I. Tiền và các khoản tương
3. Phân tích cấu trúc nguồn vốn tại công ty
3.2. Phân tích tính ổn định về nguồn tài trợ
Việc phân tích tính tự chủ về tài chính ở trên đã giúp chúng ta hiểu được quan hệ giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay nợ của công ty trong 3 năm qua. Tuy nhiên chúng ta hoàn toàn chưa nắm được sự ổn định của mỗi nguồn tài trợ này bởi vì mỗi nguồn vốn đều có thời gian sử dụng và chi phí sử dụng khác nhau. Chính vì thế, chúng ta cần phải tiến hành phân tích tính ổn định của các nguồn vốn sử dụng trong công ty. Áp dụng các công thức tính của các chỉ tiêu phản ánh tính ổn định về nguồn
tài trợ và số liệu của công ty ta có bảng các chỉ tiêu phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ sau:
Bảng 7: Phân tích tính ổn định nguồn tài trợ của công ty
Đvt: Đồng Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 A. Nợ phải trả Đồng 106.476.947.936 110.134.447.057 88.743.723.822 I. Nợ ngắn hạn Đồng 63.859.158.168 66.026.607.549 50.077.806.567 II. Nợ dài hạn Đồng 42.617.789.768 44.107.839.508 38.665.917.255 B. Vốn chủ sở hữu Đồng 5.013.754.027 4.467.800.011 23.857.274.159 1. Tổng nguồn vốn Đồng 111.490.701.963 114.602.247.068 112.600.997.981 2. NVTT ((2)=(I)) Đồng 63.859.158.168 66.026.607.549 50.077.806.567 3. NVTX ((3)=(II)+(B)) Đồng 47.631.543.795 48.575.639.519 62.523.191.414 4. Tỉ suất NVTT ((4)=(2)/(1)) % 57,28 57,61 44,47 5. Tỉ suất NVTX ((5)=(3)/ (1)) % 42,72 42,39 55,53 6. Tỉ suất NVCSH/NVTX ((6)=(B)/(3)) % 10,53 9,20 38,16
(Nguồn: Báo cáo tài chính CTCP Dệt Hòa Khánh – Đà Nẵng)
Qua bảng phân tích số 7 ta nhận thấy nguồn vốn thường xuyên của công ty chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn, giảm nhẹ trong năm 2008 và tăng mạnh cuối năm 2009. Cụ thể năm 2007 tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên là 42,72%, năm 2008 là 42,93% và năm 2009 là 55,53%. Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên ở 2 năm trước luôn thấp hơn 50%, nhưng qua năm 2009 đã tăng lên vượt mức 50%, cấu trúc tài sản của công ty chiếm tỷ trọng lớn hơn là TSNH (chiếm hơn 50% tổng TS và có xu hướng tăng lên qua 3 năm) nên ta có thể kết luận rằng nguồn vốn thường xuyên của công ty tương đối đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn, thể hiện tính ổn định trong tài trợ tài sản của công ty tốt vì thời gian sử dụng nguồn vốn này lâu dài ổn định .
Qua ba năm đánh giá chung là nguồn vốn thường xuyên có sự mất cân bằng giữa nợ dài hạn và vốn chủ sỡ hữu. Đặc biệt, năm 2007 NVCSH chỉ chiếm 10,53% NVTX, tỷ trọng này tiếp tục giảm xuống năm 2008 NVCSH chiếm 9,2% NVTX rõ ràng đây là một cấu trúc vốn nguy hiểm bởi vì nợ vay chiếm qúa lớn trong cấu trúc NVTX, cho thấy NVTX dù là lớn và tăng lên cũng chỉ là do tăng vay và nợ dài hạn, cơ cấu nợ quá lớn làm gia tăng chi phí sử dụng vốn nhất là trong tình hình kinh tế bất ổn, lạm phát cao, lãi suất vay biến động theo chiều hướng tăng lên rõ rệt, doanh nghiệp dễ mất kiểm soát tình hình tài chính, bởi vì chi phí sử dụng cho lượng vốn vay quá lớn khó có thể bù đắp. Nguyên nhân của tình trạng này là do công ty mới thực hiện cổ phần hóa lượng vốn góp chưa nhiều chỉ hơn 3 tỷ, trong khi đó lại phải chi ra lượng lớn vốn cho quá trình di dời đến khu công nghiệp Hòa Khánh như xây mới nhà xưởng, công trình tập thể, nhà ăn, tháo dỡ ,vận chuyển, lắp đặt MMTB, thay mới một số thiết bị vật tư, phương tiện truyền dẫn, công cụ dụng cụ… và những hạn chế về công tác quản lý , và bộ máy sản xuất khi mới bắt đầu chuyển đổi hình thức sỡ hữu. Bên cạnh những khó khăn xuất phát từ bản thân doanh nghiệp còn do những khó khăn chung của kinh tế toàn cầu trong 3 năm qua, kinh tế Mỹ suy thoái kéo theo sự đỗ vở của hàng loạt nên kinh tế thế giới và nước ta cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ, ngành dệt may còn chịu ảnh hưởng nặng nề bởi vì thị trường Mỹ chiếm hơn 55% tổng kim ngạch xuất khẩu
hàng dệt may của nước ta. Thêm vào đó là thiệt hại do cơn bão số 6 gây ra. Do vậy sản xuất ra chưa đủ để bù đắp những khoản chi trên khiến công ty muốn hoạt động được phải gia tăng các khoản nợ làm nợ vay chiếm tỷ trọng lớn. Một vấn đề nữa là trong 2 năm này TSDH chiếm tỷ trọng hơn 45% trong khi tỷ suất NVTX ở ngưỡng 42% - 43% cho thấy một phần nhỏ NVTT dùng để tài trợ cho TSDH, do công ty đang trong quá trình hoàn thành các hạng mục công trình sau khi di dời nên chi phí tài trợ cho TSDH lớn. Trong khi đó nguồn vốn tạm thời trong 2 năm này chiếm tỷ lệ rất lớn hơn 57% giải thích cho điều này là những khó khăn đã nêu trên làm doanh nghiệp thiếu vốn lưu động nên phải tăng cường chiếm dụng vốn của nhà cung cấp lẫn khách hàng, cán bộ công nhân viên để đảm bảo hoạt động sản xuất, tuy nhiên chi phí sử dụng vốn của những khoản này rất nhỏ hoặc không có, hơn nữa việc gia tăng các khoản mục này chứng tỏ có sự gia tăng về hiệu quả hoạt động của công ty. Nhưng công ty cũng nên điều chỉnh phù hợp thời gian chiếm dụng nếu không sẽ gây những thiệt hại vô hình như làm giảm uy tín, vị thế trên thương trường.
