Thói quen ăn uống và chỉ số nhân trắc

Một phần của tài liệu Ngưỡng nguy cơ của cấu trúc cơ thể, lối sống đối với bệnh đái tháo đường Type 2 ở người trung niên (40-60 tuổi) nội thành TP Hồ Chí Minh (Trang 38)

5. Tương quan giữa lối sống và chỉ số nhân trắc

5.2. Thói quen ăn uống và chỉ số nhân trắc

5.2.1. Mỡ toàn cơ thể (BMI, tỷ lệ mỡ toàn thân)

- Năng lượng: Trong nghiên cứu của Nelson (Nelson,1996), Manjiang (Manjiang, 2003) người ta nhận thấy năng lượng khẩu phần tương quan thuận với tình trạng béo phì toàn thân. Trong nghiên cứu của chúng tôi lại phát hiện mối tương quan ngược lại, có thể vì ở người Việt nam tình trạng thiếu vận động tác động chủ yếu lên mỡ toàn thân hơn là ăn thừa năng lượng, thừa béo. (Bảng 11).

- Béo: Đến nay nhiều công trình nghiên cứu chứng minh rằng năng lượng khẩu phần từ béo là yếu tố chính liên quan đến tỷ lệ mỡ cơ thể. Theo Tremblay (Tremblay, 1989) người có chế độ ăn mỡ cao sẽ có tỷ lệ mỡ cơ thể cao. Thế nhưng trong nghiên cứu của Manjiang (Manjiang, 2003) béo khẩu phần lại tương quan nghịch với tỷ lệ mỡ cơ thể, và theo Willett (Willett, 1998), Yao (Yao, 2001) thì béo khẩu phần nằm trong khoảng 18- 40% sẽ không ảnh hưởng lên cấu trúc mỡ cơ thể. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì béo khẩu phần tương quan nghịch với tỷ lệ cơ thể với pearson=- 0.14, p<0.001 (Bảng11), năng lượng từ béo của khẩu phần khoảng 22-24% (nằm trong khoảng 18-40%) ở cả nhóm bệnh và nhóm chứng, như vậy béo khẩu phần không phải là yếu tố nguy cơ của người Việt nam.

- Đạm: Martha (Martha,1992) phát hiện đạm có mối tương quan thuận với BMI. Tương quan thuận giữa đạm và tỷ lệ mỡ toàn cơ thể được tìm thấy trong nghiên cứu của chúng tôi. (Bảng 11).

- Rau: Megan (Megan, 1999) nhận thấy nhóm người có thói quen ăn nhiều rau có tỷ lệ mỡ cơ thể thấp hơn nhóm ăn ít rau và có mối tương quan nghịch giữa lượng rau khẩu phần và tỷ lệ mỡ cơ thể r=-0.31, p<0.01. Trong nghiên cứu của chúng tôi rau khẩu phần tương quan nghịch với tỷ lệ mỡ cơ thể với pearson=- 0.06, p<0.05, (Bảng 12), thế nhưng xơ khẩu phần lại tương quan thuận với tỷ lệ cơ thể, pearson= 0.13, p<0.001, (Bảng 11). Điều này cũng được phát hiện bởi Ruidavets (Ruidavets,2003 ).

5.2.2. Mỡ nội tạng (vòng eo, chỉ số eo hông, tỷ lệ mỡ bụng)

- Năng lượng: quá mức nhu cầu sẽ được chuyển sang tích lũy ở dạng mỡ đặc biệt ở nội tạng được biểu thị bằng vòng eo, chỉ số eo hông, tỷ lệ mỡ bụng. Theo kết quả nghiên cứu chiều dọc của Stookey (Stookey, 2005) nhận thấy người có năng lượng khẩu phần < 95%nhu cầu có sự gia tăng vòng eo ít hơn người có năng lượng khẩu phần đạt 95-125%. Trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tìm thấy mối tương quan thuận giữa năng lượng khẩu phần và vòng eo (pearson=0.07, p<0.01) (Bảng 11) và năng lượng khẩu phần đều đạt < 95% ở cả nhóm bệnh và chứng (Bảng 6), như vậy vấn đề ăn quá mức khẩu phần không là vấn đề trong quần thể nghiên cứu của chúng tôi,

