Bài học kinh nghiệm từ thực trạng thu hút dòng vốn FPI ở Thái Lan

Một phần của tài liệu Thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 28)

Từ đầu những năm 1990 cho tới khi xảy ra khủng hoảng tài chính – tiền tệ năm 1997-1998, Thái Lan luôn là địa điểm hấp dẫn đối với các nhà ĐTNN. Sự chảy vào mạnh mẽ của dòng vốn này đã góp phần giúp cho nền kinh tế Thái Lan có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định trong suốt thời kỳ kể trên. Tuy nhiên, cũng chính sự đảo ngược mạnh mẽ của dòng vốn đó đã khiến cho nền kinh tế Thái Lan rơi vào khủng hoảng với tác động lây lan tới toàn khu vực. Nguyên nhân nằm ở sự yếu kém của hệ thống ngân hàng cùng với các biện pháp điều tiết không thận trọng đối với sự di chuyển của dòng vốn FPI.

Theo thống kê của ngân hàng Trung ương Thái Lan (BOT), từ đầu thập kỷ 1990, dòng vốn nước ngoài chảy mạnh vào nền kinh tế Thái, đạt mức trung bình 355,639 tỷ baht/ năm trong thời kỳ 1992-1996, sau đó lại đảo ngược mạnh với mức âm 389,391 tỷ baht/ năm trong thời kỳ 1997. Quý I năm 1999, lượng vốn chảy vào lớn hơn gần 34 tỷ baht so với lượng vốn chảy vào thời kỳ trước đó. Trong đó, sự chảy vào và đảo ngược mạnh của dòng vốn thông qua hệ thống ngân hàng đạt mức 179,277 tỷ baht/ năm thời kỳ 1992- 1996 và âm 336,781 tỷ baht/ năm thời kỳ 1997. Quý I năm 1999, cũng trong thời kỳ tương ứng kể trên, dòng vốn phi ngân hàng chảy vào Thái Lan lại đạt mức thấp hơn: gần 176,4 tỷ baht/ năm và mức đảo ngược cũng nhỏ hơn: 52,6 tỷ baht/ năm.

23

Bảng 1.2: Cơ cấu vốn FPI của Thái Lan thời kỳ 1992-2002

Năm Vốn FPI FPI/GDP FDI FPI/FDI CK cổ phần CK nợ Tổng cộng (%) 1992 455 469 924 0.8 2,113 44 1993 2,679 2,776 5,455 4.4 1,804 302 1994 -389 2,875 2,486 1.7 1,366 182 1995 2,123 1,960 4,083 2.4 2,068 197 1996 1,164 2,421 3,585 2 2,336 153 1997 3,868 730 4,598 3 3,895 118 1998 289 48 337 0.3 7,315 5 1999 945 -1,054 -109 -0.1 6,103 -2 2000 900 -1,466 -566 -0.4 3,366 -16 2001 18 -951 -933 -0.8 3,820 -24 2002 207 -632 -425 -0.3 969 -44

Nguồn: IMF, International Financial Statistics Yearbook 2002 & International Financial Statistics January 2004

Dòng vốn FPI của Thái Lan thời kỳ này có những đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, vốn FPI vào Thái Lan đã tăng mạnh trong thời kỳ trước khi xảy ra khủng hoàng và liên tục giảm sút trong thời kỳ sau khủng hoảng, trong đó các công cụ nợ suy giảm mạnh hơn các công cụ cổ phần.

24

Thứ hai, trong thời kỳ trước khi xảy ra khủng hoảng, FPI luôn có tỷ trọng lớn hơn so với vốn FDI nhưng vẫn nhỏ hơn với vốn vay qua hệ thống ngân hàng.

Thứ ba, dòng vốn FPI không ổn định trong suốt thời kỳ được xem xét, đặc biệt là vốn được thực hiện thông qua các công cụ nợ.

Thời kỳ này, vốn FPI được gia tăng mạnh mẽ vào Thái Lan do nước này đã tiến hành quá nhanh quá trình tự do hóa tài chính, mức lãi suất nội địa luôn được duy trì ở mức cao hơn lãi suất thế giới, áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định… Như vậy, về thực chất, đồng baht đã được cố định so với đồng USD, cùng với mức chênh lệch lãi suất lớn và triển vọng tăng trưởng cao của nền kinh tế trong điều kiện vốn được tự do di chuyển đã khuyến khích dòng vốn nước ngoài chảy mạnh vào nền kinh tế Thái, đặc biệt là vốn ngắn hạn. Năm 1995, tỷ trọng nợ ngắn hạn trong tổng số nợ của Thái Lan lên đến 50%, cao gấp đôi so với mức trung bình khoảng 25% ở các nước có thị trường đang nổi . Tuy nhiên, sự gia tăng quá mức của dòng vốn tư nhân nước ngoài đã đẩy nền kinh tế Thái Lan đến tình trạng phát triển quá nóng, dễ bị tổn thương và rơi vào khủng hoảng khi gặp phải những cú sốc bên trong cũng như bên ngoài. Và khủng hoảng đã xảy ra vào tháng 7/1997 khi các nhà ĐTNN ồ ạt rút vốn trong điều kiện các nhân tố bên trong và bên ngoài thay đổi theo chiều hướng bất lợi cho nền kinh tế Thái Lan.