Tình hình được cải thiện hơn trong năm 2009 khi tỷ suất NVTX tăng lên và tăng chủ yếu do sự gia tăng của NVCSH . NVCSH chiếm 38,16% trong tổng NVTX cho thấy doanh nghiệp đang dần đi vào ổn định, điều này xảy ra là do doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu và nhận được một lượng vốn góp lớn từ DATC (chuyển nợ thành vốn góp làm giảm nợ dài hạn tăng vốn CSH ), ngoài ra doanh nghiệp cũng đã trả bớt 6 tỷ đồng nợ dài hạn cho DATC làm khoản nợ dài hạn giảm. Dẫn đến cơ cấu vốn có sự chuyển biến tích cực nhưng nhìn chung cơ cấu này vẫn chưa hợp lý, tính tự chủ về tài chính tuy đã được cải thiện so với 2 năm trước nhưng vẫn còn rất kém. Năm nay tỷ suất NVTX lớn đủ để tài trợ cho TSDH và còn dư ra một phần tài trợ cho TSNH, thể hiện tính ổn định hơn về nguồn tài trợ so với 2 năm trước. Cùng với đó là tỷ suất NVTT cũng giảm đáng kể xuống còn 44,47% là do doanh nghiệp đã được DATC chuyển một phần nợ ngắn hạn và chi phí lãi vay từ năm trước thành nợ dài hạn. Thêm vào đó năm nay công ty có những tiến bộ đáng kể trong quá trình hoạt động, nhất là từ quý 2 năm 2009 đầu tư máy đốt lông vải của Nhật đưa vào hoạt động làm gia tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm nên doanh thu tiêu thụ trong năm tăng lên công ty đã trả bớt được nợ vay.
Qua phân tích cấu trúc nguồn vốn của công ty dệt Hòa Khánh ta nhận thấy công ty đang còn phụ thuộc nhiều vào các nguồn tài trợ bên ngoài nhất là vốn vay, tính tự chủ về tài chính rất kém, nhất là năm 2007 và năm 2008; Tuy có cải thiện đáng kể năm 2009 nhưng vẫn nằm trong phạm vi từ chối cho vay của ngân hàng. Nợ vay ngắn hạn và dài hạn đều rất lớn cho thấy công ty chịu sức ép rất cao về việc thanh toán các khoản nợ . Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận có cơ cấu hợp lý giữa nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời, TSDH được tài trợ chủ yếu từ NVTX nên trong ngắn hạn công ty chưa phải chịu áp lực về thanh toán cho khoản vay này, do đó tạm thời đảm bảo tính ổn định, hoạt động lâu dài của tư liệu lao động chủ chốt trong sản xuất. Nhưng TSDH phần lớn đều là giá trị thế chấp đảm bảo cho các khoản vay, hay nói cách khác TSCĐ hình thành chủ yếu từ vốn vay dài hạn, vốn CSH chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Đây cũng là tình trạng đáng báo động khi doanh nghiệp đến kỳ hạn trả nợ mà không thanh toán kịp hay làm ăn không hiệu quả dễ có nguy cơ bị thu hồi, bị buộc ngừng hoạt động. Cho nên trong các năm đến doanh nghiệp phải phát huy hơn những kết quả đạt được
trong năm 2009, dần thay đổi cơ cấu nguồn vốn chuyển dịch tỷ trọng của NVCSH trong NVTX và trong tổng NV, tăng hiệu quả hoạt động, khai thác triệt để năng suất MMTB, tăng sản lượng sản xuất và số lượng sản phẩm bán ra, khuyếch đại lợi nhuận bổ sung NVCSH để tăng cường tính tự chủ. Ngoài ra cơ cấu hợp lý các khoản vốn chiếm dụng từ nhà cung cấp, khách hàng, nhân viên … để giảm thiểu chi phí sử dụng vốn.