- Đạm: Sự tiêu thụ đạm cũng được xem là có liên quan đến béo bụng trong một số nghiên cứu. Anwar (Anwar, 2005) nghiên cứu trên 617 người Canada gốc thổ dân, Nam Á, Trung quốc, Châu Aâu nhận thấy chỉ số eo hông tương quan nghịch với đạm khẩu phần. Skov (Skov, 1999), nhận thấy

39

đạm khẩu phần khoảng 70-90g/ngày thì cơ thể có thể tự điều hòa được và không làm thay đổi chức năng thận. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả trên, đạm khẩu phần tương quan nghịch với tỷ lệ mỡ bụng (pearson=-0.143, p<0.001) (Bảng 11) và mức đạm khẩu phần đều thấp hơn mức 70g ở cả nhóm bệnh và nhóm chứng (Bảng 6).

- β caroten: khẩu phần tương quan nghịch với chỉ số eo hông (mỡ nội tạng) (p<0.01), (Bảng 11). Trong nghiên cứu của Yi-chin (Yi-chin, 2000) nhận thấy với liều 5000 đơn vị vitamin A mỗi ngày sẽ làm giảm được khoảng 2 kg mỡ trong hai năm.

- Sữa: Sữa tương quan nghịch với vòng eo, chỉ số eo hông (p<0.05) (Bảng 12) . Sữa là nguồn thực phẩm giàu can-xi, khi ít uống sữa dẫn đến can-xi khẩu phần thấp và kích thích sự gia tăng tác động của hormon cận giáp (Weaver, 1996) và chất giống 1.25 dihydroxyvitamin D (Ni Z, 1994) để nâng cao nồng độ can-xi nội bào. Chính trong quá trình này cũng làm tăng sự tổng hợp acid béo và giảm sự phân giải chất béo ở mô mỡ và hậu quả làm tăng tỷ lệ mỡ cơ thể (Comuzzie, 1998; Xue, 1998). Ngoài can- xi, theo Belury (Belury,1997) và Park (Park,1997) thành phần conjugated linoleic acid (CLA) trong sữa có tác dụng làm giảm tích lũy mỡ. Yi-chin (Yi- chin, 2000) nhận thấy với liều 1000mg can-xi mỗi ngày sẽ làm giảm được khoảng 2 kg mỡ trong hai năm.

40 -

42

KẾT LUẬN

- So sánh với cuộc điều tra của BS Sơn năm 2001 (Sơn, 2004) tỷ lệ đái tháo đường mới (được phát hiện bằng glucose khi đói) của người trung niên đã tăng lên gấp 3.2 lần (8.8 % so với 2.7%). Và tỷ lệ rối lọan đường huyết lúc đói của người trung niên đã tăng lên gấp 1.8 (6.7% so với 3.7%). Như vậy chỉ trong vòng 4 năm tốc độ tăng của tỷ lệ đái tháo đường mới của người trung niên nội thành thành phố HCM đã tăng gấp hai lần con số dự đóan của tổ chức y tế thế giới (1.7) trong vòng 30 năm từ 1995-2005.

- Có tỷ lệ khá cao bệnh nhân đái tháo đường và tiền đái tháo đường kém dung nạp glucose đơn thuần (IGT) (21.9% và 71.3% ). Một tỷ lệ không nhỏ bệnh nhân đái tháo đường, tiền đái tháo đường vừa kém dung nạp glucose vừa tăng glucose máu vào buổi sáng (IGT/IFG) (40.8% và 13.8%), Đây là đối tượng có nguy cơ bệnh mạch máu cao.

