Thực trạng và xu hướng của dòng vốn FPI vào các nước đang phát

Một phần của tài liệu Thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 38)

phát triển giai đoạn 2006 đến nay

2.1.1. Thực trạng của dòng vốn FPI vào các nƣớc đang phát triển giai đoạn 2006 đến nay

Số liệu về FPI thường rất khó đo lường chính xác. Lý do một phần ở phương pháp luận thống kê và tính toán chưa thống nhất, phần khác nhiều hoạt động của FPI diễn ra ở các thị trường và hình thức khác nhau rất dễ tính trùng lặp hoặc bỏ sót.

Quỹ tiền tệ quốc tế IMF thông qua chương trình khảo sát FPI toàn cầu Global Portfolio Investment Survey – Coordinated portfolio investment survey (CPIS) đã có số liệu thống kê trong nhiều năm.

Bảng 2.1: Đầu tƣ FPI vào các nƣớc trên thế giới giai đoạn 1997-2010

Đơn vị: tỷ USD

Năm 1997 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Tổng đầu tư 5,379 21,261 23,746 30,488 36,052 27,296 33,636 35,801

Cổ phiếu 2,601 8,711 10,551 14,172 17,067 9,768 13,655 15,425

Trái phiếu 2,772 12,545 13,183 16,291 18,964 17,511 19,961 20,354

Nguồn: IMF ( 2012), Global Porfolio Investment Survey ( CPIS)

Từ bảng 2.1 ta thấy, quy mô FPI tăng rất mạnh trong hai thập niên vừa qua. Nếu tổng FPI trên thế giới năm 1997 đạt mức 5.379 tỷ USD thì đến năm

33

2010 đã đạt mức 35.801 tỷ USD, thậm chí năm 2007 tổng số đầu tư này tăng lên con số 36.052 tỷ USD. Riêng giai đoạn năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cuối năm 2007, số lượng FPI trên thế giới đã giảm sút đáng kể, mức đầu tư FPI chỉ bằng 75% so với năm trước.

Tuy nhiên, có thể thấy quy mô FPI của thế giới đã tăng 7 lần trong vòng hơn mười năm từ 1997 đến 2010 và có xu hướng tiếp tục tăng trong giai đoạn sắp tới. Trong đó, trong cấu trúc vốn FPI thì vốn trái phiếu có tỷ trọng lớn hơn và ổn định hơn vốn cổ phiếu. Đầu tư theo hình thức cổ phần thường chiếm khoảng 30 - 35 % tổng FPI.

0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 40,000 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng đầu tư Cổ phiếu Trái phiếu

Nguồn: IMF ( 2012), Global Porfolio Investment Survey ( CPIS)

Biều đồ 2.1: Đầu tƣ FPI vào các nƣớc trên thế giới 2004-2010

2.1.2. Xu hƣớng của dòng vốn FPI

Cũng theo số liệu của CPIS, các nước có quy mô FPI ra nước ngoài lớn nhất đồng thời cũng chính là những nước có quy mô nhận FPI lớn nhất. Tính

34

ra, đến trên 70% FPI tập trung vào các quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu là Mỹ, Anh, Nhật, Lucxambua, Đức, Pháp, Italia, Hà Lan, Ailen, Thụy Sĩ. Có thể thấy, do tính chất nhạy cảm của dòng vốn FPI, nên các nhà ĐTNN thường tìm đến thị trường của các nền kinh tế phát triển với nền tảng kinh tế cơ bản, phong phú các loại chứng khoán với chất lượng khác nhau, tính thanh khoản tốt, mức vốn hóa thị trường cao… nên trên 70% số lượng FPI trên thế giới tập trung vào các nước phát triển là điều dễ hiểu.

Bảng 2.2: Mƣời nƣớc thu hút FPI nhiều nhất trên giới năm 2010

Đơn vị tính: tỷ USD

Năm 2010 Tổng nhận FPI Tỷ trọng trên tổng

FPI thế giới Mỹ 6,738 18.8% Nhật 3,345 9.3% Anh 3,241 9.1% Luxembourg 2,878 8.0% Pháp 2,805 7.8% Đức 2,555 7.1% Ai Len 1,922 5.4% Hà Lan 1,477 4.1% Ý 1,155 3.2% Thụy Sĩ 1,118 3.1%

35

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, cơ cấu đầu tư FPI đang có xu hướng dịch chuyển sang các nền kinh tế mới nổi. Nguyên nhân là do mức lãi suất cao ở các thị trường đang nổi, cũng như triển vọng tăng trưởng cao ở những nước này trong thời gian gần đây đã khuyến khích các nhà ĐTNN đầu tư vào các thị trường đang nổi. Hoạt động phát hành cổ phiếu công ty và đầu tư vào TTCK tại một số nước, thành lập các quỹ đầu tư mang tính dài hạn, đi cùng với sự lớn mạnh của hệ thống cơ sở hạ tầng tại các thị trường đang nổi ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà ĐTNN đầu tư vào thị trường tài chính của các nước đó.

