Xây dựng nghề thẩm địnhgiá mang tính chuyên nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thẩm định giá ở Việt Nam (Trang 85)

Thẩm định giá đang dần trở thành một nghề chuyên nghiệp, độc lập ở nước ta. Tính chuyên nghiệp trong thẩm định giá thể hiện trước hết là ở các thẩm định viên. Họ là người có đủ kỹ năng thực hành, có kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn thực hành trong một lĩnh vực chuyên môn nhất định. Để thực hiện

những nhiệm vụ chuyên sâu đó đòi hỏi người thẩm định viên phải có những kiến thức và kinh nghiệm từ những khoá đào tạo khắt khe, bao gồm cả thời gian thực hành bắt buộc kèm theo. Các thẩm định viên phải thuộc một tổ chức nghề nghiệp, một đơn vị có chức năng thẩm định gía nhất định và tuân thủ những quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Người thẩm định viên cũng thường xuyên phải cập nhật, nâng cao kiến thức chuyên môn nhằm đáp ứng được những nhu cầu đa dạng và liên tục thay đổi của khách hàng thẩm định giá.

Thẩm định giá là lĩnh vực mới đối với Việt nam. Vì vậy cần tuyên truyền cao nhận thức của xã hội, công chúng đối với vai trò, vị trí, và đóng góp của nghề định giá trong phát triển kinh tế. Đặc biệt cần nâng cao nhận thức về sự cần thiết đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ thẩm định viên về giá chuyên nghiệp, nhất là báo cáo thẩm định giá, chất lượng dịch vụ này đòi hỏi phải được tiêu chuẩn hóa và do những cá nhân được đào tạo cơ bản, hệ thống, có kiến thức và kỹ năng tiến hành.

Có thể thấy trong tương lai, Việt nam sẽ xuất hiện nhu cầu đào tạo kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ thẩm định viên chuyên nghiệp, giống như nhu cầu đµo tạo đối với các nghề chuyên môn khác như bác sỹ, luật sư, kế tóan, kỹ sư. Điều này là toàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế vì trên thế giới hoạt động thẩm định giá là một nghề riêng, chuyên nghiệp và đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Tính riêng biệt của nghề này thể hiện ở 6 nội dung chuyên môn mà một thẩm định viên về giá tài sản bắt buộc phải qua đào tạo là: kinh tế học về tài sản; thị trường vốn; các phương pháp thẩm định giá; phân tích và viết báo cáo thẩm định giá; những kỹ thuật và phương pháp luận thẩm định giá; toán tài chính trong thẩm định giá.

Bộ Tài chính cần nghiên cứu đến việc đào tạo đội ngũ trợ lý cho thẩm định viên về giá. Những trợ lý này là người được đào tạo các môn cơ bản về thẩm định giá, nhưng không nhất thiết (bắt buộc) phải qua (hoặc đỗ) các kỳ thi lấy thẻ thẩm định viên. Nhiệm vụ thẩm định giá được phân công cần có sự trùng hợp giữa đối tượng thẩm định (loại tài sản) với thẩm định viên chuyên về lĩnh

vực đó, điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo thẩm định. Vì vậy đối với nội dung, chương trình bồi dưỡng cần tập trung cho các chuyên ngành này.

Cần xây dựng hệ thống tài liệu giáo trình giảng dạy, bồi dưỡng. Cần có chính sách khuyến khích những thẩm định viên có nhiều kinh nghiệm, những cán bộ quản lý, giảng viên các trường viết giáo trình, tài liệu phục vụ giảng dạy nghề thẩm định giá. Ngoài ra, những giáo trình thẩm định giá của các giảng viên, giáo sư nước ngoài cần được dịch ra tiếng Việt làm tài liệu tham khảo.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thẩm định giá ở Việt Nam (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)