- Chỉ có 1/3 tổng số bệnh nhân đái tháo đường (34.6%) có đề kháng insulin, nồng độ đường huyết không tăng theo sự gia tăng nồng độ insulin và giá trị trung bình của chỉ số đề kháng insulin của nhóm đái tháo đường, tiền đái tháo đường đều thấp hơn nguỡng xác định đề kháng insulin (2.5). Như vậy cơ chế đề kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường do béo phì là không đúng đối với người Việt nam đái tháo đường.

- Điểm cắt nguy cơ của chỉ số nhân trắc đối với bệnh đái tháo đường của Việt nam tương tự Nhật bản, Trung Quốc.

Tình trạng tích mỡ toàn thân

Cân nặng (kg): hai giới: 57.4, nam: 62.6 và nữ: 55.4. BMI: hai giới: 23.7, nam: 23.5 và nữ: 23.8. Tỷ lệ mỡ toàn thân (%): hai giới: 32,0, nam: 22.5 và nữ: 35.6.

Tình trạng tích mỡ bụng

Vòng eo (cm): hai giới: 82.4, nam: 86.4 và nữ: 80.9. Chỉ số eo hông (WHR): hai giới: 0.88, nam: 0.92 và nữ: 0.87. Tỷ lệ mỡ bụng (%): hai giới: 32.6, nam: 24.0 và nữ: 36.0. - Vấn đề sức khỏe ở người đái tháo đường do lối sống:

• Có sự mất cân bằng năng lượng ở người đái tháo đường, không phải do ăn nhiều mà do ít hoạt động.

• Đạm động vật cao.

• Thiếu hầu hết các vi chất như kẽm, ma-nhê, vitamin A, selen. • Aên thiếu rau, trái cây, sữa…

43

KHUYẾN NGHỊ

Thầy thuốc

- Biện pháp tầm soát: Nên làm test dung nạp glucose - Đối tượng tầm soát đái tháo đường:

Tuyến phường xã:

Cân nặng (kg): nam: ≥ 62.6 và nữ ≥ 55.4. BMI: nam: 23.5 và nữ: 23.8. Vòng eo: nam: 86.4 và nữ: 80.9 Chỉ số eo hông (WHR): nam: 0.92 và nữ: 0.87. Tuyến trung tâm được trang bị cân đo mỡ

Cân nặng (kg): nam: ≥ 62.6 và nữ ≥ 55.4. BMI: nam: 23.5 và nữ: 23.8. Vòng eo (cm): nam: 86.4 và nữ: 80.9 Chỉ số eo hông (WHR): nam: 0.92 và nữ: 0.87 Tỷ lệ mỡ toàn thân (%): nam: 22.5 và nữ: 35.6. Bệnh viện

Theo dõi chặt chẻ đối tượng đái tháo đường có nguy co mạch máu cao

• Test dung nạp glucose dương tính

• Vòng eo: nam: ≥86.4 và nữ: ≥80.9 • Chỉ số eo hông (WHR): nam: ≥0.92 và nữ: ≥0.87.

Bệnh nhân

- Khi khám tầm soát nếu

• Cân nặng (kg): nam: ≥ 62.6 và nữ ≥ 55.4. • Vòng eo: nam: ≥86.4 và nữ: ≥80.9 - Thay đổi lối sống để phòng đái tháo đường

• Tăng vận động

• Giảm thời gian xem ti vi

• Giảm ăn các loại thịt, tăng uống sữa, ăn tăng các loại đậu, rau, trái cây

44

Tài liệu tham khảo

1. Allison MH, Dallas RE,Kerin O’dea, Graham GG. Glycemic Index and Dietary Fiber and the Risk of Type 2 Diabetes. Diabetes Care ,27, 2004: 2701–2706.

