II. THỰC TIỄN HOẠT ĐỘN G:
VIỆT NAM SANG NHẬT
Năm Sản lượng thuỷ sản xuất sang Nhật Đạt kim ngạch 1985 1988 1990 1992 1994 7.682 MT 19.964 MT 30.308 MT 36.065 MT 44.154 MT 35.278.000 USD 98.101.000 USD 132.085.000 USD 173.038.000 USD 243.100.000 USD
Có thể nói các công ty TMTHNB là kênh buôn bán lớn nhất của nước ngoài đối với Việt Nam. Ngày nay cùng với Singapo Nhật Bản là bạn hàng lớn nhất, chiếm tỉ trọng 30% kim ngạch xuất khẩu và 10% kim ngạch nhập khẩu. Nhật Bản cần nhiều thứ của Việt Nam như : dầu thồ, hàng cồng nghiệp may mặc. than đá, các mặt hàng thuỷ sản... Ngược lại ta rất cần nhập khẩu nhiều thứ từ Nhật Bản như : máy móc, trang thiết bị, nguyên
liệu, phân bón, hàng tiêu dùng...
3. Hoạt động đẩu tư :
Các công ty TMTHNB khồng chỉ đẩy mạnh hoạt động buồn bán mà còn đẩy mạnh hoạt động đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Kể từ khi Nhà nước Việt Nam ban hành luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cho đến nay, chúng ta thấy quy mồ và tốc độ đầu tư trực tiếp của Nhật vào Việt Nam tăng liên tục. Tính đến hết quý I năm 1994 đã có 51 dự án với tổng số vốn là hơn 400 triệu USD của Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam. Vào thời gian này Nhật Bản đúng vị trí thứ 5 trong 10 nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Đến ngày 3/B/1995, Nhật Bản đứng vị trí thứ 3 và đã có 110 dự án với tổng số vốn là hơn 1,5 tỉ USD của Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam [ 35, trg 1 ]. Theo thông báo mới nhất chỉ sau 1 tháng đến đầu tháng 9/1995 Nhật Bản đã vươn lên đứng vị trí thứ 2 trong danh sách 10 nước có vốn đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam (chỉ đứng sau Đài Loan). Có thể nói tốc độ đầu tư của Nhạt vào Việt nam tăng lên nhanh chóng kể từ sau khi Tổng thống Mỹ Bill Clinton tuyên bố bỏ cấm vận đối với Việt Nam. Các lĩnh vực
mà các nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm là khai thác dầu khí, xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp sản xuất xi măng, hoá chất v.v... Riêng trong lĩnh vực khai thác dầu khí, Nhật Bản cùng với
các cô n g ty nước ngoài đã giành được 7 trong số 25 dự án. Đáng
chú ý là công ty TMTHNB Mitsubishi đã ký kết dự án thăm dố khai thác dầu mỏ ở lô 15/2 với số vốn 47 triệu USD. Công ty thương mại tổng hợp Sumitomo đã ký hợp đồng thăm dò và khai thác dầu khí ở lô 05-1 thuộc mỏ Đại Hùng với số vốn 12.500.000 USD. Ngoài ra còn liên doanh dự án sản xuất bao p.p xuất khẩu với VNIPLAST đặt tại Công ty Nhựa Tiền Phong (Hải Phòng) đã đi vào sản xuất. Ngoài ra còn thực hiên một số dự án đầu tư khác, cỏng ty thương mại tổng hợp Mitsui đã thực hiện một số dự án đầu tư lớn vào Việt Nam, đang chú ý là dự án sản xuất nhựa PVC và các hoá chất có liên quan với tổng số vốn đầu tư 90.020.000 USD đặt tại tỉnh Đồng Nai. Ngoài ra Mitsui còn liên doanh với một số các công ty của Nhật thực hiện một sô dự án nhỏ khác ở thành phố Hồ Chí Minh.
Cồng ty Nissho Iwai đã thiết lập các mối quan hệ đầu tư với các ngành của Việt Nam. Năm 1993 Nissho Iwai đã cùng với Tổng cồng ty Dịch vụ, sản xuất Xuất Nhập khẩu Lâm sản II thành lập Công ty Liên doanh sản xuất Nguyên liệu Giấy Việt Nhật và sau đó đã cùng với các bên của Việt Nam thực hiện một sô dự án liên doanh.
Các Công ty thương mại tổng hợp như TOYOTA, MARUBENI, SUZUKI đã thực hiện một số dự án sản xuất và kinh
doanh ở Việt Nam. Lĩnh vực đầu tư của họ cũng rất đa dạng, từ sản xuất, buôn bán đến kinh doanh dịch vụ. Nổi bật trong số đó là các dự án, về sửa chữa, bảo hành, thay thế phụ tùng ô tô TOYOTA đặt tại Hà Nội liên doanh với Công ty Xe du lịch Hà Nội với số vốn 2,5 triệu USD. Dự án sản xuất tôn mạ kẽm củá Marubeni đặt tại thành phố Hồ chí Minh liẽn doanh với Công ty Phát triển Vật liệu Xây dựng với số vốn đầu tư hơn 4 triệu USD. Dự ấn lắp ráp, sản xuất xe tải đa dạng loại nhỏ SUZUKI của công ty thương mại tổng hợp SUZUKI và Nissho Iwai đặt tại tỉnh Đồng Nai với số vốn đầu tư hơn 20 triệu USD v.v...