2.2. Thực trạng thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian qua

Cùng với hoạt động FDI thì FPI đã thực hiện tại Việt Nam từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX. Tuy nhiên nếu so sánh với FDI thì FPI tại Việt Nam còn rất khiêm tốn. Nhìn một cách tổng quát thì lượng vốn FPI là rất nhỏ bé, chỉ chiếm 2-3% vốn FDI. Tuy nhiên, luồng vốn này đang có xu hướng tăng dần lên qua các năm. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn sắp tới nói chung cũng như sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam nói riêng.

2.2.1. Giai đoạn trƣớc khi Việt Nam gia nhập WTO (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.1.1. Thực trạng thu hút dòng vốn FPI vào Việt Nam giai đoạn trước khi gia nhập WTO

- Giai đoạn 1991 – 1997: mặc dù chưa có TTCK, tuy nhiên, thực tế đã có một dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đổ vào Việt Nam từ những năm đầu của thập niên 90 khi Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách mở cửa với sự xuất hiện lần đầu tiên của quỹ ĐTNN The Vietnam Fund Ltd. Nguyên

36

nhân của sự chậm trễ này là do Luật pháp Việt Nam về thu hút ĐTNN còn rất hạn chế và kinh tế tư nhân chưa phát triển. Hoạt động đầu tư gián tiếp của các nhà ĐTNN chủ yếu thông qua các quỹ đầu tư. Trong giai đoạn này, các quỹ ĐTNN chủ yếu đầu tư mua cổ phiếu của các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa. Tuy nhiên trong những năm đầu, việc đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa khá thấp do tốc độ cũng như số lượng doanh nghiệp tiến hành cổ phần là chưa cao, qui mô vốn của các doanh nghiệp này nhỏ, các qui định về đầu tư của nước ngoài chưa rõ ràng

Và FPI chỉ tăng lên trong giai đoạn 1994-1997, khi tốc độ cổ phần hóa được đẩy mạnh, đồng thời việc ra đời và phát triển Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh chỉ còn là vấn đề thời gian, được chứng tỏ bởi sự xuất hiện của hàng loạt các quỹ ĐTNN. Theo thống kê, trong giai đoạn 1991-1997, số lượng các Quỹ ĐTNN hoạt động tại Việt Nam là 7 quỹ với tổng quy mô gần 500 triệu USD nhằm mục tiêu đầu tư tài chính tại Việt Nam, trong đó có 4 quỹ là các quỹ đại chúng niêm yết tại một số TTCK quốc tế như Anh, Ireland… Sau khi Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Mỹ, giá giao dịch chứng chỉ của các quỹ này tăng mạnh và luôn cao hơn giá trị tài sản ròng..

Tuy nhiên không lâu sau đó, vào năm 1996, 1997, giá chứng chỉ quỹ của 4 quỹ niêm yết trong thời kỳ này đã sụt giảm mạnh và liên tục được giao dịch thấp hơn từ 43,6 – 47,7 % so với giá trị ròng.

Giai đoạn này thực tế cũng là giai đoạn khó khăn cho các quỹ có mục tiêu đầu tư tại Việt Nam do cơ hội đầu tư còn hạn chế, thị trường tài chính còn manh nha, chưa phát triển. Vào thời kỳ này, số lượng doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần và doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa rất ít.

37

Trong suốt từ năm 1992 đến 1998 chỉ có 38 doanh nghiệp tư nhân được thành lập và 128 doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa.

Bảng 2.3: Các quỹ ĐTNN hoạt động tại Việt Nam giai đoạn 1991-1997

Quỹ Công ty quản lý quỹ

Năm thành lập Quy mô (Triệu USD) Tình trạng hoạt động

Vietnam Fund Management Co.Ltd 1991

54.3 Chấm dứt hợp đồng năm 2001 Vietnam Investment Fund KV Management Pte Ltd (Singapore) 1992 90 Thu hẹp quy mô còn 5 triệu USD Beta Vietnam Fund Administration Ltd 1993 71 Thu hẹp quy mô còn 7 triệu USD Vietnam

