Phân công quản lý và kiếm tra đảng viên:

Một phần của tài liệu đề cương môn học xây dựng đảng có đáp án (Trang 31)

lý và kiếm tra đảng viên:

Tổ chức Đảng phải quản lí chặt chẽ đảng viên. Mội đảng viên phải tự giác đặt những mình trong sự quản lí của chi bộ, tham gia sinh hoạt đầy đủ, không đảng viên nào đứng ngoài trách nhiệm quảnlí của tổ chức Đảng. Quản lí đảng viên bao gồm quản lí hoạt động của đảng viên; quản lí hồ sơ, lí lịch của đảng viên; quản lí đảng viên nơi làm việc và nơi ở.

Quản lí hoạt động của đảng viên bao gồm: quản lí về lập trường chính trị, tư tưởng của đảng viên; quản lí về phẩm chất, trình độ, năng lực của đảng viên, quản lí quan hệ gia đình và xã hội của đảng viên.

Quản lí hồ sơ, lí lịch của đảng viên nhằm bảo vệ Đảng, ngăn chặn

phát hiện những giấy tờ giả mạo của những phần tử cơ hội tìm cách chui vào Đảng.

Quản lí nơi làm việc và nơi ở. Thực hiện tốt qui định của BCT về đảng viên công tác ở cơ quan, doanh nghiệp, cơ quan quân đội, công an; thường xuyên giữ môi liên hệ với cấp ủy, Đảng ủy nơi cư trú và gương mẫu thực hiện nhiệm vụ công dân. Tăng cường sự liên hệ gắn bó giữa các đảng viên đương chức công tác ở các cơ quan nhà nước với các đảng viên, tổ chức Đảng và quần chúng ở nơi cư trú, tạo điều kiện để đảng viên phát huy vai trò tiên phong gương mẫu, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ và chính quyền, tạo điều kiện cho quần chúng tahm gia quản lí đảng viên. Ngoài ra, còn thực hiện tốt việc quản lí đảng viên ra nước ra nước ngoài.

Tóm lại, để nâng cao chất lượng đảng viên

phải tiến hành đồng thời các nội dung và phương pháp trên. Mỗi nội dung có những yêu cầu, nhiệm vụ và phương pháp tiến hành riêng, saong có mối liên hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau. Vì vậy, các cấp bộ Đảng cần phải coi trọng tất cả các nội dung để đảm bảo cho đội ngũ đảng viên có chất lượng, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ xây dựng Đảng trong tình hình hiện nay

Câu 8 : Công tác quần chúng của đảng (liên hệ thực tiễn) Cần động viên mọi tiềm năng sáng tạo, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Đồng chí hãy phân tích khẳng định trên của Đảng, ý nghĩa thực tiễn của vấn đề đối với yêu cầu đổi mới nội dung công tác quần chúng của Đảng, đáp ứng giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa

- Phân tích vai trò quần chúng và công tác vận

động quần chúng trong quá trình cách mạng, nhất là trong thời kỳ đổi mới ?

- Nội dung đổi mới công tác vận động quần chúng :

. Quan điểm vận động quần chúng

. Công tác chăm lo lợi ích của quần chúng

- Những biện pháp làm tốt công tác quần chúng của Đảng trong giai đoạn mới

Bài làm

Công tác quần chúng của Đảng, hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ hoạt động của Đảng cộng sản nhằm tăng cường mối liên hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân. Trong chủ nghĩa xã hội, mối liên hệ đó được thể hiện sinh động bằng đường lối, chính sách đó thông qua nhà nước xã hội chủ nghĩa, các tổ chức quần chúng, tổ chức xã hội và tổ chức Đảng.

Như vậy, nói đến công tác quần chúng là nói đến số đông dân cư, nhân

dân, dân tộc, quốc gia. Quần chúng là phạm trù mang tính lịch sử vì mỗi thời kỳ lịch sử thì số lượng, trình độ… chính trị quần chúng khác nhau. Trong xã hội phong kiến, quần chúng là giai cấp nông dân. Trong xã hội tư bản quần chúng lao động không chỉ là nông dân mà còn là giai cấp công nhân. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa quần chúng bao gồm công nhân, nông dân, trí thức.