Nhận thức được những tác động tiêu cực do sự di chuyển quá mức dòng vốn tư nhân nước ngoài, đặc biệt là vốn ngắn hạn gây nên, Thái Lan đã thực hiện một số biện pháp nhằm hạn chế sự gia tăng quá mạnh của dòng vốn này là: các biện pháp kiểm soát vốn, thắt chặt tiền tệ và can thiệp vô hiệu.

25

 Các biện pháp kiểm soát vốn:

Nhằm tăng chi phí đối với dòng vốn nước ngoài ngắn hạn, và thay đổi cơ cấu vay nước ngoài theo hướng khuyến khích vay dài hạn, BOT yêu cầu các ngân hàng thương mại và các công ty tài chính phải gửi vào BOT 7% tiền gửi thời hạn dưới một năm của người không cư trú và gửi 7% giá trị vốn vay nước ngoài ngắn hạn mới.

Đồng thời với những biện pháp này, một loạt các biện pháp kiểm soát khác như đưa ra hạn chế về trạng thái ngoại hối của các ngân hàng thương mại, yêu cầu báo cáo về những biện pháp biện pháp quản lý rủi ro trong các giao dịch ngoại hối và các công cụ phái sinh, thiết lập thị trường tiền tệ hai cấp đối với các nhà ĐTNN thông qua chế độ tỷ giá hối đoái kép… cũng được thực hiện.

 Thắt chặt tiền tệ và can thiệp vô hiệu

Đồng thời với những biện pháp kiểm soát ngoại hối, Thái Lan đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ thông qua việc tăng lãi suất chỉ đạo, giảm tỷ lệ cho vay/tiền gửi, tiến hành các biện pháp can thiệp vô hiệu trên thị trường ngoại hối…

Có thể thấy Thái Lan đã không đưa ra những biện pháp cụ thể đối với sự di chuyển của dòng vốn FPI mà chủ yếu nhằm chống lại việc đầu cơ đồng baht và duy trì cố định tỷ giá.

 Bài học kinh nghiệm:

Như vậy, trong suốt thập kỷ 1990, thậm chí ngay cả khi xảy ra khủng hoảng tài chính – tiền tệ 1997-1998, Thái Lan vẫn kiên trì thực hiện chính sách tự do hóa tài chính của mình và không có những chính sách điều tiết thận trọng đối với sự di chuyển của dòng vốn tư nhân nước ngoài, trong đó có vốn gián tiếp FPI. Tuy nhiên, nói một cách chính xác, Thái Lan cũng đã thực hiện

26

một số biện pháp về quản lý ngoại hối và can thiệp vô hiệu đối với dòng vốn vào, nhưng những biện pháp này đã không đưa lại hiệu quả vì không có sự phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác cũng như không được thực hiện cùng với việc giám sát và điều tiết thận trọng hệ thống tài chính nội địa.

Khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở Thái Lan còn cho thấy, để có thể có được sự độc lập trong chính sách tiền tệ và tự do hóa sự di chuyển vốn, một chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn cần được áp dụng. Ngược lại, nếu muốn duy trì chế độ tỷ giá hối đoái cố định và độc lập của chính sách tiền tệ, cần thực hiện những biện pháp điều tiết thận trọng đối với sự di chuyển vốn. Việc không tôn trọng quy luật này đã khiến cho Thái Lan bị tác động mạnh của hiệu ứng rủi ro tháo chạy của các nhà đầu tư và rơi vào khủng hoảng.

1.4.2. Bài học kinh nghiệm từ thực trạng thu hút dòng vốn FPI ở Trung Quốc

Trong suốt thập kỷ 90 của thế kỷ XX( thậm chí ngay cả khi xảy ra khủng hoảng tài chính – tiền tệ 1997-1998) cũng như trong những năm đầu của thế kỷ XXI, Trung Quốc luôn đạt được mức tăng trưởng cao kỷ lục (trung bình 9,5%) cùng với sự gia tăng của xuất khẩu và tình hình lạm phát tương đối ổn định. Điều đáng lưu ý là mặc dù có những chính sách điều tiết nghiêm ngặt nhưng Trung Quốc lại là nước thu hút vốn đầu tư nước ngoài cao kỷ lục trong số các nước đang phát triển. Kinh nghiệm Trung Quốc đã cho thấy, điều tiết nghiêm ngặt sự di chuyển của dòng vốn nước ngoài đã giúp cho nước này ổn định được các điều kiện kinh tế vĩ mô và thúc đẩy được tăng trưởng cũng như phát triển.

