Phát triển dịch vụ thẩm địnhgiá phải dựa vào sức mạnh của cơ cấu kinh

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thẩm định giá ở Việt Nam (Trang 87)

kinh tế nhiều thành phần

Đa dạng hoá hình thức sở hữu doanh nghiệp thẩm định giá nhằm đáp ứng nhu cầu thẩm định giá ngày càng đa dạng và phức tạp của xã hội trong nền kinh tế thị trường và hoạt động thẩm định giá phải thể hiện sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế .

Phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần với nhiều hình thức tổ chức kinh tế là chủ trương phát triển kinh tế được Đảng và Nhà nước ta khẳng định. Theo định hướng trên, cần thống nhất quan điểm trong lĩnh vực hoạt động thẩm định giá, cần có sự tham gia của các thành phần kinh tế và mọi thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực dịch vụ này đều có quyền bình đẳng và nghĩa vụ như nhau.

3.3. Một số giải pháp phát triển dịch vụ thẩm định giá ở Việt Nam 3.3.1. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thẩm định giá

- Việc xây dựng một hệ thống quản lý nhà nước về thẩm định giá thống nhất từ Trung ương đến địa phương là rất cần thiết. Hệ thống quản lý phải chặt chẽ và khoa học, vừa đảm bảo được vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước, vừa phát huy tính năng động, sáng tạo có hiệu quả của các chủ thể tham gia lĩnh vực thẩm định giá. Hệ thống quản lý nhà nước về thẩm định giá có thể bao gồm 2 thành phần: Quản lý trực tiếp nhà nước của Bộ Tài chính và quản lý thông qua Hội thẩm định giá Việt Nam (hiện tại vai trò của Hội còn mờ nhạt). Trong đó,

Nhà nước (Bộ Tài chính) kiểm soát toàn bộ các hoạt động thẩm định giá; Hội nghề nghiệp tập hợp, bồi dưỡng nâng cao tay nghề và đạo đức nghề nghiệp cho hội viên, khuyến khích hội viên tuân thủ luật lệ, quy định hoạt động thẩm định giá, nhằm phát triển hoạt động thẩm định giá đúng hướng và ổn định, đồng thời giúp Nhà nước nắm bắt được tình hình thực tế để có chính sách quản lý sát thực.

- Bộ Tài chính có chức năng quản lý nhà nước về giá, trong đó có quản lý nhà nước về thẩm định giá. Điều này hoàn toàn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước ta, đồng thời phù hợp với xu thế chung của các nước trên thế giới, cũng như trong khu vực.

- Hiện nay có rất nhiều tổ chức thẩm định giá hoạt động, tuy nhiên chưa có công tác kiểm tra tư cách pháp nhân cũng như chất lượng của các tổ chức thẩm định giá. Vẫn còn có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, thiếu công bằng giữa các tổ chức thẩm định giá có đầy đủ điều kiện hành nghề theo quy đinh của pháp luật và các tổ chức chưa đủ điều kiện vẫn được hành nghề. Vì vậy cần phải có biện pháp quản lý và đưa hoạt động của các tổ chức này đi vào khuôn khổ theo quy định của pháp luật, đó là:

- Việc quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức thẩm định giá đối với kết quả thẩm định giá, gía trị thẩm định không đúng hoặc làm thiệt hại cho ngân sách nhà nước, cho khách hàng thì tổ chức thẩm định giá và thẩm định viên về giá phải chịu trách nhiệm, phải bồi thường...

Phải khẩn trương ban hành các tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam, đặc biệt là các tiêu chuẩn về phương pháp thẩm định giá, về mục đích thẩm định giá, về hợp đồng thẩm định giá...

- Cần thiết nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thẩm định giá trong lĩnh vực tổ chức thi và giấy phép hành nghề thẩm định giá và vai trò của Chính phủ đối với hoạt động thẩm định giá để hoạt động thẩm định giá ngày càng có tình chuyên nghiệp cao.

- Theo quy định của Pháp lệnh Giá và Nghị định số 101/ 2005/NĐ-CP của Chính phủ về Thẩm định giá về Tiêu chuẩn thẩm định viên về giá đã quy định về: Điều kiện hành nghề của thẩm định viên về giá; Người không được đăng ký hành nghề thẩm định giá; Quyền và nghĩa vụ của thẩm định viên về giá; Những

hành vi bị cấm đối với thẩm định viên về giá. Như vậy căn cứ vào các quy định của pháp luật, các tổ chức có chức năng cấp giấy phép hành nghề cần thiết phải có sự kiểm tra, kiểm soát theo đúng quy định của nhà nước trong việc cấp thẻ hành nghề và qúa trình sử dụng thẻ thẩm định giá cho các đối tượng.

