a). Tiềm năng phát triển cảng:
Huyện Tân Thành có tiềm năng lớn về phát triển cảng do có sông Thị Vải – Cái Mép dài 42km, sâu trung bình 10- 20m, rộng trung bình 600-800m (rộng nhất đến 1.000m) là điều kiện lý tưởng để xây dựng hệ thống cảng. Ba khu vực có thể quy hoạch xây dựng các cảng là:
- Khu vực Gò Dầu: lòng sông rộng trung bình 300-400m, độ sâu trung bình khoảng 10m, sau khi nắn đoạn cong phía hạ lưu có thể đón tầu 15.000 DWT.
- Khu vực Phú Mỹ: lòng sông rộng trung bình 600m, độ sâu trung bình 15- 20m, có thể đón tàu 30.000-50.000 DWT.
- Khu vực Cái Mép: lòng sông rộng trung bình 800 – 1.000m, độ sâu trung bình 14-16m, có thể đón tầu 50.000-80.000 DWT.
b). Ý đồ chiến lược của Trung ương và của tỉnh về phát triển hệ thống cảng tại Tân Thành:
Theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tầm nhìn đến năm 2020, Quy hoạch nhóm cảng biển số 5 (Thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu) và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020, trong giai đoạn 2005 – 2010 sẽ chuyển dần một số cảng ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh ra ngoại thành và khu vực Thị Vải – Cái Mép của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đến năm 2020 chuyển tất cả các cảng còn lại ra ngoại thành và khu vực Thị Vải – Cái Mép của Bà Rịa – Vũng Tàu.
Trên sông Thị Vải thuộc huyện Tân Thành dự kiến xây dựng: khu cảng Gò Dầu C, khu cảng Phú Mỹ, khu cảng Cái Mép có thể tiếp nhận tàu bách hóa, hàng rời trọng tải 30.000 – 70.000 DWT, tàu container có trọng tải tương đương 50.000 DWT - 80.000DWT, tàu chở hàng lỏng 25.000 DWT - 70.000DWT, tàu khách đến 100.000 GT.
Chương trình tăng cường năng lực quản lý đất đai và môi trường tỉnh BR-VT Số 155/15 Lê Hồng Phong, Tp. Vũng Tàu – ĐT: 064 811448; Fax: 064 811448
Cảng khu vực Thị Vải – Vũng Tàu có vai trò hỗ trợ cho cụm cảng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, khu vực Đồng Nai. Về lâu dài sẽ là cụm cảng chính (cảng cửa ngõ) của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, được quy hoạch để đáp ứng xu thế phát triển về cảng biển và hàng hải trong khu vực và trên thế giới. Quá trình xây dựng phát triển và khai thác các cảng tại khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu phải gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái Vịnh Gành Rái, khu rừng sinh thái ngập mặn Cần Giờ và rừng ngập mặn dọc sông Thị Vải, đồng thời phải đảm bảo không ảnh hưởng xấu đến tiềm năng du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Vũng Tàu.
c). Hướng phát triển hệ thống cảng đến năm 2020 tại Tân Thành:
Hệ thống cảng Thị Vải – Cái Mép phải được xây dựng với các mục tiêu: (1) Hỗ trợ các cảng thành phố Hồ Chí Minh và chuyển tải hàng hoá cho Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và tiểu vùng sông Mekong; (2) Phục vụ cho các KCN, và các ngành xuất khẩu; (3) Góp phần tăng năng lực của ngành dịch vụ dầu khí; (4) Thành một cụm cảng lớn nhất khu vực phía Nam, đáp ứng nhu cầu về cảng biển và hàng hải trong khu vực và thế giới.
Hiện đại hoá hệ thống cảng hiện có. Tận dụng tối đa các điều kiện về vị trí địa lý, lòng sông, mặt tiền bờ sông để xây dựng các cảng mới. Hình thành một hệ thống cảng hợp lý cả về công suất lẫn trọng tải.
Trong giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020, quy hoạch phát triển hệ thống cảng tại Tân Thành như sau:
Bảng. Các dự án phát triển hệ thống cảng trên địa bàn huyện Tân Thành đến năm 2020.
Số TT
Tên cảng Phân loại cảng
Quy hoạch đến năm 2010 Quy hoạch đến năm 2020 CS (triệu tấn) Cỡ tàu DWT) Số cầu cảng chiều dài bến DT đất (ha) CS (triệu tấn) Cỡ tàu DWT) Số cầu cảng chiều dài bến DT đất (ha) I Khu cảng Gò dầu C 4,07 5 1036 69 8,37 9 1886 142,78 01 Cầu cảng trạm nghiền XM cẩm phả Chuyên dụng xi măng 1,87 15000 1 186 9,0 1,87 15000 1 186 9,00 02 Bến cảng TH - Cầu cảng Mỹ xuân A Tổnghợp 0,8 15000 1 200 10,0 2,5 15000 3 600 32,50 - Cầu cảng Mỹ xuân A2 Tổnghợp 1,4 30000 2 500 25,0 4,0 30000- 50000 3 800 52,40 3 Cầu cảng nhà
máy đóng tàu Chuyêndụng - 50000 1 150 25,0 - 50000 2 300 48,88