Kể từ khi Trung Quốc thực hiện công cuộc cải cách và mở cửa nền kinh tế năm 1978, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào nước này liên tục gia tăng. Dòng vốn FPI vào Trung Quốc được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và được kiểm soát một cách chặt chẽ: đối với thị trường trong nước, các

27

nhà ĐTNN chỉ được phép mua cổ phiếu được phát hành dành cho riêng họ trên thị trường chứng khoán trong nước (cổ phiếu B); đồng thời, trên thị trường quốc tế, Trung Quốc phát hành các loại cổ phiếu cũng như trái phiếu của Trung Quốc trên một số thị trường lớn như NewYork, Hong Kong, London ( cổ phiếu N, H, L). Trung Quốc không cho phép các nhà ĐTNN đầu tư vào trái phiếu nội địa, nhưng lại phát hành trái phiếu trên thị trường quốc tế với số lượng ngày càng tăng và đạt mức hơn 2 tỷ USD năm 2003. Tuy nhiên, dòng vốn FPI vào Trung Quốc thông qua việc đầu tư vào cổ phiếu mà nước này phát hành trên thị trường quốc tế vẫn chiếm ưu thế so với dòng vốn FPI vào thông qua việc đầu tư vào trái phiếu do nước này phát hành trên thị trường quốc tế.

Vốn FDI của thời kỳ này chiếm tỷ trọng cao nhất trong trong số các dòng nước ngoài chảy vào Trung Quốc. Vốn FPI chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. So với FDI thì dòng vốn này chỉ chiếm trung bình 7.6% trong thời kỳ 1991-2002. Ngoài ra, trong khi dòng vốn FDI tương đối ổn định thì dòng vốn FPI lại luôn tăng giảm thất thường trong suốt thời kỳ này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để điều tiết sự di chuyển của dòng vốn tư nhân nước ngoài gián tiếp, Trung Quốc đã áp dụng một loạt các biện pháp kiểm soát chặt chẽ, trong đó có những biện pháp điều tiết thông qua TTCK và những biện pháp điều tiết khác.

Trung Quốc hạn chế khả năng thâm nhập của các nhà ĐTNN nhưng vẫn tiến hành tự do hóa từ từ khả năng thâm nhập này bằng cách phân tách thị trường chứng khoán ra thành hai khu vực: khu vực dành cho người cư trú và khu vực dành cho người không cư trú. Kiểm soát chặt chẽ các giao dịch của nhà ĐTNN đối với cổ phiếu và trái phiếu của Trung Quốc trên thị trường nội địa, tuy nhiên cũng liên tục đưa ra các điều kiện ưu đãi và những quy định

28

mới để mở rộng diện phát hành và tăng mức giao dịch cổ phiếu B. Thực hiện chế độ “tổ chức đầu tư nước ngoài theo tiêu chuẩn” (QFIIs), theo đó, các nhà đầu tư khi vào Trung Quốc phải đáp ứng một số điều kiện và tiêu chuẩn nhất định về vốn, độ rủi ro…

Với chính sách đồng bộ, nhất quán và cụ thể này, trong thời gian vừa qua số lượng vốn FPI vào Trung Quốc ngày càng gia tăng. Theo thông kê tổng hợp được từ CPIS giá trị FPI vào Trung Quốc từ năm 1997 đến năm 2010 đã tăng từ 89 tỷ USD lên đến hơn 800 tỷ USD.

Bảng 1.3: Khối lƣợng FPI đầu tƣ vào Trung Quốc từ năm 1997-2010

Đơn vị: triệu USD

Năm Hong Kong Macao Đại Lục Total

1997 74,039 339 14,824 89,202 2001 96,678 79 20,259 117,015 2002 69,014 59 22,847 91,920 2003 108,402 107 54,193 162,701 2004 124,222 127 67,249 191,597 2005 147,962 134 114,866 262,961 2006 236,859 233 279,125 516,218 2007 335,121 145 437,959 773,224 2008 181,575 240 261,756 443,571 2009 246,832 244 440,985 688,061 2010 324,733 625 497,807 823,164

Nguồn: Tổng hợp từ Coordinated Portfolio Investment Survey (CPIS)

