4. Thói quen ăn uống và đái tháo đường
4.1.1. Năng lượng, đạm, béo, tinh bột
- Năng lượng khẩu phần
Theo nghiên cứu ở Châu Aâu, người ta nhận thấy thói quen ăn uống dư thừa năng lượng có thể dẫn đến đái tháo đường type 2 (Eeley, 1996), điều này được lý giải bằng giả thuyết đề kháng insulin (tăng nồng độ insulin/máu) do tình trạng béo phì . Thế nhưng nghiên cứu của Sone (Sone, 2003) nhận thấy năng lượng khẩu phần trung bình/kg hằng ngày của người Nhật đái tháo đường cao hơn người người Châu Aâu đến 22% (27 kcal/kg/ngày so với 21.1 kcal/kg/ngày) mặc dù BMI của người Nhật thấp hơn người Châu Aâu đến 17% (23.1 so với 27.9). Và người ta cho rằng sự bất thường về bài tiết insulin có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh đái tháo đường ở người Châu Á như Nhật, Trung Quốc… hơn là sự đề kháng insulin (Sone, 2004). Năng lượng khẩu phần trung bình/kg hằng ngày của người Việt nam đái tháo đường cũng thấp hơn Nhật bản (23.8 so với 27 kcal/kg/ngày) nhưng cao hơn Châu Aâu (23.8 so với 21.1) (Bảng 6), BMI của người Việt nam đái tháo đường cao hơn Nhật bản (24.4 so với 23.1) nhưng thấp hơn Châu Aâu (24.4 so với 27.9)(Bảng 2), như vậy ở người Việt nam đái tháo đường, vấn đề ăn quá mức dẫn đến béo phì không phải là yếu tố nguy cơ của đái tháo đường. Ngoài ra trong nghiên cứu của chúng tôi nồng độ insulin/máu nhóm đái tháo đường có đề kháng insulin thấp hơn nhóm tiền đái tháo đường có đề kháng insulin và nhóm đề kháng insulin đơn thuần với p<0.05 (11.9 so với 14.9 và 14.5), như vậy ở người Việt nam đái tháo đường không có sự tăng tiết insulin mà có thể giống Nhật, Trung quốc, yếu tố nguy cơ của đái tháo đường có thể là những yếu tố dẫn đến sự bất thường về bài tiết insulin.
Mặc dù năng lượng khẩu phần trung bình/kg hằng ngày của người đái tháo đường thấp hơn nhóm chứng (23.8 so với 26.1, p<0.001) nhưng tỷ lệ năng lượng đạt so với nhu cầu lại cao hơn nhóm chứng (89.5 so 86.2, p> 0.05). Như vậy người đái tháo đường không ăn quá mức nhu cầu mà do hoạt động quá ít (1.3 so với 1.42, p<0.05) (Bảng 5). Điều này có thể giải thích cho việc tuy năng lượng khẩu phần người đái tháo đường thấp hơn nhóm chứng (1374 so với 1422, p>0.05), (Bảng 6), người đái tháo đường lại mập hơn nhóm chứng, với BMI của người đái tháo đường cao hơn (24.4 so với 23.1, p<0.05), (Bảng 2), Điều này cũng được BS Sơn nhận thấy trong điều tra năm 2001 (Sơn, 2005).
- Đạm
Van Dam (Van Dam, 2002), Williams (Williams, 2000), Shimakawa (Shimakawa, 1993), Sơn (Sơn, 2005) nhận thấy có mối tương quan thuận giữa đạm động vật và đường huyết. Trong nghiên cứu của chúng tôi đạm động vật trung bình khẩu phần, chỉ số trung bình giữa đạm động vật/đạm thực vật của nhóm đái tháo đường cao hơn nhóm chứng (p<0.05) (Bảng 8). Đồng thời chúng tôi cũng tìm thấy mối tương quan thuận giữa đạm
31
động vật khẩu phần, đạm động vật/đạm thực vật với đường huyết (pearson 0.064; p<0.05 và pearson 0.07; p<0.01) (Bảng 8).
Carlson (Carlson, 1993) nhận thấy protein khẩu phần cao có thể là yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường do gây tăng tiết glucagon. Ăn nhiều protein sẽ làm tăng nồng độ của các acid amin tân tạo glucose, đây là chất kích thích sự bài tiết glucagon. Và giả thiết này có thể giải thích cho cơ chế tăng đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường khi người ta nhận thấy ở đối tượng này nồng độ glucagon cao mặc dù nồng độ insulin bình thường. Protein khẩu phần đồng thời cũng kích thích sự bài tiết insulin(Carlson, 1993), và việc gia tăng nồng độ insulin có thể làm tăng sự đề kháng insulin (Del Prato, 1994), đây được xem là yếu tố nguy cơ cho sự phát triển bệnh đái tháo đường.
- Béo
Anastasia (Anastasia, 2003) nhận thấy việc tăng lượng béo động vật khẩu phần làm tăng nguy cơ bệnh đái tháo đường. Nhưng trong điều tra của chúng tôi không tìm thấy tương quan trên. Bằng điểm cắt quartiles của béo động vật khẩu phần là 6.62 (25%), 12.99 (50%) và 22.09 (75%) tỷ lệ đái tháo đường không khác nhau tại 4 vùng điểm cắt (171%, 17.5%, 17.1% và 20.2%, p>0.05).
- Chất xơ
Feskens (Fesken, 1994) và Ludwig (Ludwig, 1999) nhận thấy xơ khẩu phần tương quan nghịch với nồng độ insulin huyết thanh. Trong nghiên cứu chúng tôi chỉ tìm thấy mối tương quan nghịch giữa xơ khẩu phần và đường huyết (pearson=-0.097, p<0.001) (Bảng 8), không có mối tuơng quan giữa xơ khẩu phần và nồng độ insulin huyết thanh và xơ khẩu phần trung bình của nhóm đái tháo đường thấp hơn nhóm chứng (p<0.05), (Bảng 6). - Cồn
Lượng cồn khẩu phần trong nghiên cứu của chúng tôi không có sự khác biệt thống kê và thấp hơn 30g/ngày, giá trị cồn khẩu phần có tác động lên độ nhạy cảm của insulin (Davies, 2002)(Bảng 6).
34