Hội xuống đồng

Một phần của tài liệu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện bảo lạc (cao bằng) nửa đầu thế kỷ xix (Trang 82)

6. Bố cục

3.4.1. Hội xuống đồng

Đây là lễ hội được tổ chức vào dịp đầu xuân, chủ yếu vào tháng giêng, mục đích là để tế thần nông, cầu một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Đây cũng là một lễ hội phổ biến, được tổ chức rộng rãi ở hầu khắp các địa phương trong huyện như: Thị trấn Bảo Lạc, xã Bảo Toàn, Hồng Trị, Cô Ba……… ở một số huyện khác như ở Thạch An (Cao Bằng) lễ hội này còn được gọi là lễ tế thần nông.

Lễ hội mang ý nghĩa cầu mùa và cố kết cộng đồng nên phạm vi tổ chức là do các làng bản tự đóng góp tổ chức, thời gian từ một ngày đến hai, ba ngày tùy

74

thuộc vào từng làng bản cụ thể. Lễ hội thường được tiến hành trong ba ngày (13,14,15 tháng giêng), cũng có bản tổ chức vào ngày mùng 9, 10 tháng giêng như xóm Nà Chùa (Thị trấn Bảo Lạc), hay tổ chức vào ngày Thìn đầu tiên của tháng Giêng hằng năm (xã Đức Hạnh-huyện Bảo Lâm)

Lễ hội có hai phần chính: phần tế lễ và phần hội (vui chơi). Đại đa số các địa phương đều tổ chức phần tế lễ trước sau mới đến phần hội, cũng có nơi phần hội được tổ chức trước. Ngày đầu tiên có hội đánh cờ người và các quân cờ là các nam nữ thanh niên ăn mặc đẹp, đặc biệt là chỉ có tướng Bà chứ không có tướng Ông, ngày thứ hai là ngày chuẩn bị tế lễ, ngày cuối cùng là ngày làm lễ tế.

Đồng bào tổ chức lễ hội với mong muốn cầu mong cho mọi người già trẻ, gái trai trong thôn bản bước sang một năm mới luôn khỏe mạnh, hạnh phúc, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhà nhà no ấm.

Ngoài ý nghĩa tâm linh, lễ xuống đồng (cúng thần nông) còn thể hiện một ý nghĩa cộng đồng: đây là ngày dân bản đồng tâm nhất trí quy ước việc đồng áng. Đã có cam kết thì không ai dám thả rông trâu bò, gà, vịt….phá hoại việc gieo trồng nữa. Từ đó mà suy ra người ta chọn ông chủ tế có uy tín làm chủ lễ cũng có lý do của nó: bởi ông có thế lực, uy tín, chữ nghĩa (và tất nhiên có nhiều ruộng) thì khi ông quyết định bất cứ điều gì mọi người sẽ phải tuân theo.

Một phần của tài liệu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện bảo lạc (cao bằng) nửa đầu thế kỷ xix (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)