1. Tính cấp thiết của đề tài
1.2.2.2 Lợi ích của Việt Nam trong quan hệ thương mại với Lào
Duy trì và phát triển quan hệ với Lào nói chung và quan hệ thương mại với Lào nói riêng không chỉ có ý nghĩa đặc biệt về mặt chính trị đối với Việt Nam, mà nó còn có vai trò quan trọng đặc biệt trong việc phát triển kinh tế đất nước. Lợi ích mà Việt Nam đạt được trong mối quan hệ này là: Củng cố và mở rộng thị trường, phát triển kinh tế - xã hội với những nội dung cụ thể như sau:
- Củng cố và mở rộng thị trường:
Hiện nay, chúng ta đang thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa hướng về xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc tăng trưởng, phát triển kinh tế. Lào là nước láng giềng với Việt Nam, sông liền sông, núi liền núi, lại có quan hệ thân thiết đặc biệt. Tuy Lào có dân số không đông nhưng có nhiều điểm tương đồng về kinh tế xã hội với nước ta. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của ta rất được ưa chuộng trên thị trường này như hàng nông sản, thủy sản … Tăng cường trao đổi thương mại với Lào là mở rộng cơ hội để chúng ta vươn ra cung cấp hàng hóa dịch vụ cho một thị trường rộng lớn được kỳ vọng xung quanh đất nước Lào.
32
Thị trường Lào thực tế là một thị trường đầy tiềm năng đối với xuất khẩu của Việt Nam vì nhu cầu và thị hiếu trên thị trường Lào không khắt khe như thị trường Trung Quốc, Thái Lan... Lào xuất khẩu chủ yếu là hàng may mặc, gỗ, sản phẩm gỗ, thủy điện, cà phê, một số hàng chế tạo và nhập khẩu hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, thiết bị điện, nguyên liệu cho sản xuất hàng dệt may và lắp ráp xe máy. Lào xuất khẩu chủ yếu sang các nước Châu á như Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan và các nước công nghiệp phát triển như Pháp, Đức, Anh, Italia, Mỹ, Nhật Bản. Trong khi đó, chủ yếu nhập khẩu từ các nước trong khu vực như Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Singapore và Nhật Bản. Xuất nhập khẩu giữa Lào và Việt Nam có tính chất bổ sung cho nhau. Chính vì vậy, phát triển quan hệ thương mại với Lào giúp Việt Nam có cơ hội khai thác được nhiều chủng loại mặt hàng xuất khẩu nhằm phát huy được tiềm năng và thế mạnh của đất nước ta, đồng thời củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu.
- Phát triển kinh tế – xã hội:
Trong bối cảnh khu vực mậu dịch tự do ASEAN (NAFTA), hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông ngày càng sâu rộng thì các cửa khẩu Việt Nam - Lào không chỉ là cửa ngõ kinh tế của hai nước mà đã trở thành cửa ngõ phát triển quan hệ kinh tế cho cả khu vực. Trong tình hình đó, quan hệ thương mại giữa hai nước Việt Nam và Lào càng chứng tỏ vai trò quan trọng của mình đối với đời sống nhân dân và công cuộc phát triển kinh tế – xã hội của cả hai quốc gia trên các lĩnh vực sau:
Phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Lào giúp Việt Nam phát triển nền
nông nghiệp nông thôn: Nhờ vào ưu thế đường biên dài giữa hai nước, đường biên
