Nhu cầu VLĐ ròng

Một phần của tài liệu Cấu trúc tài chính doanh nghiệp và Phân tích cấu trúc tài chính trong doanh nghiệp (Trang 36)

I. Tiền và các khoản tương

13.Nhu cầu VLĐ ròng

((13)=(10)+(11)-(12)) Đồng 28.040.894.704 29.600.963.517 42.839.294.384 14. Ngân quỹ ròng ((14)=(7)-(13)) Đồng (37.032.532.606) (33.824.860.366) (29.680.377.829)

(Nguồn: Báo cáo tài chính CTCP Dệt Hòa Khánh – Đà Nẵng)

4.1. Phân tích cân bằng tài chính trong dài hạn của công ty

Qua bảng phân tích ta thấy VLĐR từ giá trị âm rất lớn năm 2007 tăng lên hơn 20 tỷ năm 2009. Xét về xu hướng tăng qua 3 năm cho thấy hiện tại công ty đã đạt được trạng thái cân bằng tài chính trong dài hạn.

Tuy vốn lưu động ròng của công ty có giá trị âm trong hai năm trước .Nhưng nhìn vào xu hướng tăng lên của VLĐR qua các năm . Đặc biệt,trong năm 2009, vốn lưu động ròng đã tăng vượt cho thấy sự cải thiện về tình hình tài chính của công ty, điều này có được là do vốn chủ tăng lên rất nhiều lần làm NVTX tăng rõ rệt, NVTX từ chỗ không đủ để tài trợ cho TSDH và phải dùng thêm từ NVTT thì đến thời điểm này tỷ suất NVTX/TSDH đã tăng lên 1,27 lần >1 cho thấy toàn bộ TSDH của doanh nghiệp được tài trợ hoàn toàn từ NVTX và phần NVTX dư ra dùng để tài trợ thêm cho TSNH. Sự tăng nhiều lần NVTX , còn giá trị TSDH thì giảm đi, làm VLĐR tăng hơn 20 tỷ, khiến cân bằng tài chính dài hạn được đánh giá tốt, an toàn.

Nhìn chung qua ba năm các chỉ số đánh giá mức độ cân bằng tài chính dài hạn có chuyển biến tích cực, công ty đã có giai đoạn bước ngoặt vực dậy, cân đối nguồn tài chính của mình sau những rủi ro, áp lực nợ lớn. Cấu trúc vốn đang chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Năm 2009 là năm bước ngoặt, NVTX từ chỗ thiếu thì nay đã đảm bảo tài trợ cho TSDH và còn dư ra, điều này khiến công ty chủ động hơn trong việc đầu tư TSDH. Công ty cũng cần xem xét sử dụng phần dư ra này một cách hiệu quả nhất tránh dùng tài trợ cho TS lưu động sẽ gây ra lãng phí nguồn vốn, nên dùng phần dư này đầu tư có chiều sâu, cải tiến MMTB, dây chuyến sản xuất, gia tăng sản lượng sản xuất ra. Bởi vì với tình hình hiện tại MMTB đã cũ, chưa thay mới trong quá trình doanh nghiệp hoạt động. Sau ba năm vượt qua những khó khăn công ty đang đạt được cân bằng tài chính trong dài hạn, nhưng tính tự chủ vẫn còn thấp, trong thời gian tới công ty nên gia tăng vốn chủ nâng cao tính tự chủ tài chính và tính ổn định trong tài trợ TSDH.

4.2. Phân tích cân bằng tài chính trong ngắn hạn của công ty

Cùng với việc phân tích cân bằng tài chính dài hạn của công ty, ta cũng cần

phải xem xét cân bằng tài chính trong ngắn hạn của công ty đây cũng là một trong những nội dung chính của cân bằng tài chính.

Bởi vì như đã phân tích ở trên thì tình hình sử dụng nợ ngắn hạn không kể vay

ngắn hạn của công ty gia tăng dần qua các năm càng ngày càng chiểm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nợ ngắn hạn vì chi phí sử dụng vốn thấp hoặc không có, nên nếu như công ty không có biện pháp tốt trong quản lý nợ sẽ làm mất cân bằng thu chi, làm gián đoạn quá trình sản xuất tại công ty. Vì thế phân tích cân bằng tài chính ngắn hạn của công ty giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về tình hình cân bằng tài chính của công ty những năm qua. Để đánh giá về tình hình cân bằng tài chính ngắn hạn tại công ty tốt hay xấu ta cần phải phân tích trạng thái cân bằng tài chính thông qua mối quan hệ giữa Vốn lưu động ròng và Nhu cầu vốn lưu động ròng, đó là Ngân quỹ ròng.