- Cùng với việc kiểm soát hoạt động nghề nghiệp của thẩm định viên thông qua thu hồi gíây phép hành nghề (thể thẩm định viên) của những người sai phạm, cần có nhiều cách khác nữa để Chính phủ có thể đưa hoạt động này vào nề nếp như tạm giữ giấy phép có thời hạn, phạt hành chính...

- Thẩm định giá là một loại hình nghề nghiệp mang cả tính nghệ thuật và tính khoa học, do đó sẽ không thể tránh khỏi những tranh cãi, tranh chấp, khiếu kiện xẩy ra từ những kết quả thẩm định giá do cán bộ, chuyên gia thẩm định giá tiến hành.. Qua nghiên cứu thực trạng hoạt động thẩm định giá Việt Nam và theo kinh nghiệm của các nước nên thành lập một cơ quan để tiếp nhận và xử lý những bất đồng đó. Như thành lập phòng tái thẩm định giá để phân xử những tranh chấp liên quan đến thẩm định giá để đánh thuế tài sản; hoặc thành lập Phòng Kháng cáo để phân xử.

Nhà nước cần có định chế về phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thẩm định giá tài sản.

Đó là việc nên hình thành Quỹ Bảo hiểm Bồi thường, quỹ bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp.

Nền kinh tế thị trường phát triển, sự rủi ro ngày càng trở thành một trong những vấn đề được quan tâm và đồng hành cho bất cứ hoạt động nghề nhiệp tư vấn nào. Những loại rủi ro này đã được bảo đảm bởi các dịch vụ bảo hiểm. Trên thực tế, những loại rủi ro khác nhau kéo theo và có thể nhận thấy ở mọi nơi. Trong hàng loạt những rủi ro chưa được công nhận, rủi ro nghề nghiệp là một thách thức to lớn nhất. Ở các nước, số vụ kiện kinh tế các công ty kiểm toán và các tổ chức thẩm định giá đã ngày càng tăng. Từ đó, có thể xem việc thẩm định giá thực sự là một nghề có rủi ro nghề nghiệp. Vì vậy, giải pháp này nhằm góp phần phòng ngừa và hạn chế rủi ro có thể xảy ra ở mức thấp nhất cho các Công ty thẩm định giá cũng như các thẩm định viên trong thẩm định giá tài sản, để

dịch vụ tư vấn thẩm định giá không trở thành tác nhân của những cuộc khủng hoảng tài chính hay tài sản.

Để có thể đề ra những giải pháp, trước tiên cần tìm hiểu những yếu tố tạo ra rủi ro nghề nghiệp của dịch vụ thẩm định giá.

Giả thiết là tất cả các rủi ro xảy ra có thể dẫn đến làm sai lệch kết quả thẩm định giá tính từ khách quan, tính công bằng và cơ sở khoa học gây tai tiếng và tổn thất kinh tế cho các doanh nghiệp thẩm định giá. Bằng cách phân chia theo đối tượng và chủ thể thẩm định giá, rủi ro thẩm định giá có thể chia làm các loại như sau:

Những rủi ro từ doanh nghiệp được thẩm định giá (hoặc tổ chức, cá nhân có tài sản được thẩm định giá). Loại rủi ro này có nguyên nhân từ doanh nghiệp được thẩm định giá. Một cách khách quan hoặc chủ quan, họ đã gây trở ngại và làm ảnh hưởng đến thẩm định viên trong việc chấp hành những thủ tục thẩm định giá cần thiết, khi thẩm định giá tài sản.

Thẩm định giá là loại hình dịch vụ rất cần kinh nghiệm chuyên môn và thực tiễn nghề nghiệp. Kinh nghiệm chuyên môn là những kinh nghiệm tích luỹ được trong suốt quá trình hoạt động lâu dài của doanh nghiệp qua nhiều lần thẩm định giá. Một doanh nghiệp thẩm định giá tốt, là doanh nghiệp biết phân tích và sử dụng thông tin từ những lần thẩm định giá trước, cũng như biết huấn luyện nhân viên nhằm tăng cường khả năng thẩm định giá nói chung và giảm thiểu các ý kiến sai lệch.

Một khía cạnh khác cũng cần được quan tâm trong hoạt động thẩm định giá là việc tổ chức và quản lý công việc thẩm định giá. Việc tổ chức và quản lý thẩm định giá được thực hiện tốt hay không sẽ quyết định tiến trình và chất lượng của kết quả thẩm định. Trên thực tế, trật tự trong việc tổ chức và quản lý thẩm định giá không khoa học là nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến những rủi ro nghề nghiệp.

