Bài làm
Chúng ta biết rằng, hoạt động của tổ chức và con người trong xã hội là hoạt động có ý thức, Do vậy mà trước khi hành động, các tổ chức và con người đều phải suy nghĩ, xác định rõ ý định, chủ trương, kế hoạch tiến hành và tổ chức thực hiện nó trong thực tiển. Song thực tiễn không phải là vĩnh hằng bất biến ma no luôn vận động và phát triển nên ý định chủ trương, kế hoạch dù đã xác định và chuẩn bị kỹ đến đâu cũng phải có sơ hở, thậm chí sai lầm. Do đó mà tổ chức, cá nhân dù có tài hoa, khoa học và công nghệ phát triển cao cũng không thể hiểu hết lường hết được mọi việc. Vì lẽ đó ma muốn đạt
được kết quả trong thực tiển phải xem xét tình hình thực tế để nhận xét, đánh giá nghĩa là phi kiểm tra. Trong thời kỳ xây dựng CNXH, nhất là trong công cuộc đổi mới hiện nay, đã và đang có rất nhiều vấn đề mới nảy sinh, tình trạng thế giới và trong nước có nhiều phức tạp và đồng thời xuất hiện những thời cơ thuận lợi cũng vừa có khó khăn, thách thức, đòi hỏi Đảng phải thường xuyên tiếp cận, nắm bắt và xử lý đối tượng, nội dung và nhiệm vụ lãnh đạo cần đa dạng, phong phú sinh động…
Công tác kiểm tra trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong hoạt động của mỗi tổ chức và từng đảng viên. Thực tiển lãnh đạo của Đảng ta từ khi thành lập đến nay đã khẳng định kiểm tra là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng, lãnh đạo phải có kiểm tra “ Lãnh đạo ma không kiểm tra thì coi như không có lãnh đạo”,công tác
kiểm tra có vị trí cực kỳ quan trọng trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng.
Vậy công tác kiểm tra Đảng là gì? Công tác kiểm tra Đảng là hoạt động của Đảng tác động vào tổ chức và cá nhân người đảng viên. Căn cứ vào tiêu chuẩn, văn bản qui định hiện hành định giá, nhận xét ưu khuyết điểm, khắc phục khuyết điểm nhằm thực hiện quyết định đưa ra nhằm đem lại hiện quả.
Vì sao công tác kiểm tra có vị trí cực kỳ quan trong trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng.
Theo quan điểm của CN Mác-lênin thì công tác kiểm tra như là một phương thức hành động để thực hiện mục đích, trong điều kiện Đảng lãnh đạo toàn xã hội. Kiểm tra Đảng có tầm quan trọng đặc biệt, nó là một trong hai yếu tố quyết định sự thành bại của các quyết định. Lênin nêu rõ: “khi
đường lối chính sách đã được xác định, phương hướng đã được thông qua thì nhiệm vụ tổ chức thực hiện phải đặt lên hàng đầu và sự lãnh đạo phải chuyển trọng tâm từ việc soạn thảo các sắc lệnh và mệnh lệnh sang việc lựa chọn người và kiểm tra sự thực hiện”. (Lê nin toàn tập, bản tiếng Việt, tập 44, nxb tiến bộ 1978 trang 450)
Với Đảng ta trong hoạt động lãnh đạo luôn luôn coi trọng công tác kiểm tra, coi đó là một nguyên tắc, một khâu quan trọng trong quá trình lãnh đạo và công tác xây dựng Đảng. Đồng thời xác định kiểm tra là một chức năng lãnh đạo chủ yếu của Đảng. Bác hồ đã chỉ rõ “khi đã có chính sách đúng , thì sự thành công hay thất bại của chính sách đó là do nơi tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ và do nơi kiểm tra. Nếu ba điều ấy sơ sài thì chính đúng cũng vô ích”.
Đến Đại hội 9 của Đảng 4/2001 tiếp tục nhấn mạnh Đảng phải “ tăng cường công tác kiểm tra của các cấp ủy, của ủy ban kiểm tra các cấp” (Đại hội 9, trang 146)
Công tác kiểm tra gắn liền một cách tất yếu với sự lãnh đạo của Đảng, vì lãnh đạo không chỉ là việc xây dựng đường lối, chính sách, Nghị quyết, chỉ thị của Đảng, là việc tổ chức thực hiện và bố trí cán bộ mà lãnh đạo còn là kiểm tra, không những kiểm tra việc thực hiện đường lối, cương lĩnh chính trị, chủ trương chính sách, mà còn kiểm tra bản thân cương lĩnh chính trị, đường lối chính sách đó và kiểm tra cả các tổ chức tiến hành, kiểm tra nhằm đảm bảo đường lối chính sách được xác định đúng, được quán triệt và tổ chức thực hiện thắng lợi trong thực tiển. Đây là một vấn đề có tính nguyên tắc, vừa là chức năng lãnh đạo, vừa là
trách nhiệm , phương pháp,qui trình lãnh đạo của Đảng.