7. Vốn lưu động ròng Đồng (8.991.637.902) (4.223.896.849) 13.158.916.555 13. Nhu cầu VLĐ 13. Nhu cầu VLĐ

ròng Đồng 28.040.894.704 29.600.963.517 42.839.294.384 14. Ngân quỹ ròng Đồng (37.032.532.606) (33.824.860.366) (29.680.377.829)

Nhìn vào trích dẫn số liệu của Bảng 8 ta thấy nhu cầu vốn lưu động ròng tăng nhiều qua các năm. Đây là dấu hiệu của một cân bằng tài chính yếu trong ngắn hạn. Cụ thể:

Năm 2008 NCVLĐR tăng hơn 1 tỷ đồng so với năm 2007. Nguyên nhân dẫn đến việc tăng này là phải thu khách hàng tăng nhiều hơn so với sự gia tăng của nợ phải trả (không kể vay ngắn hạn). Khoản mục phải thu khách hàng của công ty tăng lên nhiều (42,92%) trong khi nợ phải trả ngắn hạn lại tăng ít hơn (19,46%). Việc NCVLĐR của công ty tăng qua 3 năm cho thấy càng mở rộng kinh doanh thì nhu cầu tài trợ cho ngắn hạn càng nhiều: cụ thể công ty phải tăng dự trữ hàng tồn kho, tăng nợ phải thu khách hàng... trong khi đó, nguồn tài trợ chủ yếu là từ nợ nhà cung cấp, nợ thuế…

VLĐR âm liên tục trong năm 2007 và năm 2008 chứng tỏ công ty đã sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho TSDH, như ta đã biết nợ ngắn hạn có thời gian thanh toán dưới một năm, trong khi đó TSNH có thời gian thu hồi lâu dài, do đó việc dùng nợ ngắn hạn tài trợ cho TSDH đễ dẫn đến mất khả năng thanh toán khi nợ đến hạn. Chỉ đến năm 2009 VLĐR mới dương nhưng vẫn nhỏ hơn nhiều so với NCVLĐR.

Xem xét mối quan hệ của NCVLĐR và VLĐR thì trong 3 năm qua VLĐR luôn nhỏ hơn nhu cầu vốn lưu động ròng hay ngân quỹ ròng là một số âm. Nó chứng tỏ vốn lưu động ròng không đủ để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động. Vì thế, để tài trợ cho phần thiếu hụt này, công ty phải sử dụng tới các khoản nợ ngắn hạn. Xét ở cả 3 năm thì công ty luôn phải sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho khoảng trên 70 % nhu cầu vốn lưu động ròng. Điều này chứng tỏ tình hình tài chính của doanh nghiệp mất cân bằng nghiêm trọng.

Qua phân tích cân bằng tài chính của công ty ta thấy công ty đạt được cân bằng tài chính dài hạn nhưng lại mất cân bằng tài chính trong ngắn hạn. Điều này đặt ra cho nhà quản lý công ty phải đưa ra cách khắc phục để đem lại cân bằng tài chính cả trong ngắn hạn và dài hạn. Nếu công ty không tái cấu trúc tài chính kịp thời thì tình hình tài chính sẽ rất tồi tệ dẫn đến mất khả năng thanh toán.

Như đã phân tích ở trên, công ty đang gặp phải việc mất cân bằng tài chính trong ngắn hạn. Vì thế chúng ta đi phân tích sâu thêm về ảnh hưởng của cấu trúc nợ phải thu và hàng tồn kho tới việc mất cân bằng tài chính ngắn hạn của công ty.

