Những khó khăn:

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam - Lào từ năm 1990 đến nay (Trang 38)

1. Tính cấp thiết của đề tài

1.2.3.2Những khó khăn:

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Lào còn gặp một số khó khăn chủ yếu như sau:

Trước hết, mà là một trong những khó khăn chủ yếu nhất đó chính là điều kiện kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển thị trường còn trong tình trạng rất lạc hậu,

chắp vá rất khó phát triển trong những năm tới. Nguyên nhân là do địa hình phức

tạp, hạ tầng giao thông, hệ thống thông tin liên lạc cho vận chuyển, giao lưu hàng hóa còn rất thiếu thốn, nhất là thiếu các tuyến giao thông xương cá nối từ trục đường chính qua biên giới đến các cửa khẩu với các vùng khác xung quanh. Các

39

công trình phục vụ hoạt động thương mại như: cửa hàng, siêu thị, trạm trại, kho hàng…tại các vùng cửa khẩu, kể cả các cặp cửa khẩu quốc tế, hiện còn rất lạc hậu, thiếu thốn, nhiều cửa khẩu chưa được hình thành, việc xây dựng trong tương lai sẽ gặp nhiều khó khăn vì đường xá xa xôi, địa hình phức tạp, vị trí hẻo lánh, giá thành xây dựng cao.

Thêm nữa, thị trường dọc tuyến biên giới Việt Nam - Lào, tại các cửa khẩu phần lớn còn sơ khai, dân cư rất thưa thớt, chủ yếu là đồng bào dân tộc ít người, dân trí thấp, văn hóa đa sắc tộc, kinh tế tự nhiên, tự túc tự cấp còn phổ biến, tập quán và thói quen trao đổi hàng hóa còn chưa rõ nét, trao đổi hiện vật còn phổ biến. Tỷ lệ số hộ đói nghèo ở các tỉnh biên giới như Kon Tum – Việt Nam, Attapu (Lào) chỉ bằng 45% GDP bình quân của cả nước(cụ thể Kom Tum: 200 USD/người/năm, Attapu: 250 USD/người/năm, trong khi đó GDP trung bình của Việt Nam là 405,6 USD/người/năm. Lào 327,5 USD/người/năm). Đây là yếu tố làm hạn chế sức mua của thị trường. Việc di chuyển dân cư ở các vùng lân cận đến định cư tại các vùng cửa khẩu biên giới cũng gặp nhiều khó khăn về vốn đầu tư, tập quán sinh hoạt, các vấn đề nhạy cảm liên quan đến an ninh dọc tuyến hành lang biên giới. Do trình độ dân trí của dân cư sinh sống dọc tuyến biên giới nói chung, các vùng cửa khẩu nói riêng còn rất thấp, văn hóa, tập quán, lối sống và ngôn ngữ đa sắc tộc nên gây khó khăn lớn cho các hoạt động giao tiếp, giao dịch, trao đổi buôn bán hàng hóa.

Để thực hiện các chương trình phát triển, các khu thương mại, các khu vực mậu dịch dọc tuyến biên giới, đòi hỏi phải huy động nguồn lực khá lớn của cả nước. Trong khi đó, hầu hết các tỉnh dọc tuyến biên giới Việt Nam - Lào đều là những vùng xa, lạc hậu, nguồn lực tại chỗ (vốn, lao động ….) không đáng kể, chưa đủ sức giải quyết những yêu cầu đặt ra cho việc phát triển kinh tế địa phương.

Nền kinh tế các tỉnh biên giới Việt Nam - Lào nói chung, các vùng cửa khẩu, các vùng phụ cận dọc tuyến biên giới nói riêng vẫn còn đậm nét kinh tế hiện vật, mới bước đầu chuyển sang kinh tế hàng hóa. Vì vậy, các địa phương này khó có thể phát triển bứt phá. Mặt khác, nền kinh tế dịch vụ sẽ chậm hình thành và phát triển.

40

Hệ quả là cơ cấu kinh tế rất chậm chuyển dịch từ nông – lâm nghiệp sang phát triển công nghiệp – thương mại – dịch vụ.

Nguồn nhân lực tại chỗ phục vụ cho phát triển thương mại yếu kém và rất

khó được cải thiện trong những năm tới. Trong khi đó, việc thu hút nguồn lao động

có trình độ cao ở các địa phương khác đến vùng này rất hãn hữu. Mặc dù, nhà nước đã có một số chính sách khuyến khích, đãi ngộ. Nhưng sự yếu kém hạ tầng kinh tế - thương mại cộng với khó khăn trong việc thu hút nguồn lao động có trình độ và tay nghề cao đến làm việc tại doanh nghiệp ở khu vực các cửa khẩu biên giới, làm cho chính sách thu hút đầu tư vào khu vực này trở nên kém hiệu quả. Việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là yếu tố có tính động lực không chỉ cho tăng trưởng kinh tế mà còn thúc đẩy phát triển thương mại - dịch vụ. Vì thế, sự kém hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài tại các vùng cửa khẩu biên giới Việt Nam – Lào làm hạn chế lớn đến phát triển thương mại tại các vùng này.

