Chỉ số apgar phút thứ nhất và thứ năm

Một phần của tài liệu đánh giá tác dụng của ropivacaine 0,1% phối hợp với fentanyl 2mcg ml gây tê ngoài màng cứng giam đau trong đẻ (Trang 25)

Bảng 3.10. Chỉ số apgar phút thứ nhất và phút thứ năm

Nhóm R Nhóm B

Apgar 1’ – 5’ < 7 điểm  7 điểm < 7 điểm  7 điểm

Số lượng 1 29 1 29

Qua bảng 3.10 cho thấy 96,7% số trẻ sơ sinh đẻ ra cho chỉ số apgar tốt > 7 điểm ở cả 2 nhóm 3.11. Sự hài lòng của sản phụ Bảng 3.11. Sự hài lòng của sản phụ Nhóm R Nhóm B Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Hài lòng 27 90% 28 93,3%

Cần giảm đau nhiều

hơn nữa 2 6,7% 2 6,7%

Trả lời khéo “tốt

nhất là không đẻ 1 3,3% 0 0%

Qua bảng 3.11 cho thấy:

- Nhóm R có 90% số sản phụ hài lòng với giảm đau, 6,7% có ý kiến thêm giảm đau nữa và 3,3% có trả lời khéo

Chương 4

BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm chung của thai phụ

Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy:

- Tuổi trung bình của cả hai nhóm Ropivacaine và nhóm Bupivacaine là 27,4 ± 3,5 và 28,5 ± 4,1. Độ tuổi trung bình ở cả 2 nhóm này là ngang nhau, không có sự khác biệt. Điều này cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu khác là tuổi sinh đẻ chủ yếu tập trung ở lứa tuổi từ 25 tuổi đến 30 tuổi.

- Chiều cao trung bình của cả hai nhóm cũng tương tự nhau 157,1 ± 3,9cm; 156,3 ± 3,2cm, không có sự khác biệt, và cũng nằm trong giới hạn chiều cao trung bình của phụ nữ Việt Nam.

- Cân nặng của cả hai nhóm cũng tương tự nhau (63,3 ± 0,2kg; 61,3 ± 1 kg); so với trước khi có thai các bà mẹ tăng cân ở mức độ cho phép (tăng từ 8kg đến 15kg) [2], [5].

4.2. Số lần sinh của các thai phụ

Kết quả ở bảng 3.2 thấy số sản phụ đẻ con so cả hai nhóm R và B là ngang nhau. Không có sự khác biệt (73,3% và 70,0%). Số sản phụ đẻ con dạ ở cả 2 nhóm cũng ngang nhau, không có sự khác biệt (26,7% và 30%).

4.3. Đặc điểm của gây tê ngoài màng cứng

Qua bảng 3.3 cho ta thấy:

- Thời gian khởi tê trung bình ở cả hai nhóm R và nhóm B là như nhau không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (8,5 ±2,7 phút; 9,2 ± 3,1 phút).

- Lượng dịch truyền của cả hai nhóm cũng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê: 650 ± 180ml; 720 ±200m,.

- Cả hai nhóm không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (21,4 ± 4,5ml; 19,3 ± 5,1ml).

- Thời gian từ lúc gây tê đến lúc đẻ là 2,7 ± 1,2 giờ; 3,1 ± 1,4 giờ cũng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Kết quả này cũng phù hợp với một số nghiên cứu của các tác giả khác [3], [8].

4.4. Mức độ ức chế vận động

Qua bảng 3.4 cho thấy mức độ ức chế vận động theo Bromge ở R ít hơn ở nhóm B một cách có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Halperu tổng hợp 23 nghiên cứu trên tổng số 1043 bệnh nhân sử dụng Ropiva-caine và 1031 bệnh nhân sử dụng Bupivacaine.

4.5. Cách thức sinh

Qua bảng 3.5 cho thấy tỷ lệ đẻ thường, can thiệp, mổ đẻ của cả 2 nhóm là 83,4%; 76,7%; 3,3%; 6,7%; 13,3%; 16,6% không có sự khác biệt về mặt thống kê ở cả hai nhóm. Các kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Độ (86,6%, 1,9%, 11,3%) nhưng kết quả này cho thấy tỷ lệ đẻ thường cao hơn trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Tâm (đẻ thường 60,7%, can thiệp 5,4%, mổ đẻ 33,9%) [3], [8]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.6. Lý do can thiệp

Qua bảng 3.6 cho thấy chỉ có 1 sản phụ ở nhóm B sinh can thiệp do rặn yếu chiếm 3,3% trong số 30 sản phụ nhóm B, chiếm 50% trong tổng số sản phụ sinh can thiệp trong nhóm B. Kết quả này không có sự khác biệt giữa nhóm R và nhóm B.

Kết quả này cũng phù hợp với một số lý do sinh can thiệp của sản phụ vào đẻ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương không có giảm đau trong đẻ bằng bất cứ phương pháp nào [1].

4.7. Tác dụng không mong muốn

Tác dụng không mong muốn gồm có buồn nôn, nôn, run, và đau lưng ở cả 2 nhóm R và nhóm B khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Số sản phụ có tác dụng không mong muốn ở cả 2 nhóm R và B đều không nhiều. Kết quả này cũng phù hợp với một số nghiên cứu của các tác giả nước ngoài [11], [12].

4.8. Vô cảm để khâu tầng sinh môn

Tỷ lệ phải tê tại chỗ để khâu tầng sinh môn là 13,3% ở nhóm R và 16,7% ở nhóm B. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ này cũng phù hợp với một số nghiên cứu khác.

4.9. Vô cảm để mổ lấy thai

Qua bảng 3.9 cho biết tỷ lệ phải sử dụng thêm các thuốc khác để vô cảm cho mổ lấy thai ở nhóm R là 30% ở nhóm B là 23,3%. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Tỷ lệ gần 30% số ca phải sử dụng thêm thuốc khác để vô cảm cho mổ lấy thai cũng phù hợp với một số nghiên cứu khác của các tác giả khác [1].

4.10. Chỉ số Apagar của trẻ sơ sinh phút thứ nhất và phút thứ 5

Qua bảng 3.10 cho thấy có 96,7% số sơ sinh có chỉ số Apagar phút thứ nhất và thứ 5 ≥ 7 điểm. Điều này chứng tỏ gây tê ngoài màng cứng không ảnh hưởng tới thai trước đẻ, trong và sau đẻ. Một số nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự [1], [3].

Một phần của tài liệu đánh giá tác dụng của ropivacaine 0,1% phối hợp với fentanyl 2mcg ml gây tê ngoài màng cứng giam đau trong đẻ (Trang 25)