Ngoài ra, công việc thẩm định giá còn đòi hỏi phải có một hệ thống kiểm soát chặt chẽ. Nếu không có những kiểm soát này, doanh nghiệp thẩm đinh giá sẽ phải đối mặt với những rủi ro kỹ thuật.

Rủi ro con người: Là những rủi ro do những nguyên nhân liên quan đến khả năng và đạo đức nghề nghiệp của thẩm định viên.

Do sự phức tạp và những đặc điểm nghề nghiệp riêng của công việc thẩm định giá, đòi hỏi một thẩm định viên phải có “đức và tài”, nghĩa là họ không chỉ đạt tiêu chuẩn nghề nghiệp mà còn phải có các kỹ năng nghề nghiệp, đặc biệt trong một số lĩnh vực nhất định (như xây dựng, máy móc thiết bị, kế toán, vi tính, kinh tế,...) cũng như khả năng tổ chức tốt, sự nhiệt tình mà còn phải đảm bảo đạo đức nghề nghiệp. Khả năng nghề nghiệp quyết định việc một cá nhân đạt tiêu chuẩn hành nghề thẩm định giá và đạo đức nghề nghiệp thể hiện trách nhiệm của họ đối với nghề nghiệp. Sự kém hiệu quả ở bất kỳ khả năng nào của thẩm định viên cũng sẽ dẫn đến kết quả thẩm định giá kém chính xác, gây ra rủi ro.

Những rủi ro liên quan: Là những rủi ro gây nên bởi những tổ chức liên quan đến doanh nghiệp thẩm định giá, công ty được thẩm định giá và do ảnh hưởng của môi trường bên ngoài.

Trên thực tế, quá trình chuyển hoá những rủi ro tiềm tàng thành những rủi ro thực sự thường là quá trình xảy ra đồng thời nhiều loại rủi ro. Vì vậy, những công cụ ngăn ngừa rủi ro phải được sử dụng đồng bộ để ngăn ngừa những rủi ro từ công ty được thẩm định giá, giảm rủi ro thẩm định giá và hạn chế những rủi ro liên quan. Những công cụ phòng ngừa rủi ro cũng giống như tấm lưới lọc nhiều lớp có khả năng lọc những rủi ro thẩm định giá

Những rủi ro của khách hàng thẩm định giá và doanh nghiệp thẩm định giá, có thể được khắc phục thông qua các công cụ phòng ngừa rủi ro đã nêu trên. Riêng những rủi ro liên quan nằm ngoài tầm kiểm soát của họ, do đó không thể ngăn chặn chỉ bằng nỗ lực của doanh nghiệp thẩm định giá. Trên thức tế, loại rủi ro này đe doạ doanh nghiệp thẩm định giá, cá nhân thẩm định viên cũng như toàn bộ thị trường dịch vụ thẩm định giá. Theo quan điểm của luận văn, những biện pháp cơ bản phòng ngừa rủi ro loại này mà hoạt động thẩm định giá cần có là :

Sự ra đời của Pháp lệnh giá đã đạt được sự tiến bộ đáng kể. Tuy nhiên, cùng với sự tăng cường tái cấu trúc nền kinh tế và phát triển đa thành phần kinh tế, thì việc nhanh chóng ban hành một số bộ luật cần thiết, hệ thống văn bản hướng dẫn và những quy định đầy đủ là hết sức cần thiết cho dịch vụ thẩm định giá. Sự trì trệ sẽ là một cản trở lớn cho việc phát triển hoạt động, làm cho các tổ chức và cá nhân người thẩm định viên về giá phải đối mặt với những rủi ro lớn do thiếu khung pháp lý đầy đủ để bảo vệ trong quá trình thẩm định giá của họ.

Thứ hai: Cần ban hành đầy đủ các tiêu chuẩn cho dịch vụ thẩm định giá

Việt Nam

Việt Nam cần thiết phải có một số tiêu chuẩn riêng phù hợp với điều kiện thực tế của mình. Việc chưa hình thành đầy đủ hệ thống tiêu chuẩn nghề nghiệp không chỉ giới hạn sự phát triển mà còn mang đến nhiều rủi ro và nguy hiểm tiềm tàng cho cả doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên về giá.

Thứ ba: Khẳng định vị trí thị trường của dịch vụ thẩm định giá, đảm bảo

cạnh tranh lành mạnh.