Vậy công tác vận động quần chúng là gì?. Là toàn bộ hoạt động của Đảng cộng sản nhằm thắt chặt mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân để tán thành lực lượng cách mạng, để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra. Mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân là tiêu chí để đánh giá Đảng cách mạng hay không?, Đảng cơ hội hay đảng cải lương. Mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân là mối quan hệ biện chứng, tác động hai chiều. Một mặt Đảng chịu

trách nhiệm mọi mặt với nhân dân, chăm lo bảo vệ quyền lợi cho nhân dân, có trách nhiệm giúp đỡ, dẫn dắt nhân dân. Mặt ngược lại về phía nhân dân cũng thực hiện thái độ trách nhiệm của mình trước sự nghiệp cách mạng do đảng đứng ra tổ chức. Vì vậy, mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân là một tất yếu khách quan để giành thắng lợi của cách mạng. Lênin đã chỉ rõ: “Chúng ta cần những đảng viên có liên hệ thực tế thường xuyên với quần chúng và biết lãnh đạo quần chúng đó, vì trong quần chúng nhân dân chúng ta chỉ tựa như một giọt nước trong đại dương và chỉ khi nào hiểu được đúng ý nguyện của nhân dân thì chúng ta mới quản lý nhà nước được”.

Quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò quần chúng và công tác vận động quần chúng được thể hiện: trong xã hội loài người không phải ngay từ đầu người ta đã nhận

thức và nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn về vai trò, vị trí của quần chúng nhân dân lao động mà phải trãi qua một giai đoạn lịch sử nhất định. Vai trò của quần chúng nhân dân lao động trong lịch sử mới được thừa nhận ngày càng nâng cao theo đà tiến hóa của lịch sử nhân loại.

Mác có sáng kiến là quan niệm duy vật lề lịch sử dẫn đến quan niệm thay đổi về lịch sử thế giới. Mác chỉ ra các quy luật phát triển của xã hội loài người. Mác đã chỉ ra được động lực cuộc cách mạng xã hội. Vì vậy, chủ nghĩa Mác cho rằng quần chúng nhân dân lao động là người sáng tạo chân chính ra lịch sử. Thứ hai là học thuyết giá trị thặng dư, Mác chỉ ra sự hình thành phát triển xã hội tư bản và sự diệt vong của chủ nghĩa tư bản.

Lênin nhấn mạnh, muốn khai thác sức mạnh của quần chúng thì phải đặt quần chúng dưới sự

lãnh đạo của đảng cách mạng, chúng ta cần những đảng có liên hệ thực tế và thường xuyên với quần chúng và biết lãnh đạo quần chúng đó. Đặc biệt nhấn mạnh phải luôn giữ mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân.

Đảng ta khẳng định và quán triệt quan điểm nghiêm túc chủ nghĩa Mác-Lênin về công tác vận động quần chúng, được thể hiện trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Bác nói: “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không có gì mạnh bằng nhân dân, không có gì vinh dự hơn được phục vụ nhân dân”. Đảng ta có trí tuệ, có cách mạng và khoa học, lãnh đạo tốt nhân dân lao động.

Thể hiện trong văn kiện nghị quyết của Đảng (Văn kiện đại hội III, 1960) “Đảng là sự nghiệp cách mạng, là sự nghiệp của quần chúng chứ không phải là sự nghiệp riêng của cá nhân, anh hùng

nào”. Thành công của Đảng ta là vì Đảng biết tìm cách và phát huy lực lượng cách mạng vô tận trong nhân dân và lãnh đạo nhân dân chiến đấu dưới lá cờ bách chiến bách thắng của chủ nghĩa Mác-Lênin. Trong văn kiện đại hội VI Đảng khẳng định “lấy dân làm gốc”. Đại hội VII: “toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, sức mạnh của Đảng là mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân, quan hệ xa rời quần chúng là làm giảm sức mạnh của Đảng và nhà nước”. Những đặc điểm mới có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quần chúng của Đảng trong thời kỳ mới ta cần lưu ý: đó là cách mạng nước ta có sự đổi mới, nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật, trong điều kiện có nhà

nước xã hội chủ nghĩa của dân và đang từng bước được hoàn thiện. Do điều kiện mở rộng giao lưu quốc tế, do đối đầu trước nguy cơ tụt hậu về kinh tế, chệch hướng xã hội chủ nghĩa, tệ tham nhũng và diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch.

