Giải pháp quản lý, đẩy nhanh hoạt động dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp ở huyện Yên Phong.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm đẩy nhanh quá trình thực hiện công tác “dồn điền đổi thửa” đất nông nghiệp ở huyện Yên Phong (Trang 30 - 35)

nghiệp ở huyện Yên Phong.

3.2.1. Giải pháp tạo hành lang pháp lý cho việc dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp. Rút ra từ kinh ngiệm thực hiện của hoạt động dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp huyện Yên Phong và một số địa phương khác. Việc thực hiện hoạt động này phải nhất quán về chủ trương, chỉ đạo thống nhất được thể chế bằng nghị quyết của các cấp uỷ, chính quyền, thể chế bằng các kế hoạch, quyết định hoặc hướng dẫn của các cấp trên trong tổ chức thực hiện. Đây được coi là tạo dựng khuôn pháp lý.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đã nẩy sinh nhiều vướng mắc, nhất là ở những nơi cán bộ cơ sở yếu kém, thiếu kiên quyết. Do vậy cần có sự thống nhất về chủ trương và được thể chế bằng nghị quyết của bộ chính trị hoặc thấp hơn là chỉ thị của ban bí thư Trung ương Đảng, kèm theo văn bản hướng dẫn của Chính phủ. Với một văn bản như vậy không những có tác dụng vận động mà còn là chỉ thị đối với từng đảng viên, cán bộ có trách nhiệm thực hiện một cách nghiêm túc.

3.2.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động quần chúng

Tuyên truyền, vận động những lợi thế của việc dồn điền, đổi thửa trong sản xuất nông nghiệp trên cơ sở tự nguyện, hợp tác và cùng có lợi.

Khâu quán triệt tư tưởng là khâu đột phá.

3.2.3. Quy hoạch sử dụng đất gắn với tổ chức sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá.

Từng địa phương cần phải quy hoạch, rà soát điều chỉnh quy hoạch để hình thành các vùng sản xuất hàng hoá theo từng cây, từng con ổn định lâu dài.

Quy hoạch sử dụng đất được coi là giải pháp quan trọng nếu không nói là có tính quyết định. Phải kết hợp quy hoạch kế hoạch sử dụng đất với tổ chức lại sản xuất trên đồng ruộng tạo lập các vùng sản xuất tập trung, thu hút và tạo điều kiện cho các hộ nông dân có vốn, lao động có kỹ thuật canh tác trong vùng này, phát huy tối đa tiềm năng của đất.

Để có được phương án quy hoạch, có cơ sở khoa học và có tính thuyết phục cao, cần có sự hướng dẫn của cơ quan chuyên môn về nội dung, phương pháp tiến hành, đặc biệt là dự báo về phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch sử dụng đất chi tiết, dài hạn, tối thiểu đến năm 2013. 3.2.4. Giải pháp về tài chính

- Hỗ trợ kinh phí cho dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp: căn cứ vào kết quả điều tra chi phí cho hoạt động dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp , quy hoạch,cải tạo đong ruộng , giao thônh thuỷ lợi nội đồng của cac địa phương .

Nhà nước nên hỗ trợ một phần kinh phí cho công tác này từ 2-3triệu đồng/ha. Trong đó 20% kinh phí dùng vào quy hoạch thiết kế ruộng đồng,và công tác chỉ đạo tại cơ sở, 80% hỗ trợ kinh phí đắp bờ vùng,bờ thửa

Kinh phí còn thiếu nên huy động theo hai hướng : + Một là khuyến khích huy động góp vốn của nhân dân

+ Hai là tạo điều kiện cho các dịa phuơng xây dựng quy hoạch đất ỏ dân, tổ chức đấu giá lấy kinh phí.

Các ngành chức năng cần có kế hoạch lồng ghép các chương trình hỗ trợ sản xuất từ cải tạo hệ thống giao thông thuỷ lợi nội đồng đến hỗ trợ quy hoạch vùng sản xuất hàng hoá, giống mới và tập huấn chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất ( chương trình cứng hoá kênh mương, cơ giới hoá các khâu trong sản xuất và chế biến nông sản phẩm, chương trình hỗ trợ giống cho các vùng sản xuất hàng hoá )

- Đo đạc xây dựng bản đồ ruộng đất theo mặt bằng đã dồn điền, đổi thửa và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho nông dân các địa phương. 3.2.5. Bảo đảm công bằng giữa người sử dụng đất với nhà nước.

