1. Bảo vệ môi trường trong quy hoạch phát triển huyện Tân Thành:
Là một thành phố trong tương lai, có nhiều khu công nghiệp lớn, tập trung dân cư và phát triển nhiều hoạt động dịch vụ, thương mại, vận tải,…Vì vậy, việc phát triển kinh tế - xã hội Tân Thành ngay từ bây giờ cần chú trọng đặc biệt công tác quản lý bảo vệ và cải thiện môi trường bằng cách lồng ghép một cách chặt chẽ khi triển khai từng công trình đầu tư xây dựng, từng chương trình dự án phát triển trong quá trình thực hiện quy hoạch.
Dự báo về diễn biến môi trường huyện Tân Thành trong tương lai:
- Môi trường không khí của Tân Thành tại khu vực phía Tây Quốc lộ 51 nơi tập trung các khu công nghiệp và tại các khu vực khai thác đá, đất cát san lấp trong mùa khô lượng bụi cao hơn mức tiêu chuẩn. Trong tương lai cùng với việc tăng nhanh số lượng xe cộ, cơ sở sản xuất công nghiệp dự báo chất lượng không khí tại các khu cự này và khu vực dọc 2 bên đường quốc lộ 51 sẽ bị suy giảm.
- Chất lượng nước trên sống Thị Vải đã bị ô nhiễm hữu cơ nặng và đã có dấu hiệu ô nhiễm do vi sinh đường ruột, dầu mỡ, đặc biệt các điểm nhận nước thải sinh hoạt, nướcthải của các nhà máy trong các khu công nghiệp, các bến cảng. Riêng chất lượng nước ngầm vẫn còn tốt hơn so với nhiều khu vực khác..
- Tài nguyên sinh vật tại Tân Thành đã suy giảm rõ rệt thể hiện qua việc giảm diện tích rừng ngập mặn ven sông Thị Vải do nhu cầu xây dựng các khu công nghiệp, cảng biển.
- Diện tích cây xanh nhìn chung còn lớn, tuy nhiên trong các khu công nghiệp, các khu vực quy hoạch đô thị cần phải sớm có kế hoạch trồng cây xanh bổ sung phù hợp tại các vùng đệm, các tuyến đường, các khu vực quy hoạch làm công viên văn hóa, vườn hoa công cộng, quảng trường…
- Cùng với sự phát triển nhanh về kinh tế - xã hội của huyện trong thập kỷ tới, chiến lược môi trường càng trở nên cần thiết và cấp bách. Các hướng chính của chiến lược này là: (i) Bảo vệ chất lượng nước, không khí, đất; (ii) Bảo vệ hệ sinh thái ven sông; (iii) Bảo vệ môi trường khu quy hoạch du lịch trên núi.
c). Giai đoạn đến 2010 cần quản lý môi trường theo các hướng sau:
- Lựa chọn công nghệ sạch, đề nghị UBND tỉnh ban hành các quy định cụ thể hoá về nhập khẩu công nghệ, thiết bị theo các tiêu chuẩn về hệ số tiêu hao năng lượng, hệ số thải, nghiên cứu ban hành các quy định áp dụng tiêu chuẩn chất thải của các nhà máy theo các ngành và lĩnh vực;
Chương trình tăng cường năng lực quản lý đất đai và môi trường tỉnh BR-VT Số 155/15 Lê Hồng Phong, Tp. Vũng Tàu – ĐT: 064 811448; Fax: 064 811448
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các nguồn thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp, đề nghị thực hiện kiểm toán môi trường đối với các dự án đã hoạt động để đánh giá hiệu quả công nghệ sản xuất, hiệu quả của hệ thống xử lý chất thải. Tại các khu công nghiệp, tiêu chuẩn về chất lượng môi trường của khu công nghiệp cần được thực hiện.
- Đẩy mạnh việc giáo dục cộng đồng về bảo vệ môi trường.
- Đặc biệt chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường khi triển khai thực hiện các Quy hoạch đô thị.
+ Việc bố trí các công trình phải tuẩn thủ nghiêm ngặt quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng và bảo vệ môi trường;
+ Bảo đảm tỷ lệ cây xanh trong đô thị, nhất là trong các khu công nghiệp; + Xây dựng hệ thống cấp nước hợp vệ sinh;
+ Khẩn trương xây dựng hệ thống xử lý nước thải: bao gồm hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt chung của thành phố Phú Mỹ tương lai, hệ thống xử lý nước thải của mỗi công trình công nghiệp riêng biệt và các khu công nghiệp; của các công trình phúc lợi công cộng, bệnh viện, trường học,… đảm bảo tiêu chuẩn và quy trình công nghệ,
- Chú trọng Quản lý, bảo vệ, phát triển diện tích còn lại rừng bảo hộ ven sông Thị Vải, ngoài những diện tích cần thiết bắt buộc phải chuyển qua xây dựng hệ thống cảng và khu công nghiệp, còn lại cần phải tôn tạo, bảo vệ thành những vùng đệm; chú trọng trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, đặc biệt khu vực núi Dinh, phát triển các công viên cây xanh tạo thành những lá phổi quan trọng của thành phố Phú Mỹ tương lai.
- Đối với khu vực sản xuất nông nghiệp, tại đây việc phát triển cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp cần lưu ý về quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các điều kiện vệ sinh môi trường vùng nông thôn (cấp và xử lý nước ăn, nước thải, chất thải) cần được thực hiện theo các chương trình của ngành y tế và Lao động - Thương binh - Xã hội.