Thực trạng công tác quần chúng thời gian qua được phản ánh như sau: từ đại hội VI của Đảng và sau hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành trung ương (NQ8B) khóa VI đến nay, nhận thức mới của Đảng và chính quyền, các đoàn thể quần chúng được nâng cao hơn trước. Trong hoạt động có thể hiện có hiệu quả rõ hơn, Đảng gắn bó với dân hơn, lòng tin của nhân dân đối với Đảng và ngược lại được nâng cao hơn. Tạo được nhiều phong trào cách mạng trong nhân dân, nổi bật nhất là các lĩnh vực về kinh tế, ổn định đời sống của nhân dân ở các hoạt

động nhân đạo, từ thiện, lĩnh vực an ninh quốc phòng.

Tuy nhiên, thực trạng công tác quần chúng của Đảng, của nhà nước còn nhược điểm là cụ thể hóa quan điểm, tư tưởng về công tác dân vận thành luật pháp, cơ chế chính sách còn chậm, chưa hoàn thiện, chưa đồng bộ, chưa sơ tổng kết thực tiễn. Còn một bộ phận cán bộ đảng viên chưa sâu sát với nhân dân, chưa biết lắng nghe ý kiến của nhân dân, thậm chí có một bộ phận tỏ ra thoái hóa biến chất làm cản trở tiến hóa của Đảng. Mặt trận, đoàn thể còn lúng túng trong đổi mới tổ chức hoạt động. Do đó sức mạnh thu hút hội viên còn hạn chế.

Trong điều kiện Đảng lãnh đạo chính quyền, coi nhẹ công tác quần chúng là trái với đường lối quan điểm của Đảng, tất yếu sẽ dẫn đến quan liêu, xa rời quần chúng làm giảm sức mạnh của Đảng và nhà

nước, hạn chế sự phát triển của công cuộc đổi mới. Nếu tình trạng đó kéo dài và ở một mức độ nghiêm trọng sẽ dẫn đội tiên phong của giai cấp công nhân đến chỗ tiêu vong. Vì vậy, bài học “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” và tầm quan trọng của công tác quần chúng luôn là bài học lịch sử vô giá của cách mạng nước ta.

Do đó, trong giai đoạn mới hiện nay, giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đảng có những quan điểm mới chiến đấu công tác dân vận như sau:

- Cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân được Đảng ta đặt lên hàng đầu. Vì đây là quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đó là sự kế thừa và phát triển tư tưởng “lấy dân làm gốc” của cha ông chúng ta Đảng đặt lên vị trí hàng đầu vì muốn nhấn mạnh tới vấn đề xây dựng lực lượng cách mạng và

phương pháp cách mạng của Đảng, đó là phải dựa vào nhân dân, phát huy sức mạnh của nhân dân để tiến hành đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Phải xác định rõ mục tiêu của công tác dân vận, động viên mọi tiềm năng sáng tạo trong nhân dân, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đây là mục tiêu chung của Đảng. Còn mục tiêu chung của công tác dân vận là nhằm cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, mở rộng dân chủ.

- Đảng xác định động lực cách mạng, động lực thúc đẩy phong trào quần chúng là đáp ứng thiết thực lợi ích của nhân dân, kết hợp hài hòa các lợi ích, thống nhất nghĩa vụ và quyền lợi của nhân dân, giải quyết vật chất lẫn lợi ích tinh thần, tức giải quyết kinh tế lẫn với lợi ích chính trị, giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân người lao động với tập thể và toàn thể xã hội.

Giải quyết lợi ích nhân dân là động lực trực tiếp nhất.

