Kinh tế hái lượm

Một phần của tài liệu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện bảo lạc (cao bằng) nửa đầu thế kỷ xix (Trang 79)

6. Bố cục

3.3.1. Kinh tế hái lượm

Đây là loại hình kinh tế phát triển ở trình độ thấp thể hiện việc con người đi kiếm những thức ăn rau quả….. nguồn thực phẩm có sẵn trong tự nhiên. Loại hình này có các hình thức như hái lượm, đánh cá hay săn bắt thú rừng.

Bảo Lạc là một huyện miền núi biên giới, được thiên nhiên ưu đãi nên có những khu rừng nguyên sinh, rậm rạp, với một nguồn lâm thổ sản phong phú, đa dạng… Đây là điều kiện để cư dân nơi đây sớm phát triển kinh tế hái lượm.

Ngay từ sớm người dân Bảo Lạc đã biết khai thác, tận dụng những sản vật có sẵn trong tự nhiên, làm phong phú cho các bữa ăn hàng ngày: như hái măng, nấm, rau, củ quả trong rừng…về sơ chế tạo ra những món ăn hấp dẫn.

Họ thường kiếm nhặt các loại rau rừng, rau trên nương, trên ruộng, măng, nấm, mộc nhĩ… tùy thuộc vào thời tiết từng mùa.

71

Chẳng hạn, các loại rau rừng, nấm, mọc nhĩ có nhiều vào mùa xuân hoặc đầu mùa hè, khi có mưa xuống. Hay măng lại phụ thuộc vào các loại cây của nó như: măng vầu có nhiều vào tháng 2 -3, măng tre có vào tháng 5, măng nứa, măng mai, măng hóp lại thường có vào tháng 6 - 7 -8, măng giang có vào tháng 9.

Các loại cây, củ rừng có bột như báng, mài….được tìm kiếm và khai thác nhiều, làm thực phẩm thay cơm, bổ sung cho mùa giáp hạt hoặc trong những năm mất mùa. Củ mài thường được khai thác vào đầu mùa xuân, có nhiều loại như “mằn kép”, “mằn nài”, “mằn đíp” củ to và rất ngon.

Người Tày, người Nùng cư trú ở vùng thấp, ven các con sông Gâm, sông Neo, thường sử sụng chài hoặc dùng tre đan những chiếc lờ đặt trên những khúc sông để đánh cá. Sông Gâm, sông Neo nổi tiếng có cá chiên, cá chày, cá sộp ăn rất ngon. Người Mông, Dao, Lô Lô cư trú trên những miền núi cao thường đi lượm những loại rau rừng trên núi đá vôi đem về ăn hàng ngày.

Như vậy dù là hoạt động kinh tế ở trình độ thấp, nhưng với một huyện miền núi khó khăn như Bảo Lạc thì kinh tế hái lượm cũng đóng vai trò quan trọng, nó làm phong phú thêm cho những bữa ăn hàng ngày của người nông dân, đôi khi còn là nguồn lương thực, thực phẩm quan trọng giúp họ trải qua những năm mất mùa, đói kém hay những ngày giáp hạt.

Một phần của tài liệu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện bảo lạc (cao bằng) nửa đầu thế kỷ xix (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)