Mặt khác, sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo cách mạng của Đảng bắt nguồn từ sự đòan kết, thống nhất về chính trị, tư tưởng, được bảo đảm bằng sự thống nhất Vật chất về tổ chức, mà muốn đạt được điều đó và hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình Đảng phải coi trọng và làm tốt công tác kiểm tra. Có tiến hành công tác kiểm tra mới góp phần thiết thực và có hiệu quả vào việc phòng ngừa và khắc phục những nguy cơ có thể nảy sinh của Đảng cầm quyền, như Hồ Chí Minh đã dạy:”Kiểm tra có tác dụng thúc đẩy và giáo dục Đảng viên và cán bộ làm tròn nhiệm vụ đối với Đảng, đối với Nhà nước, làm gương mẫu tốt cho nhân dân. Do đó, mà góp phần vào việc củng cố Đảng về tư tưởng, về tổ chức” và qua thực tiển cách mạng Việt Nam Đảng ta đã kết luận:”
công tác kiểm tra là một bộ phận quan trọng trong tòan bộ công tác xây dựng Đảng “ là” một khâu quan trọng của tổ chức thực hiện” là “ biện pháp hiệu nghiệm để khắc phục bện quan liêu “ (Văn kiện Đại hội Đảng 6, nxb sự thật, 1987 trang 137)
Từ những vấn đề trên, ta thấy công tác kiểm tra có một vị trí cực kỳ quan trọng, bảo đảm cho Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Trong sạch về phẩm chất đạo đức. Nhìn lại công tác kiểm tra trong thời gian qua, theo nội dung văn kiện Đại hội VIII, công tác kiểm tra của Đảng trong 5 năm qua có tiến bộ trên các mặt. Kiểm tra việc chấp hành nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, việc giữ gìn phẩm chất, đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên. Đã kiểm tra 2,5 triệu lược cán bộ đảng viên và trên 60 ngàn tổ chức Đảng và việc xử lý kỷ luật đảng viên trên 180.000 đảng viên (chiếm 8,5% tổng số đảng viên). Trong đó đã khai trừ 28.000 đảng viên (chiếm 15,5%). Công tác kiểm tra đã góp phần tính cực vào công tác xây dựng Đảng và thực hiện nhiệm vụ chính trị… giải quyết 25.000 thư tố cáo, giải quyết khiếu nại, kỷ luật 4.500 trường hợp. Trong đó có 200 trường hợp phải thay đổi quyết định. Riêng năm 1999 kiểm tra đảng viên có dấu hiệu vi phạm: kiểm tra 36.847 đảng viên trong đó có 9.170 cấp ủy viên, qua kiểm tra đã kết luận có 18.054 đảng viên vi phạm; kiểm tra tổ chức Đảng có 3.541 tổ chức Đảng qua kiểm tra đã kết luận có 1.771 tổ chức Đảng vi phạm. Giải quyết tố cáo đảng viên và tổ chức Đảng là: 9.884/11.434 trường hợp đạt 86,4%; trong đó tố cáo đúng 2,4%; có dụng ý xấu là 4,38%; tố cáo không có cơ sở 9,71%. Đối với tổ chức Đảng đã giải quyết 135/219 đạt 61,64%. Thi hành kỷ luật trong Đảng 20.174 đảng viên, trong đó 1.577 cấp ủy viên các cấp; kỷ luật tổ chức Đảng 330 tổ chức, giải quyết thư khiếu nại trong năm 1999 có 750/947 trường hợp, trong đó có 131 trường hợp phải thay đổi quyết định, kiểm tra tài chính Đảng 26.331 tổ chức Đảng đã kết luận có 2.047 tổ chức Đảng sử dụng tài chính sai nguyên tắc.
