1. Mục đích, yêu cầu của bài:
Học sinh phải nắm được các kiến thức và kỹ năng sau:
Nắm vững công thức cấu tạo của các axit cacboxylic trong dãy đồng đẳng. Biết cách gọi tên của các axit cacboxylic trong dãy đồng đẳng, chủ yếu tên thông thường.
Nắm vững các tính chất hóa học của axit cacboxylic no, đơn chức: Phản ứng este hóa và đặc điểm của phản ứng, các phản ứng thể hiện tính axit.
Nắm vững phương pháp điều chế axit axetic, chú ý hai phương pháp dùng trong công nghiệp.
2. Câu hỏi và bài tập:
*Câu hỏi và bài tập định tính:
Câu 1: Những phát biểu sau, câu nào đúng, câu nào sai: 1).... Đặc điểm của phản ứng este hóa là thuận nghịch.
2).... Để nhận biết axit acrylic trong hỗn hợp với axit axetic ta có thể dùng dung dịch Br2.
3).... Axit axetic có tính axit mạnh hơn axit fomic.
4).... Axit fomic có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.
5).... Axit propionic tan tốt trong nước do có liên kết hiđro mạnh với nước. 6).... Axit axetic làm giấy quỳ tím hóa hồng.
7).... Một phương pháp phổ biến để điều chế axit axetic là lên men giấm. 8).... Nhiệt độ sôi của anđehit axetic cao hơn hẳn axit axetic.
Câu 2: Công thức chung của các axit cacboxylic đơn chức, no, mạch hở là: A. CnH2nO2(n 0).D. CnH2n+1-2kCOOH(n 0).
B. CnH2n+1COOH(n 0).E. Tất cả đều sai. C. (CH2O)n.
Câu 3: Axit cacboxylic đơn chức, no A có tỉ khối hơi so với ôxy là 2,75. Vậy công thức phân tử của A là:
A. C2H4O2.D. C4H6O2.B. C3H6O2. E. C5H10O2. B. C3H6O2. E. C5H10O2. C. C4H8O2.
Câu 4: Tên quốc tế của axit cacboxylic có công thức cấu tạo
là:
A. Axit 2-metyl - 3 - etylbutanoic.D. Axit isohexanoic.
B. Axit 3-etyl - 2 - metylbutanoic.E. Axit - đi -2,3 - metylpentaoic. C. Axit 2,3 - đimetylpentanoic.
Câu 5: Độ mạnh của các axit: HCOOH(I), CH3COOH(II), CH3CH2COOH(III), (CH3)2CHCOOH(IV) theo thứ tự tăng dần là:
A. I < II < III < IV.D. IV < III < II < I. B. II < IV < III < I.E. Tất cả đều sai. C. IV < II < III < I.
Câu 6: Để phân biệt HCOOH và CH3COOH người ta dùng: A. Dung dịch NaOH.D. Cả A,B,C đều sai.
B. Na.E. Cả A,B,C đều đúng. C. AgNO3/NH3.
Câu 7: Để phân biệt HCOOH và CH2 = CH-COOH người ta dùng: A. Dung dịch Brom.D. Cả A,B,C đều sai.
B. AgNO3/NH3.E. Cả A,B,C đều đúng. C. Cu(OH)2/NaOH.
Câu 8: Tên gọi của axit CH2 = C(CH3)COOH là: A. Axit 2-metylpropenoic.D. A, B,C đều đúng. B. Axit 2-metyl-2- propenoic.E. Cả A,B,C đều sai. C. Axit metacrylic.
Câu 9: Tên gọi của axit (CH3)2CHCOOH là: A. Axit 2-metylpropanoic.D. Cả A, B, C đều đúng. B. Axit isobutyric.E. Cả A, B đều đúng.
C. Axit butyric.
Câu 10: Để phân biệt CH3COOH và C2H5OH người ta dùng: A. Na.D. Dung dịch Brom.
B. NaOH.E. Tất cả đều sai. C. Dung dịch H2SO4.
Câu 11: Cho các chất: C2H5Cl (a), CH3CHO (b), CH3COOH (c), CH3CH2OH (d). Nhiệt độ sôi của các chất giảm dần như sau:
A. (d) > (b) > (c) > (a).D. (c) > (a) > (b) > (d). B. (a) > (c) > (b) > (d).E. (c) > (b) > (a) > (d). C. (c) > (d) > (b) > (a).
Câu 12: Cho các chất ClCH2COOH (a), BrCH2COOH (b), ICH2COOH (c), FCH2COOH (d). Chiều tăng