Theo các nhà đầu tư Nhật Bản, khó khăn của việt Nam là cơ sở hạ tầng chưa phát triển, hệ thống văn bản luật pháp còn chưa chặt chẽ, thồng tin về thị trường còn chưa đầy đủ. Cho đến nay mới chỉ có các công ty thương mại tổng hợp lớn và một số công ty vừa và nhỏ là có quan hệ làm ăn với Việt Nam, còn các tập đoàn lớn còn đang trong quá trình tìm hiểu, ngay cả các công ty TMTHNB đầu tư vào Việt Nam các dự án chưa phải là lớn; Mặc dù thế hiện nay Nhật đã đứng vị trí thứ 2 trong danh sách
10 nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam.
Động lực thúc đẵy của nhà đầu tư nước ngoài nói chung và các cồng ty Nhật Bản nói riêng đầu tư vào Việt Nam là : Việt Nam đang phát triển nền kinh tế thị trường vởi nguồn tài nguyên tương đối phong phú và nguồn nhân công dồi dào. Đồng thời chính sách mở cửa của Nhà nước Việt Nam cũng là một động lực thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Các
chủ đầu tư nưòc ngoài trong đó có cảc công ty Nhật Bản đã thục sự tìm thây Việt Nam là một thị trường hấp dẫn và có khả năng thực hiện nên họ đã đẩy mạnh hoạt động đầu tư vào Việt Nam. Đối với các công ty Nhật Bản : điều quan trọng nhất là làm thế nào để có thể làm ăn lâu dài ở Việt Nam chứ không chỉ nhằm vào những lợi ích trước mắt.
Thời kỳ đầu Nhật Bản đầu tư dè dặt vào Việt Nam và chủ yếu là sự xuất hiện của các Công ty TMTHNB và chỉ sau hơn 1 năm Nhật Bản đã tăng tốc đầu tư vào Việt Nam. Nếu tính từ tháng 1/1988 đến thán^5/1994 Nhật Bản đã có 52 dự án với tổng số vốn 453.377.945 USD đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, và được xếp vị trí thứ 7, cho đến ngày 3/8/1995 theo báo cáo của Văn phòng SCCI Nhật Bản đã có 110 dụ án với tổng số vốn đầu tư là 1.598.497.025 USD đầu tư vào Việt Nam. Như vậy chỉ trong một thời gian ngắn : 15 tháng số dự án đầu tư của Nhật vào Việt Nam tăng lên hơn 2 lần so với 7 năm trước đó; số vốn đầu tư tăng lên hơn 3,5 ỉần.
Số vốn bình quân 1 dự án cũng tăng lên rất nhanh. Tháng 5/1994 bình quân 1 dự ần là 8,7 triộu USD; đến tháng 8/1995 bình quân 1 dự án là 14,5 triệu USD tăng 1,6 lần.
Quả thật người Nhật tuy đến muộn nhưng rất chắc chắn không chịu thua kém một quốc gia nào. Rất cố thể Nhật Bản sẽ đứng vị trí số 1 trong số các nước và lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Xu hướng của các nhà đầu tư Nhật Bản vào Việt
Nam là đầu tư với tốc độ nhanh với nhiều xí nghiệp có kỹ thuậl tiên tiến. "Trong năm 1994 cứ trung bình một tháng có mộl xí nghiệp Nhật Bản đầu tư vào khu chế xuất Tân Thuận với tốc độ khẩn trương".
Các hình thức đầu của Nhật Bản vào Việt Nam trong những năm qua như sau :
- Hợp đổng hợp tác kinh doanh có 7 dự án với tổng số vốn đầu tư là 269.050.000 USD, chủ yếu là thăm dò khai thác dầu khí.
- Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài có 9 dự án với tổng số vốn đầu tư là 78.691.000 USD, trong đó có 2 dự án đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ, 7 dự án đầu tư vào sản xuất hàng tiêu dùng.
- Xí nghiệp liên doanh chiếm đa số có 94 dư án với tổng số vốn đầu tư là 1.250.756.000 USD. Chủ yếu là các dự án chế biến sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp nhẹ và dịch vụ.
Cấc công ty TMTHNB là lực lượng đi đầu trong quan hệ đầu tư của Nhật Bản và Việt Nam.
4. Một sô hoạt động khác :
Nhằm mục đích đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động buôn bán và đầu lư, các công ty TMTHNB đã thực hiện phối hợp
nhiêu biện pháp khác như quảng cáo, tiếp thị và bảo hành hàng hoá của Nhật tại các thành phô lớn của Việt Nam như tại Hà Nội có trạm bảo hành và sửa chữa loại xe TOYOTA^các ông Tổng đại diện của các công ty TMTHNB tại Việt Nam đã tham gia Hội đồng cố vốn câu lạc bộ giám đốc của Việt Nam, có những cuốc tiếp xúc với giới doanh nghiệp Việt Nam. Thông qua các cuộc tiếp xúc này các công ty TMTHNB nắm được nhiều thông tin hơn về phía Việt Nam, tìm kiếm được những bạn hàng mới trong hợp tác và đầu tư v.v...