Hiện nay, trong tình hình đất nước thực hiện nền kinh tế thị trường cũng như trong các mối quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng. Bên cạnh những mặt tích cực thuận lợi, cũng còn nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp đòi hỏi chúng ta phải xử lý tích cực và chủ động. Đó là, đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là sự nghiệp rất to lớn, phức tạp trong giai đoạn cách mạng hiện nay do Đảng ta đề xướng và lãnh đạo, Đảng ta là Đảng cầm quyền nên những thuận lợi và thành tựu, những thất bại và tổn thất của cách mạng đều gắn liền với trách nhiệm lãnh đạo của Đảng. Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng. Trong điều kiện cơ chế thị trường, kinh tế nhiều thành phần , mở cửa với bên ngòai, cán bộ, Đảng viên hàng ngày, hàng giờ phải chịu sự tác động của nhiều nhân tố phức tạp, kể cả những hành động chống phá Đảng, vấn đề giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Đảng đang đứng trước thách thức mới, một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên thiếu tu dưỡng bản thân, phải nhạt lý tưởng, mất cảm giác, giảm sút ý chí, kém ý thức tổ chức kỷ luật sa đọa về đạo đức và lối sống. Một số thoái hóa về chính trị, tuy rất ít nhưng hoạt động của họ gây hậu quả hết sức xấu.
Một số tổ chức Đảng ở các cấp chưa được chỉnh
đốn; dân chủ bị vi phạm , kỷ luật, kỹ cương lỏng lẻo, nội bộ không đòan kết, chất lượng sinh hoạt Đảng giảm sút. Một số cán bộ và cấp ủy chưa tôn trọng và thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ ; bệnh quan liêu, độc đoán, cục bộ, địa phương, kèn cựa, địa vị, cá nhân chủ nghĩa nặng. Không ít nơi mất đòan kết nghiêm trọng.
Trước thực trạng ấy, để nâng cao chất lượng kiểm tra trong điều kiện mới, đặc biệt trong thời kỳ chuyển sang cơ chế thị trường cần quán triết một số điểm mấu chất sau đây:
Thực hiện nghiêm túc chế độ lãnh đạo có kiểm tra chương trình, kế hoạch “mọi cấp ủy cần nhận thức rõ, nâng cao chất lượng kiểm tra Đảng có ý nghĩa là nâng cao chất lượng lãnh đạo của cấp ủy. Trước hết đổi mới tư duy kiểm tra, khắc phục những nhận thức không đúng, những định
kiến sai lầm đối với kiểm tra và kỷ luật Đảng. Từ bước xây dựng phong cách kiểm tra mới, phù hợp với hoàn cảnh mới hiện nay của Đảng và mang tính khoa học, chủ động tiến công. Kiểm tra phải trở thành công việc hằng ngày của cấp ủy, cán bộ chủ chốt phải trực tiếp kiểm tra, chứ không phải để những người ở địa vị thứ yếu hoặc giao khoán cho cơ quan kiểm tra. Xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra thật cụ thể, nắm vững những yêu cầu chủ yếu, giải quyết dứt điểm từng vụ việc.
Dân chủ hóa trong công tác kiểm tra, hoạt động kiểm tra phải được tiến hành công khai, thống nhất từ trong cấp ủy đến từng đảng viên, kiểm tra, đánh giá. Kết luận phải dự trên những chứng cứ rõ ràng, không áp đặt, truy chụp. Kết quả xử lý phải được thông báo cụ thể. Rộng rãi, không vì lý do nào đó mà
chỉ thông báo nội bộ, không nên bó hẹp Đảng trong phạm vi nội bộ Đảng, mà phải kết hợp kiểm tra Đảng với thanh tra Nhà nước, thanh tra các đoàn thể nhân dân… có kết hợp được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống kiểm tra thì hoạt động kiểm tra mới tiến hành thuận lợi; đối tượng không thể không thừa nhận sự sai lầm khuyết điểm. Kết luận cuối cùng sẽ đạt được độ chính xác. Hoàn thiện bộ máy kiểm tra các cấp từ Trung ương đến cơ sở. Tăng thêm quyền hạn cho cơ quan kiểm tra, sao cho cơ quan này có thẩm quyền để kiểm tra đảng viên (kể cả cấp ủy viên cũng cấp). Giám sát việc chấp hành quy chế làm việc của cấp ủy cấp dưới. Các cấp ủy phải thường xuyên quan tâm tạo điều kiện để Uûy ban kiểm tra hoạt động thuận lợi. Giúp đỡ việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bố trí cán bộ và cử những cán bộ có
phẩm chất, năng lực tốt, có quy tín, có nghiệp vụ chuyên môn giỏi, thuần thục công tác Đảng và có khà năng thực hiện hoàn toàn theo tinh thần của Đảng, đảm nhiệm cương vị phụ trách trong cơ quan quan trọng này.