Frontier Fund Frontier (Finansa) 1994 67

Chấm dứt hợp đồng năm 2004 Templeton Vietnam Opportunities Fund Templeton Investment Managament Pte Ltd 1994 1994 117 Chấm dứt hợp đồng năm 1997 và trở trở thành Asian Fund Vietnam Lazard

Fund Vietnam Vest Ltd 1994 58.8

Chấm dứt hợp đồng năm 1997 Vietnam

Interprise Dragon Capital Ltd 1995 35 Đang hoạt động

Tổng 493.1

Nguồn: Thống kê theo Tạp chí Tài chính tháng 11/2006

- Giai đoạn 1997 – 2001: Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997 – 1998, làn sóng đầu tư nước ngoài (bao gồm cả FDI và FPI) vào châu Á bị chững lại và sụt giảm về quy mô. Mặc dù Việt Nam được đánh giá là một trong những nước ít bị ảnh hưởng nhất nhưng tình

38

hình đầu tư FPI cũng không sáng sủa hơn các quốc gia trong khu vực. Trong thời gian 1998 -2001, không những không có một quỹ đầu tư mới nào được thành lập mà các quỹ thành lập trước đó lại đua nhau rút vốn hoặc giảm quy mô hoạt động xuống. Trong số 7 quỹ đầu tư đã có hoạt động đầu tư tại Việt Nam, 5 quỹ đã rút hoạt động khỏi Việt Nam, 1 quỹ thu hẹp đến 90% quy mô hoạt động, chỉ còn lại duy nhất quỹ Vietnam Entrerprise Intervestment Fund được thành lập tháng 7/1995 với quy mô nhỏ nhất trong 7 quỹ là vẫn tồn tại và hoạt động cho đến nay.

Nguyên nhân chủ quan khác cũng khiến cho dòng vốn FPI trong giai đoạn này không gia tăng là do TTCK mới chỉ bắt đầu được hình thành và chưa có nhiều hàng hóa để thu hút dòng vốn này. Thực chất giai đoạn này TTCK mới bắt đầu được hình thành, kể từ khi Nghị định 75/1996/NĐ-CP ngày 28/11/1996 của Chính phủ về việc thành lập Ủy ban Chứng khoán nhà nước (UBCKNN) bắt đầu có hiệu lực từ tháng 4/1997. Tiếp theo đó là nghị định 127/1998/QĐ-TTg về việc thành lập Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (TTGDCK Tp. HCM) tạo cơ sở pháp lý để UBCKNN và các bộ ban ngành tiến hành xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiển để triển khai hoạt động thị trường tại TTGDCK Tp.HCM kể từ tháng 7/2000.

- Giai đoạn 2002 – 2005: dòng vốn FPI vào Việt Nam được xem là hồi phục cùng với hoạt động ngày càng sôi động của TTCK Việt Nam, cùng với nỗ lực của Chính phủ trong việc đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp lớn và nâng dần tỷ lệ nắm giữ cổ phần của nhà ĐTNN trong các doanh nghiệp Việt Nam. Nhìn thấy cơ hội kinh doanh lớn từ quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam, các nhà ĐTNN khởi động lại việc đầu tư với sự xuất hiện của Mekong Enterprise Fund với số vốn 18,5 triệu USD.

39

Từ đó đến năm 2005, Việt Nam tiếp nhận thêm hơn 10 quỹ với tổng số vốn đã vượt qua con số 1 tỷ USD.

* Bối cảnh nền kinh tế giai đoạn 2002-2005:

Với điểm mốc là sự ra đời và đi vào hoạt động của Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, các nhà ĐTNN đã mở rộng hình thức đầu tư vào thị trường tài chính Việt Nam thông qua Trung tâm giao dịch chứng khoán. Trong giai đoạn này, thị trường tài chính Việt Nam đã trải qua những cột mốc quan trọng: Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đã chính thức hoạt động năm 2000, tạo thị trường thứ cấp chính thức cho hoạt động giao dịch chứng khoán. Quy mô thị trường cổ phiếu ngày càng lớn, tính thanh khoản của chứng khoán ngày càng cao, thông tin niêm yết minh bạch, môi trường đầu tư lành mạnh càng thu hút nhiều nhà ĐTNN cá nhân, tổ chức cũng như các quỹ ĐTNN hăng hái tham gia để tìm kiếm lợi nhuận. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số lượng các doanh nghiệp nhà nước hoàn thành cổ phần hóa tăng nhanh. Việc cổ phần hóa đã cung cấp một lượng cổ phiếu lớn cho thị trường, thu hút các nhà đầu tư ngoài nước đến với thị trường tài chính Việt Nam. Tính đến 31/12/2005, tổng giá trị thực tế doanh nghiệp đã cổ phần hóa khoảng 164.000 tỷ đồng. Trong đó phần vốn nhà nước chiếm trên 40.000 tỷ đồng, bằng gần 15,5% tổng vốn nhà nước hiện có vào thời điểm đó. Trong các năm 2004- 2006, mặc dù số lượng doanh nghiệp có quy mô vốn lớn được cổ phần hóa đã tăng lên nhưng số lượng doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng vẫn chiếm gần 80% tổng số doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa.

