ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1.Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu, mô tả, theo dõi dọc, có đối chứng 2.2.2.Nghiên cứu lâm sàng
- Lập bệnh án nghiên cứu.
- Khám lâm sàng tất cả các bệnh nhân trong đối tượng nghiên cứu và thống kê theo mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất với những nội dung chính sau:
+ Xác định các triệu chứng lâm sàng trước và sau điều trị.
- Đánh giá kết mức độ nặng lâm sàng theo thang điểm lâm sàng của Bộ môn Nội thần kinh - Bệnh viện 103 do Nguyễn Văn Chương đề xuất. Mức độ lâm sàng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng dựa vào những tiêu chuẩn sau:
1. Cong sinh lý cột sống thắt lưng:
Bình thường……….(0 điểm) Từ giảm đến mất cong sinh lý...(1 điểm) Cong sinh lý đảo ngược...(2 điểm)
2. Vẹo cột sống:
Cột sống không vẹo...(0 điểm) Vẹo cột sống dưới 100...(1 điểm) Vẹo cột sống từ 10- dưới 200 ... (2 điểm) Vẹo từ 200- dưới 300...(3 điểm) Vẹo từ 300 trở lên...(4 điểm)
3. Các điểm đau Valleix
Không có điểm đau ...(0 điểm) Có điểm đau...(1 điểm)
4. Dấu hiệu Lasègue
900...(0 điểm) Từ 600 - nhỏ hơn 900...(1 điểm) Từ 300 - nhỏ hơn 600...(2 điểm) Từ 150 - nhỏ hơn 300...(3 điểm) Từ 00 - nhỏ hơn150 ...(4 điểm)
5. Dấu hiệu chuông bấm
Không có ...(0 điểm) Có...(1 điểm)
6. Chỉ số Schober
14/10...(0 điểm) Từ 12/10 đến nhỏ hơn 14/10...(1 điểm) Từ 10/10 đến nhỏ hơn 12/10...(2 điểm)
7. Đau khi nghỉ ngơi: được đánh giá theo phương pháp “Thang nhìn tương ứng” (analog visual scale):
Từ trên 0- 25%.... (1 điểm) Từ trên 50 đến 75%...(3 điểm) Từ trên 25- 50%...(2 điểm) Từ trên 75- 100%...(4 đểm)
8. Đau có tính chất cơ học
Đau không có tính chất cơ học...(0 điểm) Đau tăng khi đi lại, ho hắt hơi...(1 điểm) Đau tăng ngay khi ngồi, đứng dậy...(2 điểm)
9. Teo cơ Không có...(0 điểm) Có:...(1 điểm) 10. Cảm giác nông Bình thường...(0 điểm) Giảm ………..………(1 điểm) Mất………..………(2 điểm) 11. Vận động Bình thường……….(0 điểm) Giảm (liệt độ 1-2)………(1 điểm) Liệt hoàn toàn (độ 3-5)...(2 điểm)
Đánh giá độ nặng lâm sàng - Bình thường: 0 điểm - Nhẹ: 1- 6 điểm - Vừa: 7-12 điểm - Nặng: 13-18 điểm - Rất nặng: 19-25 điểm
2.2.3.Nghiên cứu hình ảnh chụp phim cộng hưởng từ
Căn cứ vào hình ảnh trên tín hiệu T1, T2 ở bình diện cắt dọc và cắt ngang để chấn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, đồng thời phân tích các chỉ tiêu:
- Thể thoát vị:
+ Thoát vị ra trước, thoát vị vào thân đốt
+ Thoát vị ra sau lệch bên, thoát vị ra sau trung tâm
+ Thoát vị vào lỗ ghép, thoát vị có mảnh rời, thoát vị thể giả u - Vị trí thoát vị: L1-L2, L2-L3, L3-L4, L4-L5, L5-S1.
- Số lượng đĩa đệm cột sống thắt lưng thoát vị: + Thoát vị 1 tầng
+ Thoát vị đa tầng 2.2.4. Nghiên cứu điều trị
∗ Phác đồ điều trị chung cho 2 nhóm
- Kéo giãn, vật lý trị liệu.
+ Nhiệt nóng bằng Paraffin + Kéo giãn cột sống.
- Thuốc chống viêm Non-Steroid:
Meloxicam 7,5mg, nhà sản xuất Meyer - BPC Bến Tre, Việt Nam; ngày uống 2 viên chia 2 lần vào lúc no.
Myonal 50mg (Eperisone hydrochloride), NSX Eisai Co., Ltd, Japan; ngày uống 3 viên chia 3 lần.
- Thuốc tăng dẫn truyền thần kinh:
Paralys (Galantamin), nhà sản xuất Công ty Dược và trang thiết bị Y tế Bình Đinh – Bidiphar; Ngày tiêm 2 ống.
- Vitamin nhóm B:
Neurobion (Diclofenac sodium; Pyridoxol HCL; Thiamin nitrate; Vitamin B12), nhà sản xuất PT. Merck Tbk Indonesia, ngày tiêm bắp 1 lọ.
∗ Thuốc tiêm ngoài màng cứng và phong bế quanh rễ thần kinh
- Depo - Medrol (Methylprenisolon acetat) 40mg/1ml, NSX Pfizer, Bỉ - Novocain 1%
Liệu trình 1 tuần tiêm 2 lần, một liệu trình tiêm 4 -5 lần.
∗ Quy trình tiêm ngoài màng cứng
Phong bế ngoài màng cứng là đưa thuốc vào khoang ngoài màng cứng: có tác dụng làm giảm đau, chống viêm thắt lưng và đau thần kinh hông to. Thủ thuật tiêm ngoài màng cứng đã được thông báo lần đầu tiên vào năm 1952.
a. Chuẩn bị
∗ Bệnh nhân:
- Xét nghiệm thường quy, máu đông, máu chảy. - Thử phản ứng Novocain.
- Bệnh nhân được giải thích về mục đích của thủ thuật.
∗ Dụng cụ: - Săng có lỗ: 1 cái
- Khay men vô trùng: 01 - Khay men hữu trùng: 01
- Bơm tiêm 5ml: 2 cái. - Găng tay vô khuẩn: 02.
- Gạc vô khuẩn, bông cồn iod, cồn trắng 700, kìm Kocher. - Các thuốc cấp cứu