2. Anastasia CT, Basil GK, Francesco VA, Samir HA, Alfredo FB, Maria PD, Predrag BD, Vesna SD, Cristina AG,Nikolaos lK, Ilias NM, Mansouria MM, Malina KP, Demetra PR, Maria-teresa PT. Dietary fat intake as risk factor for the development of diabetes .Multinational, multicenter study of the mediterranean group for the study of diabetes (MGSD). Diabetes care 26, 2003:302–307.

3. Anthropometric standardization reference manual. Timothy G.L., Alex F.R., Reynaldo M. Human Kinetics Publishers (UK). 1988: 3; 44-46.

4. Anwar TM, Sonia SA, Vlad V, Ruby J. Protein Intake Is Inversely Associated with Abdominal Obesity in a Multi-Ethnic population. The Journal of Nutrition, 135, 2005: 1196-2001.

5. Assessement diagnosis. The Asia Pacific Perspecttive and its treatment. World Health Organization Western Pacific Region. 2000: 15-20.

6. Banerji MA. Et al. Does intra-abdominal adipose tissue in black men determines whether NIDDM is insulin-resistant or insulin-sensitive? Diabetes 1995; 44: 141-146. 7. Belury MA, Kempa-Steczko A. Conjugated linoleic acid modulates hepatic lipid

composition in mice. Lipids ,32,1997:199–204.

8. Bjorntorp PA. Sex differences in the regulation of energy balance with exercise. Am J Clin Nutr, 49, 1989:958-961.

9. Carlson SK: Identifying protein needs in persons with diabetes. In: Powers MA (ed): “Handbook of Diabetes Medical Nutrition Therapy.” Baltimore: Apsen Publishers Inc, pp 320–325, 1996.

10. Clegg DJ, Riedy CA, Smith KA, Benoit SC, Woods SC. Differential sensitivity to central leptin and insulin in male and female rats. Diabetes, 52, 2003:682–687. 11. Comuzzie AG, Allison DB. The search for human obesity genes. Science

,280,1998:1374–1377.

12. Cường N.H. Nghiên Cứu Dịch Tễ Học ĐTĐ và Giảm Dung Nạp Glucose ở khu vực Hà Nội, Hội Nhị Khoa Học Toàn Quốc lần II, NXB Y Học 2003, 21 – 22.

13. Cunningham JJ, Mearkle PL, Brown RG: Vitamin C: an aldose reductase inhibitor that normalizes erythrocyte sorbitol in insulindependent diabetes mellitus. J Am Coll Nutr,13,1994:344–350.

14. Chang C, Lu F, Yang YC, Wu TJ, Chan MS, Chuang LM et al. Epidemiologic study of type 2 diabetes in Taiwan. Diabetes Res Clin Prac 2000; 50: S49-59. 15. D Enette L, Gary RH, Martha JW, Tainas K, Ildiko N,Michael I G.Dietary fat in

relation to body fat and intraabdominal adipose tissue: a cross-sectional analysis. Am J Clin Nutr , 64, 1996:677-84.

16. Davies MJ, Baer DJ, Judd JT, Brown ED, Campbell WS, Taylor PR. Effects of moderate alcohol intake on fasting insulin and glucose concentrations and insulin sensitivity in posmenopausal women: A randomized controlled trial. JAMA, 287, 2002:2559-2562.

45

17. Del Prato S, Leonetti F, Simonson DC, Sheehan P, Matsuda M, DeFronzo RA: Effect of sustained physiologic hyperinsulinaemia and hyperglycaemia on the insulin secretion and insulin sensitivity in man. Diabetologia, 37, 1994.:1025–1035. 18. Deurenberg-Yap M, Chew SK, Lin FP, van Staveren WA, Deurenberg P.

Relationship between indices of obesity and its co-mortidities among Chinese, Malays and Indians in Singapore. Int J Obesity 2001; 25: 1554-1562.