Sức ép cạnh tranh từ các nước láng giềng, đặc biệt là từ Thái Lan và Trung

Quốc. Trước năm 1975, hàng Thái Lan chiếm tới 90% thị phần hàng hóa trên thị

trường Lào và hiện nay hàng nhập khẩu từ Thái Lan vẫn chiếm tới 60% tổng lượng hàng nhập khẩu của Lào. Thái Lan có nhiều lợi thế khi nắm giữ thị trường Lào vì hai nước là láng giềng gần gũi với nhau. Hàng hóa Thái Lan chỉ cần vượt sông Mê Kông là đến được các điểm tập trung dân cư lớn của Lào. Trong khi đó, hàng hóa của Việt Nam đến được các điểm tập trung dân cư của Lào khá xa (từ Ngọc Hồi đến Campasac: 160km, Nghệ An – Xiêng Khoảng: 400km, Thanh Hóa – Sầm Nưa: 390km, Mộc Châu-Sầm Nưa:130km, Lai Châu – Udomxay: 200km, Quảng trị – Sanvannakhet: 300km….). Chi phí vận chuyển lớn làm đội giá thành hàng hóa và làm giảm hiệu quả cạnh tranh. Thêm nữa, người Lào biết nói tiếng Thái lại quen tiêu đồng Bath, chữ Thái trên bao bì hàng hóa người Lào có thể đọc, hiểu được tạo thói quen sử dụng hàng Thái trên thị trường Lào. Hiện nay, trên thị trường Lào có gần 1300 mặt hàng Thái trong khi Việt Nam chỉ có khoảng 150 mặt hàng.

Đối thủ thứ hai là Trung Quốc cũng có nhiều lợi thế cạnh tranh. Trung Quốc hiện đã có một trung tâm thương mại riêng tại thủ đô Viêng Chăn đang

41

nắm giữ khoảng 20% thị phần trên thị trường Lào. Trong tương lai con số này có thể tăng lên hơn nữa do chính sách xuất khẩu và xâm lấn thị trường tích cực của các doanh nghiệp Trung Quốc. Thực tế trong những năm qua, chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc sang thị trường Lào đã tạo ra sức ép đáng kể cho hàng hóa Việt Nam trên thị trường Lào. Doanh nghiệp Trung Quốc được sự hậu thuẫn của chính phủ đã tiến hành rất hiệu quả nhiều hoạt động đầu tư tại Lào. Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng chính sách khuyến khích các doanh nghiệp làm ăn với Lào như xuất khẩu 1USD sang Lào thì được nhập khẩu 2USD, doanh nghiệp kinh doanh với Lào được vay vốn dài hạn 5 năm không phải trả lãi….đã gây sức ép cạnh tranh rất lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam. Một thực tế nữa khiến hàng hóa Trung Quốc chiếm được cảm tình của người tiêu dùng Lào. Hàng Trung Quốc, đặc biệt là hàng công nghiệp tiêu dùng, giá cả thấp, mẫu mã đa dạng, sản phẩm phong phú, phù hợp với túi tiền và thị hiếu của người tiêu dùng đã chiếm lĩnh được thị trường Lào. Như vậy, chỉ còn lại độ 20% là hàng hóa của các nước khác trong đó có Việt Nam. Thực tế cho thấy, hàng hóa Việt Nam sức cạnh tranh còn kém do chất lượng không đồng đều, các doanh nghiệp chưa chú ý đến khâu kiểm soát chất lượng hàng hóa xuất khẩu, đôi khi làm mất uy tín của sản phẩm trên thị trường. Chính vì vậy, để có cơ hội tiếp cận với thị trường tiềm năng với hơn 150 triệu dân của tiểu vùng Châu á thì tiếp cận thành công, nâng cao thị phần hơn nữa tại thị trường Lào không chỉ là khó khăn mà thực sự trở thành một trong những thách thức lớn của Việt Nam trong tương lai mà đối thủ trực tiếp và mạnh mẽ là Thái Lan và Trung Quốc.