Bảng 9: Bảng phân tích cấu trúc nợ phải thu và hàng tồn kho

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Chênh lệch 08/07 Chênh lệch 09/08 Chênh lệch % Chênh lệch % I. Nợ phải thu 4.000.906.430 20.010.430.572 22.012.273.839,00 6.009.524.142 42,92 2.001.843.267 10,00 1. Phải thu khách hàng 10.915.766.934 19.665.463.393 19.207.759.665 8.749.696.459 80,16 (457.703.728) (2,33) 2. Trả trước người bán 2.325.065.754 1.204.709.842 1.338.293.657 (1.120.355.912) (48,19) 133.583.815 11,09 3. Phải thu khác 850.371.045 542.357.997 1.466.220.517 (308.013.048) (36,22) 923.862.520 170,34 4. Dự phòng phải thu khó đòi (90.297.303) (1.402.100.660) - (1.311.803.357) 1.452,76 1.402.100.660 (100) II. Hàng tồn kho 36.946.888.559 36.957.390.565 36.321.030.897 10.502.006 0,03 (636.359.668) (1,72) 1. Nguyên liệu, vật liệu 5.880.202.880 5.028.055.600 8.535.830.900 (852.147.280) (14,49) 3.507.775.300 69,76 2. Công cụ dụng cụ 125.061.809 120.757.349 134.226.337 (4.304.460) (3,44) 13.468.988 11,15 3. Chi phí SXKD dở 10.882.521.319 14.917.313.444 17.087.060.384 4.034.792.125 37,08 2.169.746.940 14,55

4. Thành phẩm 14.941.765.307 10.748.333.597 9.550.433.819 (4.193.431.710) (28,07) (1.197.899.778) (11,14) phẩm 14.941.765.307 10.748.333.597 9.550.433.819 (4.193.431.710) (28,07) (1.197.899.778) (11,14) 5. Hàng hóa 634.988.161 1.854.419.786 1.168.150.517 1.219.431.625 192,04 (686.269.269) (37,01) 6. Hàng gửi bán 4.686.417.419 4.288.510.789 180.799.359 (397.906.630) (8,49) (4.107.711.430) (95,78) 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (204.068.336) - (335.470.419) 204.068.336 (100) (335.470.419) -

(Nguồn: Báo cáo tài chính CTCP Dệt Hòa Khánh – Đà Nẵng)

Nợ phải thu và hàng tồn kho trong cơ cấu tài sản có giá trị rất lớn, đây là nguyên nhân làm gia tăng NCVLĐR, làm NQR âm qua các năm.

- Đối với khoản nợ phải thu của công ty có xu hướng tăng mạnh qua các năm, nguyên nhân chính khoản phải thu khách hàng tăng hơn 9 tỷ . Như đã phân tích ở phần cấu trúc tài sản, việc tăng lên của khoản mục này là không thể tránh khỏi khi công ty mở rộng kinh doanh. Cụ thể với quy mô tài sản lớn tỷ trọng nợ phải thu khách hàng chiếm không quá 20% cơ cấu tài sản . Hơn nữa, hoạt động chính của công ty là bán hàng theo hình thức đặt hàng, chủ yếu là bán buôn với số lượng lớn nên thu tiền ngay là rất khó. Việc cho khách hàng nợ trong một khoảng thời gian cũng là chính sách bán hàng của công ty nhằm tăng sức cạnh tranh thu hút nhiều bạn hàng hơn. Tuy công ty bị chiếm dụng một khoản vốn nhưng cũng chính vì thế mà công ty đẩy nhanh tiến độ giải phóng được hàng tồn kho, giảm nhu cầu vốn lưu động ròng.