19. Deurenberg-Yap M, Chew SK, Lin VFP, Tan BY, van Staveren WA, Deurenberg P. Relationships between indices of obesity and its comorbidities in multi-ethnic Singapore. Int J Obes Relat Metab Disord 2001; 25: 1554–1562.

20. Deurenberg-Yap M, Schmidt G, Staveren WA, Deurenberg P. The paradox of low body mass index and high body fat percent among chinese, Malays and Indians in Singapore. Int J Obesity 2000; 24: 1011-1017.

21. Deurenberg-Yap M, Tan BY, Chew SK, Deurenberg P, Staveren van W. Manifestation of cardiovascular risk factors at low levels of body mass index and waist-hip ratio in Singapore Chinese. Asia Pacific J Clin Nutr 1999; 8: 177-183. 22. Dixie L. Thompson, JennifeR, Sara MP, Relationship between accumulated

walking and body composition in middle-aged women. Journal of the American College of Sports Medicine, 2004: 911-914.

23. Eeley EA, Stratton IM, Hadden DR.UKPDS 18:estimated dietary intake in type 2 diabetic patients randomly allocated to diet, sulphonylurea or insulin therapy. Diabet Med, 13, 1996:656-662.

24. Engelbart K, Kief H. The functional behaviour of zinc and insulin contain in the pancreatic islet cells of rats. Virchows Archives, Cell Pathol ,4,1970:294–302. 25. Fesken EJ, Loeber JG, Kromhout D. Diet and physical activity as determinants of

determinants of hyperinsulinemia: The Zutphen Elderly Study. Am J Epideminol, 140, 1994: 350-360.

26. Fukushima M, Taniguchi A, Sakai M, Doi K, Nagasaki S, Tanaka H, Tokuyama K, Nakai Y: homeostasis model assessment as a clinical index of insulin resistance: comparison with the minimal model analysis (Letter). Diabetes Care 1999; 22: 1911-1912.

27. Gallagher D, Heymsfield SB, Heo M, Jeb SA. Murgatroyd PR, Sakamoto Y. Healthy percentage body fat ranges : an approach for developing guidelines based on body mass index. Am J Clin Nutr 2000; 71: 694-701.

28. Goodyear LJ, Kahn BB. Exercise, gluocose transport, and insulin sensitivity. Annu Rev Med, 49, 1998:235-261,

29. Guricci S, Hartriyanti Y, Hautvast JGAJ, Deurenberg P. Relationship between body fat and body mass index: differences between Indonesians and Dutch Caucasians. Eur J Clin Nutr 1998; 52: 779-783.

30. Haffner S.M. et al. Do upper-body and centralized adiposity measure different aspects of regional body-fat distribution? Relationship to non –insulin – dependent diabets mellitus, lipids, and lipoproteins. Diabetes 1987; 36: 43 – 51. 31. Han T.S. et al. Asociations of body composition with type 2 diabets mellitus.

Diabetic Medicine 1998; 15:129 – 135.

32. He M, Tan KCB, Li ETS, Kung AWC. Body fat determination by dual energy X-ray absorptiometry and its relation to body mass index and waist circumference in Hong Kong Chinese. Inst J Obesity 2001; 25:748-752

46

33. Hei YJ, Farahbakhshian S, Chen X, Battell ML, McNeill JH, Stimulation of MAP kinase and S6 kinase by vanadium and selenium in rat adipocytes. Molecular and Cellular Biochemistry,178, 1998:367–375.

34. Hiệp M. L. Theo dõi các diễn biến bệnh nhân ĐTĐ có triệu chứng tăng huyết áp trong 12 năm. Hội Nghị Khoa Học Toàn Quốc Lần II, NXB Y Học 2003, 80 – 86.

35. Hsu F, Leon L, Barbara JN, Kurt L, Thomas CR, Josyl M, Card DL, Barry IF, Donald WB, Carr JJ. Heritability of body comosition measured by DXA in the diabetes Heart Study. Obesity research, 13(2), 2005:312-319.