Kiện toàn các ban theo hướng “thà ít mà tốt” xứng đáng là “tay mắt, bộ óc” của cấp ủy. Vừa có trách nhiệm nghiên cứu giúp cấp ủy đề ra được các quyết định đúng đắn, vừa có trách nhiệm kiểm tra, vừa thực hiện các quyết định ấy trong phạm vi công tác của mình phụ trách.
Thực hiện tư tưởng chỉ đạo hành động khi tiến hành hoạt động kiểm tra chủ động chiến đấu, giáo dục.
Nâng cao chất lượng của các quyết định, hoàn thiện hệ thống pháp luật… lấy nó làm phương hướng, chuẩn mực để kiểm tra, đánh gái. Thực tiễn cho thấy, chất lượng của các quyết định ảnh
hưởng rất lớn đến chất lượng kiểm tra. Quyết định đúng tạo cơ sở kiểm tra đi đúng hướng, tiến hành thuận lợi. Quyết định sai khiến cho kiểm tra vốn phức tạp càng phức tạp hơn, thậm chí có khi đi chệch hướng. Cơ chế quản lý hệ thống pháp luật và các văn bản dưới luật càng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng kiểm tra Đảng, nhất là trong công cuộc đổi mới hiện nay. Đã có không ít trường hợp kiểm tra, kết luận sai gây oan ức cho cán bộ đảng viên tốt và cơ chế quản lý không rõ ràng, hệ thống chính sách và pháp luật khập khiễng. Về phương pháp kiểm tra thì cần vận dụng, kết hợp linh hoạt các hình thức kiểm tra như kiểm tra thường xuyên, đột xuất, định kỳ và phương pháp kiểm tra trực tiếp, gián tiếp.
Kiểm tra thường xuyên là rất quan trọng nó giúp cho chủ thể nắm chắc tình hình mọi mặt và có hệ thống. Còn kiểm tra đột xuất giúp chủ thể đánh giá, kết luận sự vật, hiện tượng một cách nhanh chống, chính xác và khách quan, đối tượng được kiểm tra khó che giấu, xuyên tạc, bóp méo sự thật. Với kiểm tra định kỳ giúp chủ thể nắm chắc tình hình đều đặng trong từng thời kỳ nhất định để có biện pháp chỉ đạo kịp thời.
Phương pháp kiểm tra trực tiếp là quan trọng nhất và đạt hiệu quả cao nhất, vì vừa bảo đảm tính tập trung cao độ vừa phát huy tính dân chủ tập thể, nó giúp cho chủ thể, nắm bắt sự việc đúng đắn, chính xác nhấ. Còn phương pháp kiểm tra không thể thiếu nhưng muốn đạt được kết quả cao cần phải xử lý nghiêm ngặt các nguồn thông tin, nếu không sẽ dẫn đến kết luận sai lệch.
Công tác kiểm tra không chỉ là việc của ủy ban kiểm tra mà còn là
việc của toàn Đảng. Trước hết là của các cấp ủy Đảng. Công tác kiểm tra của Đảng là phải kết hợp với công việc tổ chức trong việc đánh gái cán bộ, đảng viên một cách chính xác, kịp thời. Đích cuối cùng của công tác kiểm tra cần đạt tới là qua mỗi vụ việc được kiểm tra xong là tổ chức Đảng càng thêm vững mạnh. Đội ngũ đảng viên cần đoàn kết trưởng thành hơn chứ không phải là ngược lại. Có vậy công tác kiểm tra mới xứng đáng là vị trí quan trọng trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng.
Nhằm đạt được vấn đề trên, một số biện pháp cần thực hiện để nâng cao chất lượng công tác kiểm tra của Đảng.
Phải tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác kiểm tra, muốn vậy, cần giải quyết nhận thức trong cấp ủy, để chăm lo công tác này; do đó từng địa phương phải đánh đúng thực
trạng của công tác kiểm tra, để từ đó chủ động góp ý, phê bình, giáo dục một cách có hiệu quả.
Quan tâm đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho cơ quan kiểm tra từ Trung ương đến cơ sở.
Sử dụng đồng bộ vận dụng linh hoạt các hình thức, phương pháp kiểm tra như kiểm tra thường xuyên mang tính chất bao trùm, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra đột xuất.
Xây dựng ủy ban kiểm tra các cấp vững mạnh, thể hiện ngoài bộ máy đã quy định là đội ngũ làm công tác kiểm tra, cần nâng cao trình độ lý luận, hiểu rõ thực tiễn. Nắm vững đường lối, quan điểm của Đảng, có phẩm chất, năng lực nghiệp vụ mà đặc biệt là công tác chuyên môn, kiểm tra để