Tiếp tục đa dạng hóa hình thức tập hợp quần chúng như tự nguyện, tự lo ngân sách, công khai về mặt mục đích, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng. Vận động nhân dân nâng cao cảnh giác cách mạng.

- Coi trọng công tác vận động quần chúng nhân dân là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.

Phương hướng chung của công tác quần chúng trong thời gian tới là thực hiện đại đoàn kết dân tộc, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân. Trong thời kỳ mới nhân dân ta có điều kiện mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc, lấy liên minh giai cấp công nhân với nông dân và đội ngũ trí thức làm nền tảng. Đoàn kết các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc, các tôn giáo, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi người trong đại gia đình Việt Nam dù sống trong nước hay định

cư ở nước ngoài, phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc, truyền thống yêu nước và lòng tự hào dân tộc, vì mục tiêu giữ vững độc lập dân tộc thống nhất tiến lên dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh lấy mục tiêu để làm điểm tương đồng. Đồng thời chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của cả dân tộc cùng nhau xó bỏ định kiến, mặc cảm, hướng tới tương lai, xây dựng tinh thần đại đoàn kết, cởi mở, tin cậy lẫn nhau.

Trong những năm tới, cần động viên mọi tiềm năng sáng tạo, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo mục tiêu của đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đề ra: phấn đấu đến năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại.

Những biện pháp của công tác quần chúng cần thực hiện phải thể hiện cụ thể là: tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận. Trước hết xác định rõ nội dung sự lãnh đạo của Đảng đối với mặt trận và các đoàn thể, Đảng biết phát huy tính chất của các đoàn thể nhân dân (đoàn thể là một cấu trúc của xã hội) phát huy cho được tính chất cộng đồng của đoàn thể quần chúng, lãnh đạo để đoàn thể thực hiện tốt vai trò, vị trí xã hội của các đoàn thể, lãnh đạo thông qua cấp ủy hoặc người đứng đầu cấp ủy. Đảng lãnh đạo thông qua hoạt động công tác của mỗi cán bộ đảng viên lãnh đạo công tác quản lý của nhà nước đối với các đoàn thể. Về phía đoàn thể chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động, kiện toàn đội ngũ cán bộ đoàn thể.

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế làm chủ tập thể của nhân dân, tăng cường

việc tiếp thu ý kiến của nhân dân, tiếp tục tốt phong trào quần chúng gắn với nhiệm vụ kinh tế- xã hội. Chăm lo đội ngũ cán bộ dân vận và đối xử công tác dân vận thực sự khoa học.

Công tác quần chúng là công tác đối với con người “phát huy sức mạnh của nhân tố và vì con người hiểu biết và thực tế hơn là sự phát triển toàn diện những đặc điểm hình thành cơ cấu xã hội mới, những nét riêng trong thái độ quần chúng. Do đó, cần hiểu biết thực tế hơn về trạng thái tinh thần và tâm lý của từng đối tượng (đối tượng nhân dân). Khoa học công tác quần chúng là khoa học về con người, Mác đã nói: “tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”.

Cho nên trong việc tìm hiểu tình hình quần chúng và tiến hành công tác quần chúng cần có cả khoa học xã hội, tự nhiên

để xử lý một cách khoa học, tránh chủ quan, tùy tiện, duy ý chí, kinh nghiệm chủ nghĩa, máy móc, rập khuôn… Khắc phục cách vận động quần chúng đơn giản, tùy tiện, quan liêu, hành chính hóa.

Việc tiến hành tìm hiểu thực trạng quần chúng và công tác vận động quần chúng phải được tiến hành cả chiều rộng lẫn chiều sâu, phải nghiên cứu, khảo sát không những tình hình tư tưởng chính trị của quần chúng mà cả tình hình đời sống vật chất và văn hóa, trình độ về mọi mặt, những nhu cầu, nguyện vọng của quần chúng trên trên từng địa bàn nhất định, trong từng lĩnh vực hoạt động.

Nghiên cứu tình hình quần chúng trong sự biến động, dự báo chuyển biến

Một phần của tài liệu đề cương môn học xây dựng đảng có đáp án (Trang 31)