Nguyên tắc không áp đặt: Để thực hiện nguyên tắc này, cần lưu ý: những kết luận đúng mà người dạy đưa ra, nếu chưa

Một phần của tài liệu Huong dan thuc hien chuong trinh Bao ve moi truong (Trang 31)

cần lưu ý: những kết luận đúng mà người dạy đưa ra, nếu chưa được người học chấp nhận, tuyệt đối không được bắt buộc họ phải thừa nhận mà nên khéo léo thuyết phục họ hãy tiếp tục nghiên cứu thêm, có thể tìm hiểu thêm qua kênh khác hoặc thủ nghiệm, trải nghiệm nếu có điều kiện. Trong trường hợp này, người dạy hãy chủ động đề xuất sẽ sẵn sàng tiếp tục hợp tác chia sẻ với họ.

- Nguyên tắc tham gia: Phương châm thực hiện nguyên tắc này là tạo các điều kiện, cơ hội để nhiều người cùng được tham gia, được đề xuất ý kiến, quan điểm về cùng một vấn đề. Như vậy, cần tổ chức lớp thành các nhóm nhỏ và có thể đưa ra các tình huống khác nhau cho các nhóm thảo luận, báo cáo kết quả để các nhóm khác cùng chia sẻ, tranh luận để tìm câu trả lời đúng, hoặc tất cả cá nhóm cùng một vấn đề/câu hỏi, sau đó để các nhóm lần lượt báo cáo kết quả, người dạy tổng hợp tất cả các đề xuất cùng thảo luận để tìm phương án tối ưu.

- Nguyên tắc đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ

Đối tượng người học chương trình này phần đông là những người lớn tuổi. Vì nhiều lý do khác nhau, họ hạn chế trong việc tiếp tthu

những kiến thức nâng năng tính hàn lâm, lý thuyết. Vì vậy, những nội đung kiến thức, những thuật ngữ được đưa ra với đối tượng này phải thật gần gũi với họ, những kiến thức cần thiết nhưng mới lạ hoàn toàn đối với họ, cần phải được đơn giản hoá và sử dụng những thuật ngữ thông dụng (hoặc thông dụng hoá những thuật ngữ mang tính khoa học, chuyên môn), dễ hiểu, dễ nhớ và dễ vận dụng.

HƯỚNG DẪN BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ

1. GỢI Ý BIÊN SOẠN TÀI LIỆU ĐỊA PHƯƠNG1. Đối tượng sử dụng tài liệu 1. Đối tượng sử dụng tài liệu

Đối tượng sử dụng tài liệu là giáo viên, hướng dẫn viên và học viên ở các trung tâm học tập cộng đống

2. Mục đích biên soạn tài liệu

Nhằm hướng dẫn, gợi ý cho giáo viên, hướng dẫn viên, học viên thực hiện tốt chuẩn mực kiến thức, kĩ năng quy định cho từng chuyên đề trong chương trình Giáo dục môi trường. Từ đó, giúp cho giáo

viên, hướng dẫn viên:

- Nắm chắc mục tiêu, chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình, GDMT

- Nắm chắc các nội dung trọng tâm - Dễ dàng thực hiện đổi mới PPDH - Biết cách đổi mới kiểm tra, đánh giá

Khi biên soạn các chuyên đề của chương trình Giáo dục môi trường cần chú ý đảm bảo tính phù hợp với đặc điểm người học và khả thi đối với điều kiện thực tế của các lớp chuyên đề về đội ngũ hướng dẫn viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị,...

3. Cấu trúc chuyên đề

Các chuyên đề có thể biên soạn theo các cấu trúc sau đây: I. Mục tiêu chuyên đề

II. Nội dung chuyên đề

III. Gợi ý hướng dẫn dạy học IV. Tài liệu tham khảo

Gợi ý về nội dung của từng mục trong cấu trúc

Mục 1: Mục tiêu

- Nêu lên chuẩn kiến thức, kĩ năng chuyên đề đã được quy định trong chương trình Giáo dục môi trường.

- Mục tiêu làm mức độ yêu cầu về kiến thức, kĩ năng và HV cần đạt được sau khi học xong chuyên đề chứ không phải là những

nhiệm vụ hoặc những điều giáo viên cần phải làm

- Mục tiêu cần phải cụ thể, rõ ràng, có thể quan sát được, đo đạt được và định lượng được để giáo viên, HDV có thể đánh giá được, ví dụ:

+ Về kiến thức: nêu lên được/chỉ ra được/phân biệt được,... + Về kĩ năng: biết cách/phân loại được/thực hiện được,... + Về thái độ: tán thành/ủng hộ/hưởng ứng/hợp tác,...

Mục 2: Nội dung chuyên đề

Một phần của tài liệu Huong dan thuc hien chuong trinh Bao ve moi truong (Trang 31)