Lào đang có một vị trí chiến lược ngày càng quan trọng hơn đối với cả Trung Quốc lẫn Việt Nam. Ngoài lợi ích trong vấn đề an ninh quốc gia, thì lợi ích thương mại đạt được của Việt Nam từ Lào cũng rất lớn nhờ có chung đường biên giới dài. Lào chính là cửa ngõ để cho hàng Trung Quốc xâm nhập thị trường Đông Nam á. Nhìn chung, nguồn lợi thiên nhiên, nông ssản, năng lượng thủy điện của Lào luôn hấp dẫn cả hai nước Trung Quốc và Việt Nam. Trung Quốc đang ngày càng tỏ rõ quyết tâm giành ảnh hưởng của mình trên thị trường Lào. Trong cuộc tranh giành

42

này thì theo một số nhà phân tích, cán cân chẳng bao lâu nữa sẽ nghiêng về phía Trung Quốc. Trong thời gian ngắn kể từ khi bình thường hóa quan hệ với Lào năm 1988, Trung Quốc đã có những bước chạy nước rút trong việc sốc mạnh quan hệ hợp tác với Lào. Có thể thấy, nhờ những khoản viện trợ đầu tư , những khoản cho vay không lãi của Bắc Kinh mà Lào đã giữ vững đồng Kíp trong thời điểm khủng hoảng tài chính năm 1977. Sau đó là một loạt những Hiệp định hợp tác song phương trong các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật được ký kết. Lợi ích được Bắc Kinh chú trọng trước nhất là về kinh tế: xây dựng các đập thủy điện, khai thác các mỏ vàng, đồng sắt, bô xít. Trung Quốc cũng đầu tư ồ ạt vào nông sản như bắp, khoai, mì, mía đường, cao su. Trao đổi thương mại đôi bên năm 2008 đạt gần 250 triệu đô la nhưng kỳ vọng đến năm 2010 sẽ lên đến 1 tỉ đô la. Trong chuyến viếng thăm của Ông Ôn Gia Bảo, có 7 hiệp định hợp tác thương mại, kỹ thuật, năng lượng cũng như xây dựng chính phủ điện tử đã ký kết. Đặc biệt nhiều cầu đường cũng đang ráo riết xây dựng ở phía Bắc, nối liền với Thái Lan. Nhiều công trình văn hóa khác cũng đang được Bắc Kinh tài trợ một cách hào phóng.

Về phía Lào, Chính Phủ Lào cũng đã có nhiều thay đổi trong nhận thức về

quan hệ hợp tác. Trả lời phỏng vấn của Asia Times, phát ngôn viên Chính Phủ Lào

cho rằng mở rộng quan hệ trong khu vực sẽ đem lại cho Lào nhiều lợi ích hơn, đồng nghĩa với việc Viêng Chăn đã nhận ra giá trị của việc đa dạng hóa chính sách ngoại giao thay vì bám chặt vào đồng minh truyền thống lâu nay là Việt Nam.

Đây thực sự là cuộc cạnh tranh giành quyền ảnh hưởng đối với Lào, là một khó khăn thách thức của Việt Nam trên tiến trình dành lợi ích kinh tế nhiều mặt thông qua con đường hợp tác.

Thị trường Lào với 6,4 triệu dân không phải là một thị trường tiêu thụ lớn nhưng lại rất phân tán, mức chi tiêu bình quân đầu người cũng khá hạn chế, đặc biệt tại các tỉnh biên giới, là một khó khăn trong phát triển xuất khẩu đối với Việt Nam. Phát triển nhập khẩu cũng gặp khó khăn do những mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch nhập khẩu từ Lào như linh kiện xe máy, gỗ nguyên liệu cũng bị hạn chế (do chính sách quản lý nhập khẩu linh kiện xe máy của Việt Nam và chính

43

sách đóng cửa rừng của Lào). Trong khi trình độ phát triển sản xuất của Lào còn yếu kém nên việc tìm kiếm các mặt hàng nhập khẩu thay thế sẽ gặp khó khăn.

Những khó khăn nói trên đòi hỏi phải có những chính sách hỗ trợ thích hợp của Chính Phủ hai nước và những nỗ lực của các tỉnh, địa phương dọc tuyến biên giới trong việc thực hiện các mục tiêu đặt ra cho sự phát triển mậu dịch giữa hai nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

44

Chƣơng 2

Thực trạng quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Lào từ năm 1990 đến nay