Thứ tƣ: Bộ Tài chính cần xây dựng một cơ chế bảo vệ rủi ro cho doanh

nghiệp thẩm định giá, triển khai xây dựng quỹ bảo hiểm nghề nghiệp chung của ngành đưới sự quản lý của Hội Thẩm định giá Việt Nam. Bên cạnh đó cần có một Hội đồng trọng tài để giải quyết các vấn đề mâu thuẫn trong việc đưa ra kết quả thaamr định giá giữa các doanh nghiệp khác nhau và có chính sách chuẩn mực hoá hay độc lập hoá ngành thẩm định giá với các ngành khác.

Dịch vụ thẩm định giá tồn tại dựa vào những nỗ lực của những nhà quản lý điều hành vĩ mô nền kinh tế, của các tổ chức và cá nhân những người làm thẩm định giá đã đóng góp những việc hữu ích cho xã hội. Quá trình phát triển hoạt động thẩm định giá tất yếu sẽ nảy sinh sự cạnh tranh. Cạnh tranh ban đầu là điều kiện tốt để khuyến khích phát triển, nhưng cũng khó tránh khỏi những hình thức cạnh tranh không lành mạnh đã từng xảy ra ở các nước, chẳng hạn như chiều theo khách hàng bằng cách hạ thấp giá cả, giảm chất lượng và hoạt động kinh doanh không minh bạch, sử dụng những quan hệ không bình thường để hạ đối thủ cạnh tranh .... Đây là những hình thức luôn gây ra những mối nguy hại

làm huỷ hoại hình ảnh và trực tiếp đe doạ sự tồn tại của thị trường dịch vụ này, do đó rất cần được các cấp quản lý và toàn ngành quan tâm.

Tóm lại, để hạn chế rủi ro, các nhà quản lý và toàn ngành thẩm định giá cần ủng hộ quan điểm thẩm định giá phải gắn liền với kỹ thuật, chất lượng, danh tiếng và cạnh tranh công bằng nhằm thiết lập một vị trí thị trường đúng đắn cho dịch vụ thẩm định giá.

Ngoài những biện pháp cơ bản trên, một số biện pháp khác cũng cần được tính đến như thiết lập ngân hàng dữ liệu và công khai thông tin dưới nhiều hình thức trên thị trường, tăng cường lâu dài cho hoạt động thẩm định giá bằng đầu tư cho giáo dục đào tạo ...

3.3.2. Chuyển đổi các Trung tâm cung cấp dịch vụ thẩm định giá sang mô hình doanh nghiệp

Do nhu cầu thẩm định giá ở nước ta ngày càng lớn, đặc biệt hiện nay khi nước ta đã là thành viên của WTO thì nhu cầu thẩm định giá ngày càng tăng. Việt nam cần đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi các mô hình Trung tâm thẩm định giá sang mô hình doanh nghiệp thẩm định giá để phát huy đầy đủ tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị và nâng cao tính độc lập khách quan của kết quả thẩm định giá phục vụ cho nền kinh tế quốc dân. Theo thông lệ quốc tế, khách hàng nước ngoài thường chọn các tổ chức thẩm định giá có tính chuyên nghiệp và là một doanh nghiệp độc lập (không là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp trực thuộc một Bộ, ngành nào). Mặt khác không nên kéo dài tình trạng như hiện nay: dịch vụ thẩm định giá vừa do doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện vừa do các Trung tâm thẩm định giá thuộc các Bộ ngành, các địa phương thẩm định. Điều này sẽ dẫn đến việc các đơn vị tham gia thẩm định giá không bình đẳng với nhau, không thúc đẩy, nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động dịch vụ thẩm định giá.

Theo thống kê của Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính, tính đến thời điểm hết năm 2006 cả nước ta có 37 trung tâm có chức năng thẩm định giá (trong đó có hai trung tâm trực thuộc Bộ Tài chính, các trung tâm còn lại hầu hết thuộc Sở Tài chính hoặc UBND các tỉnh) và khoảng hơn 50 doanh nghiệp có chức năng thẩm định giá. Để việc chuyển đổi mô hình trung tâm thẩm định giá sang mô hình

doanh nghiệp thẩm định giá diễn ra đúng lộ trình và thuận lợi thì Bộ Tài chính cần ban hành thông tư hướng dẫn cụ thể riêng cho việc chuyển đổi này. Đồng thời, Bộ Tài chính cũng cần đẩy nhanh tiến độ tổ chức thi thẻ và cấp thẻ thẩm định viên về giá trước thời điểm chuyển đổi (31/8/2007) để các Trung tâm thẩm

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thẩm định giá ở Việt Nam (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)