Tương tự như vậy, Trung Quốc cũng đã thực hiện sự điều tiết nghiêm ngặt đối với dòng FPI vào thông qua việc phát hành cổ phiếu trên thị trường quốc tế. Trung Quốc nâng cao yêu cầu đối với các công ty niêm yết ở nước ngoài trong việc chuẩn mực hóa hoạt động, tăng cường tính minh bạch và cải

29

tổ công ty. Những biện pháp này còn có mục tiêu bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư, củng cố niềm tin của họ đối với công ty niêm yết của Trung Quốc và nâng cao hình ảnh của họ trên thị trường tài chính quốc tế. Chỉ tính riêng Hong Kong và Macao, khối lượng FPI của Trung Quốc đầu tư trên thị trường quốc tế từ năm 2001 đến năm 2010 đã tăng từ 200 tỷ USD lên đến gần nghìn tỷ USD.

Bảng 1.4: Khối lƣợng FPI Trung Quốc đầu tƣ ra thế giới từ năm 1997-2010

Đơn vị: triệu USD

Năm Hong Kong Macao Total

2001 205,600 3,330 208,930 2002 244,068 4,074 248,142 2003 334,912 5,737 340,649 2004 400,863 7,764 408,627 2005 436,570 8,291 444,861 2006 580,514 10,388 590,902 2007 778,530 12,595 791,125 2008 557,121 10,291 567,412 2009 811,430 14,560 825,990 2010 929,391 15,682 945,074

Nguồn: Tổng hợp từ Coordinated Portfolio Investment Survey (CPIS)

Cùng với các biện pháp điều tiết trực tiếp sự di chuyển của dòng vốn FPI vào trong nước, Trung Quốc tiến hành cải cách và tự do hóa từ từ thị trường chứng khoán thông qua việc thống nhất bộ máy điều tiết thị trường chứng khoán, xây dựng và cải tiến khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của thị trường, tăng cường tính minh bạch, công khai thông tin của thị trường…

Nhằm điều tiết sự di chuyển của dòng vốn này, Trung Quốc cũng đã áp dụng chính sách quản lý chặt chẽ đối với việc vay nợ nước ngoài, duy trì cơ

30

cấu nợ hợp lý (chủ yếu là nợ dài hạn) và dịch vụ trả nợ nằm trong giới hạn cho phép. Ngoài ra, chế độ tỷ giá hối đoái ở Trung Quốc luôn được đổi mới cho phù hợp với từng giai đoạn, thiết lập chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý thống nhất 6. Đồng thời, Trung Quốc cũng có những đổi mới trong chính sách quản lý ngoại hối như tự do hóa lãi suất tiền gửi ngoại tệ, tự do chuyển đổi đồng tiền nội địa đối với các giao dịch của tài khoản vãng lai, xóa bỏ những hạn chế đối với việc sử dụng ngoại tệ đối với người cư trú… Tuy nhiên, chế độ ngoại hối của Trung Quốc vẫn nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ, điều này giúp cho Trung Quốc ổn định tỷ giá và bảo vệ được thị trường tài chính nội địa tránh những tác động tiêu cực của sự bất ổn định trong lãi suất và tỷ giá thế giới, đặc biệt khi xảy ra khủng hoảng tài chính – tiền tệ 1997-1998. Hệ thống ngân hàng của Trung Quốc cũng được cải cách theo hướng xây dựng một hệ thống ngân hàng hai cấp bao gồm: ngân hàng trung ương, hệ thống các ngân hàng thương mại và ngân hàng chính sách với các chức năng và nhiệm vụ rõ ràng cho từng cấp. Việc Trung Quốc gia nhập WTO đang thúc đẩy quá trình tự do hóa hệ thống ngân hàng một cách nhanh chóng hơn.

Như vậy, các chính sách điều tiết này của Trung Quốc đã được nước này đặt trong chiến lược phát triển chung của cả nước, chúng được thực hiện một cách khá triệt để và nhất quán nhưng cũng khá linh hoạt và luôn được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế bên trong cũng như bên ngoài. Nhìn chung, những biện pháp điều tiết chặt chẽ sự di chuyển của dòng vốn FPI vào Trung Quốc mặc dù còn những hạn chế nhất định, nhưng những chính sách này được coi là thành công vì chúng đã giúp nước này ổn định được tình hình kinh tế vĩ mô, đảm bảo sự độc lập của chính sách tiền tệ, trợ giúp cho quá

31

trình tự do hóa nền kinh tế và bảo vệ hệ thống tài chính trong nước trước những tác động tiêu cực bên ngoài. Điều tiết đã khiến cho dòng vốn tư nhân nước ngoài vào Trung Quốc chủ yếu là vốn dài hạn, ổn định và ít có nguy cơ bị đảo chiều. Tất cả những điều đó đã góp phần giúp cho Trung Quốc có được

Một phần của tài liệu Thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 28)