2.1 Cơ sở pháp lý và chính sách thƣơng mại của Việt Nam đối với Lào

2.1.1 Nội dung cơ bản của các Hiệp định và Thỏa Thuận hợp tác đã ký giữa hai bên Việt Nam và Lào từ năm 1990 đến nay .

Trong 45 năm kể từ khi Việt Nam và Lào thiết lập quan hệ ngoại giao. Hai nước đã ký hàng loạt các văn kiện tạo cơ sở pháp lý vững chắc để hai nước củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống đoàn kết, đặc biệt hợp tác toàn diện giữa hai nước. Tính từ năm 1990 đến tháng 9/2009 hai nước đã ký khoảng 50 văn bản: Hiệp định về quy chế biên giới (1990), Hiệp định hợp tác kinh tế- văn hóa - khoa học kỹ thuật 1992-1995 (tháng 2-1992), Hiệp định về kiều dân (1/4/1994), Hiệp định về quá cảnh hàng hóa (23/4/1994), Hiệp định hợp tác kỹ thuật-văn hóa - khoa học kỹ thuật 1996-2000 (1/1/1996), Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư (14/1/1996), Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (14/1/1996), Hiệp định về vận tải đường bộ (26/2/1996), Hiệp định về hợp tác nông lâm và phát triển nông thôn năm 1997 và giai đoạn 1998 -2000 (12/8/2007), Hiệp định bổ sung và sửa đổi quy chế biên giới (8/1997), Hiệp định hợp tác thương mại và du lịch (3/1998), Hiệp định về quy chế tài chính và quản lý các chương trình dự án sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại của Chính Phủ Việt Nam dành cho Chính Phủ Lào (3/1998), Hiệp định tương trợ tư pháp (6/7/1998), Hiệp định hợp tác chống ma túy (6/7/1998), Hiệp định hợp tác về năng lượng - điện (6/7/1998), Thỏa thuận chiến lược hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giũa Chính phủ Việt Nam – Lào giai đoạn 2001-2010 (6/2/2001), Hiệp định hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa hai chính phủ Việt Nam – Lào thời kỳ 2001-2005 (6/2/2001), Hiệp định tín dụng xây dựng đường 18B (7/2/2001), Thỏa thuận giữa Việt Nam và Lào về quy chế sử dụng cảng Vũng áng (7/2001), Nghị định thư sửa đổi, bổ sung Hiệp định vận tải đường bộ ký ngày 24/2/199 (7/2001), Nghị định thư 2001 thực hiện hiệp định đường bộ sửa đổi (7/2001), Nghị định thư về hợp tác đào tạo cán bộ giữa hai nước (1/2002), Thỏa

45

thuận về cơ chế tài chính và quản lý dự án sử dụng viện trợ Chính Phủ Việt Nam dành cho Chính phủ Lào(1/2002), Thỏa thuận Viêng Chăn (8/2002), Hiệp định miễn thị thực cho công dân mang hộ chiếu phổ thông (ký ngày 5/4/2001 có hiệu lực ngày 1/7/2004), Hiệp định hợp tác về kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa hai chính phủ năm 2003, Hiệp định bổ sung Hiệp định tín dụng số VL-01 giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHDCND Lào (16/7/2004). Hiệp định hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa hai chính phủ Việt Nam –Lào giai đoạn 2006-2010 (năm 2006)

Các Hiệp định và Thỏa thuận được ký kết đã mở ra một thời kỳ trao đổi, hợp tác mới giữa Việt Nam và Lào trên mọi lĩnh vực. Riêng trong lĩnh vực trao đổi, hợp tác thương mại giữa hai bên thì Hiệp định thương mại giữa Chính phủ cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ký ngày 9/3/1998, Thỏa thuận Cửa Lò, Quy chế chợ biên giới Việt Lào có ý nghĩa quan trọng quyết định hiệu quả quan hệ thương mại giữa hai nước.

Trước nhất, Hiệp định thương mại Việt Lào được ký kết đã chấm dứt hình thức trao đổi hàng hóa theo Nghị Định Thư. Hiệp định đã tạo điều kiện thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước phát triển ổn định, vững bền và lâu dài. Nội dung Hiệp định đề cập khá rộng các vấn đề liên quan đến hợp tác thương mại giữa hai bên. Trong Hiệp định đã nêu khá rõ ràng các mặt hàng được khuyến khích trao đổi mua bán và các mặt hàng bị cấm, cũng như nêu rõ những điều kiện thuận lợi về thủ tục xuất nhập khẩu đối với các loại hàng hóa đúng theo pháp luật hiện hành của mỗi nước và thông lệ quốc tế. Hiệp định cũng chỉ rõ những ưu đãi nhất về thuế quan, các chi phí, thủ tục hải quan liên quan đến việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa từ nước này sang nước kia. Ngoài ra, Hiệp định còn hướng dẫn các doanh nghiệp hình thức mua bán hàng hóa, cách tính giá cả hàng hóa, giá các dịch vụ trong hợp đồng không chỉ dựa trên giá cả thị trường thế giới mà còn phụ thuộc vào thỏa thuận của các doanh nghiệp hai nước. Phương thức thanh toán tiền hàng đã được thông qua ngân hàng, tiền thanh toán cũng được quy định rõ ràng là bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, hoặc bằng Đồng Việt Nam hoặc bằng Kíp Lào. Trong Hiệp định cũng

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam - Lào từ năm 1990 đến nay (Trang 38)