với chiều dài 2069 km, kéo dài trên 10 tỉnh của Việt Nam (Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum) [40]. Chính vì vậy, quan hệ trao đổi về các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản của các tỉnh giáp biên này đóng vai trò quan trọng trong đời sống nhân dân hai nước. Đối với Lào sản xuất nông nghiệp là một trong 8 lĩnh vực ưu tiên phát triển hàng đầu. Trong các lĩnh vực này, Lào cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể. “Trong năm 2007, sản lượng gạo của Lào đạt hơn 2,7 triệu tấn, bình quân
33
thóc tính trên đầu người là 500 km/năm, tăng gấp hai lần so với năm 1976. Hiện Lào đang đứng thứ 21 trên thế giới về sản lượng lúa, thứ 30 về cà phê, thứ 27 về chè. Trong khi dân số của là chỉ bằng hơn 6% của Việt Nam, nhưng đàn trâu của Lào bằng 1/3 của Việt Nam, đàn bò của Lào bằng 1/4 và đặc biệt Lào có sản lượng gỗ khai thác lớn gấp ba của Việt Nam”[41]. Đây là điều thuận lợi đối với nhân dân ven biên giới giáp Lào của Việt Nam, nơi có trình độ dân cư, cơ sở vật chất nghèo nàn, sinh sống bằng phát triển nông nghiệp là chủ yếu sẽ có nhiều cơ hội để học hỏi về phương thức, kinh nghiệm quý báu của người Lào trong canh tác nông nghiệp và chăn nuôi gia súc. Thông qua trao đổi với nhau các sản phẩm nông nghiệp. Trao đổi hàng hóa giữa hai bên còn giúp tạo điều kiện thúc đẩy đô thị hóa nông thôn. Tạo thêm những ngành công nghiệp, dịch vụ thu hút lao động nông nghiệp, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa ở khu vực các tỉnh vùng biên.
Mặt khác, quan hệ thương mại Việt Nam - Lào còn giúp thúc đẩy phát triển
các ngành công nghiệp. Lào là nền kinh tế non trẻ, có sức phát triển khá nhanh. Sản
xuất công nghiệp, thủ công nghiệp tăng bình quân hơn 11%/ năm. Nhiều dự án quan trọng đã được thực hiện như sản xuất thép tại Viêng Chăn, sản xuất xi măng tại Viêng Chăn. Lĩnh vực sản xuất của Lào có nhiều tiềm năng chẳng hạn như theo số liệu thống kê năm 2008, về sản xuất may mặc, Lào có 9 nhà máy lớn hoạt động với hơn 1000 đến 1800 công nhân, 48 nhà máy cỡ trung bình với từ 200 đến 500 công nhân và 40 nhà máy phụ trợ. Khoảng 70% các doanh nghiệp dệt may tại Lào thuộc sở hữu nước ngoài. Những nhà đầu tư của Lào trong lĩnh vực này là nhà sản xuất phụ kiện. Có một số nhà đầu tư Châu á như Singapore, Đài Loan và Malaysia. Đây là những doanh nghiệp mới đầu tư vào ngành dệt may và chỉ đầu tư vào Lào để tiếp cận thị trường EU, vì Lào mới chỉ sử dụng khoảng 60 triệu USD trong tổng số 150 triệu USD hạn ngạch. Với hạn ngạch mà Lào không sử dụng hết đó Việt Nam hoàn toàn có thể bù đắp. Đây chính là miếng “phó mát” cho các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp may mặc có được mục tiêu cụ thể, chắc chắn để cạnh tranh phát triển ngành hàng của mình. Không những thế, Lào còn là một đất nước với tiềm năng và thế mạnh về thủy điện, từ một nhà máy thủy điện Nậm Ngừm xây dựng trước
34
năm 1975, đến nay Lào đã có 11 nhà máy thủy điện, đạt sản lượng 1.514 triệu KWh. Hai nhà máy thủy điện Nậm Thơn 2 và Seecanam 3 đang được xây dựng, đến năm 2010 đưa công suất điện của Lào lên 1.670 MW. Trong điều kiện này, Việt Nam sẽ có lợi không chỉ trong phát triển các ngành gia công cơ khí khi quan hệ thương mại với Lào mà còn mở ra con đường hợp tác phát triển trong nhiều ngành công nghiệp mới như ngành bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin và các ngành chế tạo khác...