36. Ito H, Nakasuga K, Ohshima A, Maruyama T, Kaji Y,Harada M,Fukunaga M, Jingu S and Sakamoto M. Detection of cardiovascular risk factors by indices of obesity obtained from anthropometry and dual-energy X-ray absorptiometry in Japanese individuals. International Journal of Obesity 2003; 27: 232–237.

37. Japanese recommended dietary allowances-Dietary reference intakes. The First Publisher, 2001: 36-37; 46.

38. Kim M, Yoo K, Park H, Chung S, Jin C, Lee Y, Shin Y, Chung C. Plasma Adiponectin and insulin resistance in Korean Type 2 Diabetes Mellitus. Yonsei Medical Journal, 46 (1), 2005: 42-50.

39. King H, Aubert RE, Hernan WH. Global burden of diabetes, 1995-2025: prevalence, numerical estimates, and projections. Diabetes Care 1998; 21: 1414-1431

40. Ko GT, Chan JC, Cockram CS, Woo J. Prediction of hypertension, diabetes, dyslipidaemia or albuminuria using simple anthropometirc indexes in Hong Kong Chinese. Int J Obes Relat Metab Disord 1999; 23: 1136–1142.

41. Ko GTC, Tang J, Chan JCN, Wu MMF, Wai HPS, Chen R. Lower BMI cut-off value to define obesity in Hong Kong Chinese: analysis based on body fat assessment by bioelectrical impedance. Brit J Nutr 2001 ; 85: 239-242

42. Krotkiewski M, Bjorntorp P. Muscle tissue in obesity with different distribution of adipose tissue effect of physical training. Int J Obes, 10, 1986 :331-341.

43. Lee W.R. The changing demography of diabetes mellitus in Singapore . Diabetes Res Clin Pract 2000, 50 Suppl 2: S35-S39.

44. Lien DTK, Giay T, Khoi HH. Development of Vietnamese recommended dietary allowances and their use for the national plan of action for nutrition. Nutr Rev 1998, 56: S25-S28.

45. Lopez-Ridaura R, Willett WC, Rimm EB, Liu S, Stampfer MJ, Manson JE, Hu FB. Magnesium intake and risk of type 2 diabetes in men and women. Diabetes Care 27, 2004 :134 –140.

46. Lu FH, Yang YC, Wu JS, Wu CH, Chang CJ. A population-based study of the prevalence and associated factors of diabetes mellitus in southern Taiwan. Diabetic Med 1998; 15: 564-572.

47. Ludwig DS, Pereira MA, Kroenke CH. Dietary fiber, weight gain and cardiovascular disease risk factor in young adults. JAMA, 282, 1999: 1539-1546. 48. Lynch J, Helmrich SP, Lakka TA, Moderately intense physical activities and high

levels of cardiorspiratory fitness reduce the risk of non-insulin-dependent diabetes mellitus in middle-aged men. Arch Intern Med,156, 1996: 1307-1314.

47

49. Manjiang Y, Megan AM, Guansheng M, Katherine LT, Shujun G, Paul F, Susan BR. Relative influence of diet and physical activity on body composition in urban Chinese adults. Am J Clin Nutr, 77, 2003:1409–1416.

50. Martha L S, Arline MD, Diane EB, Bette J C, Joan EH, David R JJr, Kiang L, Associations of body fat and its distribution with dietary intake, physical activity, alcohol, and smoking in blacks and whites13. Am J Clin Nutr, 55, l992:943-9

51. McKenzie RC, Arthur JR, Miller SM, Ra.erty TS & Beckett GJ. Selenium and immune function. In Nutrition and Immune Function. Eds PC Calder, CJ Field &

Một phần của tài liệu Ngưỡng nguy cơ của cấu trúc cơ thể, lối sống đối với bệnh đái tháo đường Type 2 ở người trung niên (40-60 tuổi) nội thành TP Hồ Chí Minh (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)