Dạng hàm Tuyến tính Dạng hàm này có phƣơng trình: Yi= β1 + β2Xi+ ui Nguồn [5] Hình 3.1: Hàm tuyến tính y x
Ƣu điểm của dạng hàm hồi quy tuyến tính là tính đơn giản của nó. Mỗi lần X tăng thêm một đơn vị thì Y tăng lên thêm β2 đơn vị. Nhƣợc điểm của dạng hàm tuyến tính cũng chính là tính đơn giản của nó, bất cứ lúc nào tác động của X phụ thuộc vào các giá trị của X hoặc Y, thì dạng hàm tuyến tính không thể là dạng hàm phù hợp. Dạng Hàm Bậc hai Dạng hàm này có phƣơng trình: Yi= β1 + β2Xi+β3Xi2+ui Nguồn [5] Hình 3.2: Hàm bậc hai
Khi X tăng thêm một đơn vị thì Y tăng thêm β1+ 2β2Xi đơn vị.
Nếu β3> 0, thì khi X tăng lên, tác động bổ sung của X đến Y cũng tăng lên; nếu β3<0 thì khi X tăng lên, tác động bổ sung X đến Y giảm xuống. Nếu bạn có đƣờng biểu diễn chi phí thì chi phí biên (tức là số đơn vị mà C tăng lên khi Q tăng lên thêm một đơn vị) sẽ là MC = β1 + 2β2Q
Dạng Hàm logarit
Dạng hàm này có phƣơng trình: lnYi = β1 + β2lnXi+ui
Nguồn [5] Hình 3.3: Hàm logarit y x Log y log x
Giải thích dạng hàm này là nếu X thay đổi 1% thì Y sẽ thay đổi β2%, đây là tính chất đặc biệt của hàm logarit.
Dạng Hàm nghịch đảo
Dạng hàm này có phƣơng trình: Yi= β1 + β2(1/Xi) +ui
Nguồn [5]
Hình 3.4: Hàm nghịch đảo
Hàm nghịch đảo thƣờng đƣợc sử dụng khi Y và X đều dƣơng và khi đƣờng biểu diễn quan hệ của chúng dốc xuống (β1> 0 và β2> 0). Trong trƣờng hợp này dạng hàm tuyến tính không đƣợc tốt bởi vì đƣờng biểu diễn sẽ cắt trục tọa độ và Y sẽ trở nên âm đối các giá trị đủ lớn.