Quan hệ thương mại với Lào mặt khác đã và đang góp phần thúc đẩy phát
triển du lịch: Đối với Lào, du lịch là ngành công nghiệp chủ chốt của nền kinh tế.
Lào có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, rừng nguyên sinh bạt ngàn, thác nước kỳ thú, nhiều khu chùa lớn ở Luông Pha Băng, Viêng Chăn, có Cánh Đồng Chum bạt ngàn chum đá lớn và nhỏ, có nền văn hóa đặc sắc của 49 bộ tộc sinh sống. Hàng năm xứ sở Lào thu hút khoảng một triệu du khách viếng thăm. Lào phát triển du lịch sẽ tạo điều kiện cho các vùng miền biên giới giáp Lào của Việt Nam cũng có điều kiện khai thác tốt hơn, có hiệu quả hơn tiềm năng du lịch, qua đó có thể mở rộng và phát triển du lịch cho Việt Nam.
Quan hệ thương mại Việt Nam - Lào góp phần tăng trưởng kinh tế và xóa
đói giảm nghèo tại các tỉnh vùng biên: Phát triển hợp tác thương mại giữa hai bên
tạo điều kiện thuận lợi cho các tỉnh dọc đường biên giới Việt Lào tăng cường trao đổi hàng hóa với nhau. Ngoại thương phát triển góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các tỉnh theo hướng phát triển công nghiệp, thương mại và dịch vụ, khơi dậy tiềm năng, thế mạnh tiềm ẩn của các tỉnh này, tạo điều kiện giảm bớt những khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, giúp các địa phương cải thiện cơ bản tình hình kinh tế – xã hội. Phát triển ngành nghề sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ kích thích tăng trưởng và nâng cao thu nhập dân cư. Nền kinh tế phát triển, cuộc sống của người dân được cải thiện, mức sống được nâng lên, người dân có điều kiện được hưởng nhiều ưu đãi hơn từ sự phát triển kinh tế xã hội.
Có thể nói, lợi ích to lớn, thiết thực nhất trong quan hệ thương mại với Lào là Việt Nam có lợi trong việc cải thiện, nâng cấp và thay đổi bộ mặt kinh tế hành lang
35
nghiệp, chế biến thực phẩm, may mặc, sản xuất hàng tiêu dùng, hệ thống dịch vụ sẽ phát triển nhanh chóng. Nhiều công ty và xí nghiệp có thể mở rộng quy mô sản xuất nhờ phát triển thương mại. Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của các tỉnh công nghiệp kém phát triển, dần hình thành cơ cấu kinh tế công nghiệp dịch vụ phát triển hơn. Những tỉnh trước đây có cơ cấu sản xuất đơn nhất nhanh chóng chuyển sang cơ cấu kinh tế hướng ngoại. Các ngành công nghiệp sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu của các địa phương này sẽ được chú trọng và có điều kiện tăng tốc độ phát triển. Các ngành mũi nhọn của các tỉnh biên giới phát triển nhanh hơn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh của địa phương mình trong trao đổi thương mại.
Thêm nữa, quan hệ thương mại Việt Nam – Lào góp phần đẩy nhanh tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá, cải thiện diện mạo các địa phương, giúp hình thành nhanh chóng nhiều dịch vụ và cụm dân cư mới... Kích thích lưu thông hàng hóa và dịch vụ, giải quyết công ăn việc làm. cải thiện và nâng cao đời sống dân cư biên giới, giảm tỷ lệ đói nghèo, tăng nguồn thu cho địa phương.
Nói tóm lại, phát triển quan hệ thương mại với Lào đem lại nhiều lợi ích thiết thực quý giá đối với Việt Nam. Quan hệ hợp tác này không những cải thiện đời sống kinh tế – xã hội cư dân vùng biên giới mà có có ý nghĩa rút ngắn thời gian, công sức vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mở ra cơ hội để thay đổi nội lực đất nước, đồng thời giúp tăng cường nhanh quá trình hội nhập quốc gia vào khu vực và thế giới.