Để nhận biết axit sunfuric và dung dịch muối sunfat, ta dùng thuốc thử là dung dịch muối Bari như Bari clorua (BaCl2), Bari nitrat (Ba(NO3)2) hoặc dùng Bari hiđroxit (Ba(OH)2). Phản ứng tạo thành kết tủa trắng BaSO4 màu trắng không tan trong nước và axit.
H2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2HCl Na2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2NaCl
Chú ý: Ngoài ra ta có thể dùng quỳ tím hoặc một số kim loại như: Mg, Zn, Al, Fe,… để phân biệt axit sunfuric và muối sunfat.
Bài 5: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA BAZƠ
1. Tác dụng của dung dịch bazơ với chất chỉ thị màu
Các dung dịch bazơ (kiềm) đổi màu chất chỉ thị: + Quỳ tím thành màu xanh
+ Dung dịch phenolphtalein không màu thành màu đỏ (hồng).
2. Tác dụng của dung dịch bazơ với oxit axit
Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước 3Ca(OH)2 + P2O5 Ca3(PO4)2 + 3H2O
2NaOH + SO2 Na2SO3 + H2O
3. Tác dụng của bazơ với axit
Bazơ tan và bazơ không tan đều tác dụng với axit tạo thành muối và nước. Phản ứng giữa bazơ với axit được gọi là phản ứng trung hòa.
KOH + HCl KCl + H2O
4. Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy
Cu(OH)2
o t
CuO + H2O
Tương tự như Cu(OH)2, một số bazơ khác như Fe(OH)3, Al(OH)3,… cũng bị nhiệt phân hủy cho oxit và nước.
Vậy: Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy tạo thành oxit và nước.
Bài 6: MỘT SỐ BAZƠ QUAN TRỌNG
A. NATRI HIĐROXIT I. TÍNH CHẤT VẬT LÝ I. TÍNH CHẤT VẬT LÝ
Natri hiđroxit là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong
nước và tỏa nhiệt. Dung dịch natri hiđroxit (NaOH) có tính nhờn, làm
bục vải, giấy và ăn mòn da. Khi sử dụng NaOH phải hết sức cẩn thận.
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
NaOH có những tính chất hóa học của một bazơ tan.
1. Đổi màu chất chỉ thị
Dung dịch NaOH đổi màu quỳ tím thành xanh, dung dịch phenolphtalein không màu thành màu đỏ.
2. Tác dụng với axit
Dung dịch NaOH tác dụng với axit, tạo thành muối và nước (phản ứng trung hòa).
NaOH + HCl NaCl + H2O 2NaOH + H2SO4 Na2SO4 + H2O
3. Tác dụng với oxit axit
2NaOH + CO2 Na2CO3 + H2O 2NaOH + SO2 Na2SO3 + H2O Ngoài ra NaOH còn tác dụng được với dung dịch muối.