- Giám sát việc xả nước thải, chất thải, dầu mỡ từ các tàu thuyền Việt Nam và nước ngoài tại khu vực cảng.
2. Quy hoạch sử dụng đất đai:
Phương hướng sử dụng đất cho từng mục đích sử dụng trong thời kỳ quy hoạch sắp tới như sau:
- Đất nông nghiệp: Đến năm 2010 bố trí đất nông nghiệp là 14.377 ha, giảm tuyệt đối so với năm 2001 là 3.361,57 ha; dự báo đến năm 2020, đất nông nghiệp tiếp tục giảm xuống còn 11.718,68 ha. Đất nông nghiệp giảm chủ yếu để chuyển sang cho: đất ở, đất chuyên dùng và đất lâm nghiệp (nhằm mục tiêu ổn định diện tích đất lâm nghiệp, bù lại phần diện tích đất lâm nghiệp phải chuyển sang mục đích khác).
- Đất lâm nghiệp: Theo kết quả điều tra đất đai năm 2005, đất lâm nghiệp có diện tích là 6.727.72 ha; Đến năm 2010, quy hoạch ổn định 6.515 ha đất lâm nghiệp, mục tiêu chung đến năm 2020 giữ ổn định diện tích đất lâm nghiệp..
- Đất chuyên dùng: Về mặt tổng quát, quy hoạch đến 2010 bố trí cho các loại đất chuyên dùng là: 9.346,2 ha, tăng 3.743,95 ha so năm 2001. Đến năm 2020 tăng lên 12.083,54 ha, trong đó, tăng chủ yếu là đất xây dựng do nhu cầu phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp (dự kiến sử dụng khoảng 4.041 ha), các khu du lịch, thương mại khoảng 680 ha, đất giao thông khoảng 2.862,3 ha (tăng 20% so với dự kiến năm 2010)… diện tích các loại đất: quốc phòng; đất thủy lợi và mặt nước chuyên dùng, đất khai thác VLXD, khai thác khoáng sản, đất chuyên dùng khác dự báo cơ bản ổn định trong giai đoạn 2011-2020, riêng đất làm muối dự báo giảm khoảng 50% so với quy hoạch đến 2010.
- Đối với đất chưa sử dụng, dự báo đến năm 2020 chủ yếu chỉ còn là đất sông suối; đối với đất bằng chưa sử dụng theo quy hoạch đến 2010 còn 143 ha, dự báo đến năm 2020 sẽ đưa vào sử dụng 100%.
Bảng. Cơ cấu sử dụng đất huyện Tân Thành đến năm 2010 và 2020.
Chương trình tăng cường năng lực quản lý đất đai và môi trường tỉnh BR-VT Số 155/15 Lê Hồng Phong, Tp. Vũng Tàu – ĐT: 064 811448; Fax: 064 811448
TT 2001 2010 2020 2001 2010 2020 Tăng giảm 2010-2020 ha % ha % ha % +- Tổng diện tích 39.394,9 4 100,00 33.793,32 100,00 33.793,32 100,00 0,00 I. Đất đã sử dụng 35.501,94 90,12 31.298,52 92,62 31.442,22 93,04 143,70 1. Đất nông nghiệp 17.739,02 52,49 14.627,50 43,29 11.718,68 34,68 -2.908,82 2. Đất lâm nghiệp 6.132,79 18,15 6.515,00 19,28 6.515,00 19,28 0,00 3. Đất chuyên dùng 5.602,21 16,58 9.346,20 27,66 12.083,54 35,76 2.737,34 - Đất xây dựng 1.539,80 4,56 3.176,20 9,40 5.392,54 15,96 2.216,34 - Đất giao thông 785,94 2,33 2.201,78 6,52 2.862,31 8,47 660,53 - Đất Thủy lợi và mặt nước 626,52 1,85 1.300,00 3,85 1.300,00 3,85 0,00 - Đất di tích lịch sử VH 13,32 0,04 26,62 0,08 26,62 0,08 0,00 - Đất ANQP 1.671,70 4,95 1.672,72 4,95 1.672,72 4,95 0,00 - Đất khai thác khoáng sản 22,28 0,07 45,50 0,13 45,50 0,13 0,00 - Đất khai thác VLXD 559,11 1,65 533,00 1,58 533,00 1,58 0,00 - Đất làm muối 314,28 0,93 301,10 0,89 150,00 0,44 -151,10 - Đất nghĩa trang, nghĩa địa 33,31 0,10 58,24 0,17 69,89 0,21 11,65 - Đất chuyên dùng khác 35,38 0,10 30,96 0,09 30,96 0,09 0,00 4. Đất ở 426,28 1,26 809,82 2,40 1.125,00 3,33 315,18 II. Đất chưa sử dụng 3.893,00 11,52 2.494,80 7,38 2.351,10 6,96 -143,70 1. Đất chưa sử dụng 1.541,90 4,56 143,70 0,43 0,00 0,00 -143,70 2. Sông suối 2.351,10 6,96 2.351,10 6,96 2.351,10 6,96 0,00
Ghi chú: Số liệu được thu thập và biên hội từ các nguồn sau: - Niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2005.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tân Thành thời kỳ 2006 – 2015, định hướng đến năm 2020.
Chương trình tăng cường năng lực quản lý đất đai và môi trường tỉnh BR-VT Số 155/15 Lê Hồng Phong, Tp. Vũng Tàu – ĐT: 064 811448; Fax: 064 811448