công phụ trách tờ báo t−ờng của lớp vì Nam có năng khiếu hội hoạ và viết chữ khá đẹp.

Cuối cùng Nam cũng đ] đủ sức d] từ đám bạn bè xấu và trở lại tích cực học tập nh− tr−ớc.

SP Anh văn-K2000-ĐHCT

* Vấn đề chủ yếu nên xem xét trong tình huống này là: Thành công trong giáo dục em Nam trở lại tích cực học tập nh− tr−ớc là ở chỗ nào? Bài học đầu tiên rút ra từ tình huống này là gì?

Tình huống số 6. Mẹ bạn vừa mất

Nguyễn Văn S là học sinh lớp 10C5. S nghỉ học đ] gần một tuần nay mà lớp ch−a rõ lý do. Trong tiết sinh hoạt lớp cuối tuần, thầy T-giáo viên chủ nhiệm hỏi:

- Em nào ở gần nhà bạn S?

- Th−a thầy em ạ! Bạn L đứng lên trả lời.

Một phần của tài liệu tình huống sư phạm trong công tác giáo dục học sinh trung học ( thi công chức giáo viên) (Trang 41)