40

Nguồn: Saga.vn

Biều đồ 2.2: Số lƣợng các công ty cổ phần hóa từ năm 1992 - 2006

Sự ra đời của Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, bây giờ là Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội đã chính thức hoạt động năm 2005, tạo thị trường giao dịch phi tập trung cho các công ty chưa đủ điều kiện niêm yết hoặc không muốn niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM. Sự ra đời và hoạt động của Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội cung cấp thêm nhiều hàng hóa và nâng cao tính năng động cho TTCK Việt Nam.

Ngày 29/11/2005, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật đầu tư chung thay thế Luật đầu tư nước ngoài ban hành năm 1987 (sau đó được sửa đổi, bổ sung các năm 1990, 1992, 1996, 2000, Luật khuyến khích đầu tư năm 1994). Luật đầu tư 2005 kế thừa những quy định đã được thực tiễn cuộc sống chứng minh là đúng, đồng thời thể hiện những chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước, những cam kết của Việt Nam trong các hiệp định đa

41

phương và song phương, trong đó đã bổ sung những quy định mới về tự do hóa và đảm bảo đầu tư, quan trọng nhất là Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMS); đối xử công bằng giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài theo các nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) và đối xử quốc gia (NT)…

*Thực trạng thu hút FPI vào Việt Nam giai đoạn 2002-2005:

Trên cơ sở những thay đổi cơ bản quan trọng liên quan đến TTCK và hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài, số lượng nhà đầu tư tổ chức, cá nhân nước ngoài không ngừng gia tăng.

Nguồn: Sở GDCK TP.HCM và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

Biểu đồ 2.3: Quy mô khối lƣợng giao dịch của NĐTNN từ năm 2000 - 2006 (Bao gồm cả số liệu của SGDCK TP.HCM và SGDCK HN)

Khối lượng giao dịch của nhà ĐTNN năm 2006 tăng gấp 4 lần so với năm 2005 và chiếm gần ¼ khối lượng giao dịch toàn thị trường. Đó là mức tỷ trọng cao nhất trong 7 năm hoạt động kể từ khi ra đời. Quy mô khối lượng

42

giao dịch của nhà ĐTNN tăng cao nhất là vào năm 2002 với 21 lần và bình quân giai đoạn 2000 - 2006 tăng 429.9%/năm. Những con số này thể hiện sự tham gia năng động của nhà ĐTNN vào TTCK Việt Nam trong giai đoạn này.

Về Giá trị giao dịch, giao dịch của nhà ĐTNN chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng Giá trị giao dịch toàn thị trường, cao nhất là vào năm 2006 với 27.56%, tăng 5.6 lần quy mô so với năm 2005.

Nguồn: Sở GDCK TP.HCM và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng giá trị giao dịch của NĐTNN từ năm 2000 - 2006 (Bao gồm cả số liệu của SGDCK TP.HCM và SGDCK HN)

Cùng với Tốc độ gia tăng bình quân hàng năm về Giá trị giao dịch của toàn thị trường là 319.2%/năm thì Tốc độ tăng bình quân hàng năm trong Giá trị giao dịch của nhà ĐTNN là 450.8%/năm. Đây là tốc độ tăng trưởng khổng lồ thể hiện sự hấp dẫn mạnh mẽ của TTCK Việt Nam. Chỉ tính trên thị trường

43

cổ phiếu, tổng giá trị vốn hóa thị trường năm 2006 tăng gần 20 lần, tương đương 22,7% GDP của năm 2006. Ðây thật sự là một kỷ lục của sự bùng nổ, gây sửng sốt cho cả giới đầu tư quốc tế (trong khi năm 2005, Tổng giá trị cổ phiếu niêm yết trên thị trường là 9.356 tỷ, chỉ bằng 1,2% GDP năm 2005).

Bên cạnh đó, trong thời kỳ này, khá nhiều Quỹ đầu tư nước ngoài mới được thành lập với quy mô vốn lớn hơn trước đây rất nhiều. Tuy nhiên, con số 7 quỹ đầu tư ở Việt Nam năm 2003 so ra thì rõ ràng không thấm vào đâu so với các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới.

Một phần của tài liệu Thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 38)