- Đối với khoản mục hàng tồn kho: Có giá trị lớn nhất trong cơ cấu TSNH ,

trong NCVLĐ của công ty đây là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng lớn trong việc làm gia tăng NCVLĐ. Chiếm tỷ trọng lớn trong HTK là chi phí SXKDD khoản mục này tăng hơn 7 tỷ đồng qua 2 năm. Điều này có thể hiểu là do qua các năm công ty càng ngày càng tạo được chỗ đứng trên thị trường, thêm vào đó sản phẩm của công ty nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy, xí nghiệp, công ty sản xuất sản phẩm may mặc trong nước. Thị trường này rất rộng lớn và ngày càng có xu hướng gia tăng do nhu cầu người tiêu dùng hiện nay rất chuộng sản phẩm may sẵn. Do đó, lượng đơn đặt hàng ngày càng gia tăng, công ty tăng sản lượng sản xuất làm chi phí dở dang tăng theo. Tuy nhiên để tồn đọng vốn lớn trong SPDD là không tốt nên công ty cần tăng cường công tác quản lý sản xuất, đẩy nhanh tốc độ sản xuất tránh để vốn ứ đọng quá nhiều trong sản phẩm dở dang. Bên cạnh CP SX DD thì thành phẩm cũng chiếm tỷ trọng lớn trong gía trị HTK, ảnh hưởng trực tiếp NCVLĐ …. Lượng nguyên liệu vật liệu cũng chiếm giá trị không nhỏ trong HTK và tăng mạnh vào cuối năm 2009 điều này cũng được giải thích ở phần trước do dự đoán giá cả các yếu tố đầu vào tăng cao nhất là sợi nên doanh nghiệp đã mua trước một lượng lớn dự trữ, điều này làm giá trị nguyên vật liệu tăng 69,76% so với năm 2008.

Qua phân tích ta thấy, VLĐR nằm chủ yếu trong sản phẩm DD, thành phẩm, NVL và bị khách hàng chiếm dụng, có tính thanh khoản thấp .Điều đó làm NCVLĐ của công ty luôn luôn lớn qua các năm nên NQR luôn âm, phân bổ vốn như vậy là chưa hợp lý với tình hình thiếu vốn hiện tại, dẫn đến mất cân bằng tài chính. Công ty cần phải xem xét cân đối hợp lý các khoản mục này trong cơ cấu tài sản. Giảm phải thu nhằm tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn trong khi công ty đang còn thiếu vốn nhiều, phải dùng nợ vay để tài trợ phần lớn NCVLĐ, khiến chi phí sử dụng vốn tăng cao. Trong tương lai công ty cần phải làm tốt công tác

thu hồi nợ hơn nữa để bù vào phần thiếu hụt VLĐR. Có như thế thì công ty mới giải quyết tốt tình trạng mất cân bằng tài chính trong ngắn hạn. Công ty cũng cần có những giải pháp cũng như chính sách linh hoạt hơn giải phóng lượng hàng tồn ,tính toán lượng vật liệu dự trữ thích hợp, giảm vốn tồn trong SPDD, tránh ứ đọng vốn và các chi phí phát sinh liên quan như chi phí bảo quản, thiệt hại do hàng tồn giảm chất lượng, chi phí sử dụng vốn tăng…

Từ những phân tích trên cho thấy tình hình tài chính tại CTCP Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng có xu hướng ổn định dần nhưng cấu trúc tài chính vẫn còn thiếu an toàn và chưa hợp lý . Việc phân bổ vốn thiếu hiệu quả, ứ đọng rất lớn trong HTK, mặt hàng tài trợ chính từ vốn vay.

PHẦN III (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC QUẢN LÝ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT HÒA KHÁNH – ĐÀ NẴNG CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT HÒA KHÁNH – ĐÀ NẴNG

I.Đánh giá chung về cấu trúc tài chính của công ty

Qua quá trình phân tích cấu trúc tài chính của CTCP Dệt Hòa Khánh - Đà

Nẵng ta có thể đánh giá chung cấu trúc tài chính của công ty 1. Ưu điểm:

- Công ty đã có những thay đổi về cấu trúc tài chính qua ba năm, dần dần lành mạnh hóa cấu trúc tài chính. Nguồn tài trợ ổn định sau những biến động lớn của doanh nghiệp. Công ty đã giảm được áp lực thanh toán các khoản nợ.

- Việc tái cấu trúc, tăng vốn góp, giảm nợ đã làm cho nguồn vốn CSH dồi dào hơn và chiếm tỷ đáng kể trong NVTX. Cân bằng tài chính trong dài hạn khá an toàn. Tính tự chủ cải thiện rõ rệt.

- Công ty cũng chiếm dụng vốn từ các nguồn (nhà cung cấp, khách hàng, thuế …) giảm đáng kể chi phí sử dụng vốn.

2. Hạn chế.

Về cấu trúc tài sản: Cơ cấu tài sản phân bổ chưa hợp lý giữa các loại tài sản, cụ thể:

Một phần của tài liệu Cấu trúc tài chính doanh nghiệp và Phân tích cấu trúc tài chính trong doanh nghiệp (Trang 36)