B ảng 11 Sự liên quan về cân nặng với thời gian nằm viện
4.2. Hiệu quả của chế độ dinh dưỡng qua ống thông dạ dày.
4.2.1. Thay đổi cân nặng:
Cân nặng là chỉ số có giá trị nhất để phản ánh tình trạng lâm sàng của bệnh nhân. Không như chiều cao, cân nặng của bệnh nhân có thể sút đi một cách nhanh chóng. Chưa nói đến việc tiêu hao năng lượng, dị hoá các thành phần dự trữ của cơ thể bởi bệnh lý của người bệnh, chỉ riêng việc mất nước cũng khiến cho cân nặng của bệnh nhân thay đổi một cách đáng kể. Bảng 4 cho thấy cân nặng trung bình lúc nằm viện ở nhóm ăn thức ăn tự nấu và thức ăn chế biến sẵn lần lượt là 51,62 ± 5,09 và 54,48 ± 7,357 kg. Nhờ chế độ ăn hợp lý, ở nhóm bệnh nhân ăn thức ăn chế biến sẵn có cân nặng tăng lên lúc ra viện là 55,10 ± 4,7 kg, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tuy nhiên ở nhóm bệnh nhân ăn thức ăn tự nấu, cân nặng khi ra viện giảm còn 49,76 ± 4,28 kg, so với lúc nằm viện, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Điều này có thể lý giải do, ở nhóm bệnh nhân ăn thức ăn tự nấu, thức ăn do người nhà bệnh nhân tự nấu thường do thiếu kinh nghiệm và thiếu sự nhận thức về kiến thức khi hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng. Do vậy số lượng đủ nhưng có thể tỉ lệ thành phần dinh dưỡng giữa các chất còn chưa chuẩn mặc dù được điều dưỡng viên có hướng dẫn rất cẩn thận nhưng chất lượng vẫn không đảm bảo. Vì vậy theo chúng tôi, bệnh nhân nuôi dưỡng bằng ống thông dạ dày, nên được ăn chế độ ăn chế biến sẵn. Tuy nhiên vì số lượng bệnh nhân ăn thức ăn tự nấu trong nghiên cứu chúng tôi còn ít nên cần có nghiên cứu với số lượng bệnh nhân lớn hơn để có kết luận chính xác hơn. [19,tr. 348]