Sự công bằng ở đây phải hiểu là sự cồn bằng về giá trị của từng đơn vị diện tích mà mỗi nhân khẩu được hưởng chứ không phải công bằng theo kiểu có tốt, có xấu, có gần, có xa. Có như vậy mới khắc phục được tình trạng manh mún đất đai. Để có được sự công bằng nói trên phải giải quyết nhiều mặt, trước hết là phải xác định quỹ đất nông nghiệp; cần xác định đúng giá trị của từng lô đất do chính người dân bàn định với nhau và cuối cùng là thời điểm xác định nhân khẩu cũng như số hộ được giao đất tại thời điểm thực hiện nghị định 64.

3.2.6. Tổ chức chỉ đạo và các bước thực hiện

Đây là giải pháp quan trọng quyết định tiến đọ thành công trong hoạt động dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp ở các địa phương. Hoạt động dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp nhất quán thực hiện theo 6 bước.

3.3. Kiến nghị

- Bộ trung tâm khuyến nông,khuyến ngư Quốc Gia tổng kết mô hình dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp trong cả nước để rút ra những bài học kinh nghiệm chỉ đạo triển khai.

- Chuyển Khuyến nông theo dạng”mô hình” bàng các “dự án khuyến nông trọng điểm” để phục vụ việc dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp, hưóng tới sản xuất hàng hoá .

- Tỉnh có chính sách hỗ trợ cho các địa phương về kinh phí trong hoạt động chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp,đặc biệt là cho hoạt động dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp .

- Cần hỗ trợ ngân sách cho xây dựng hệ thống giao thông thuỷ lợi trong quá trình thực hiện hoạt động dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp được đầu tư còn ít.

- Khuyến khích trợ giá cho : Giống, phân bón, chuyển giao khoa học công nghệ cho nông dân trong quá trình thực hiện hoạt động dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp.

- Đề nghị Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị với chính phủ để có chỉ thị về việc thực hiện dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp gửi tỉnh Uỷ, thành Uỷ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh , để thực hiện kịp thời, cụ thể và triệt để hoạt động này ở khắp các địa phương trong cả nước .

KẾT LUẬN

- Huyện Yên Phong là một trong những nơi có mức độ manh mún đất đai nông nghiệp lớn: Với diện tích đất tự nhiên 9.686ha, diện tích đất nông nghiệp là 6.601 ha; bình quân mỗi hộ có 6.9 sào, 1 khẩu có 2 sào và mỗi hộ có tới 12-18 thửa/hộ, cá biệt có nơi có 21thửa/hộ.Trong đó đất có hiệu quả kinh tế càng cao thì mức độ manh mún càng lớn.

- Tình trạng manh mún đất đai đang là cản trở đối với quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá quy mô lớn. Do vậy cần phải giải quyết sớm vấn đề này.

- Khắc phục tình trạng manh mún đất đai Huyện Yên Phong đã thực hiện triển khai hoạt động dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp theo Nghị Quyết 20/NQ/HU . Bước đầu với 2 thôn làm điểm: Thôn Lạc Nhếu và thôn Đông Tảo,xã (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thuỵ Hoà , kết quả thu được mỗi hộ trong xã có từ 1-3 thửa /hộ. Đồng thời tại các hợp tác xã này đã bắt đầu hình thành nên các vùng sản xuất: lúa lai, lúa hàng hoá, rau an toàn. Trong sản xuất vụ chiêm xuân đầu tiên trên những mảnh ruộng vừa thực hiện dồn điền, đổi thửa xong, tư tưởng nhân dân phấn khởi ,tin vào đường lối lãnh đạo của Đảng, cán bộ địa phương.

- Hoạt động dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp là quá trình phức tạp liên quan, đụng chạm đến quyền lợi của hàng triệu nông dân.Do vậy cần có sự thống nhất về chủ trương, phải đựơc thể chế bằng văn bản cụ thể. Đồng thời phải thực hiện tốt 6 giải pháp và các bước thực hiện công tác này .

- Dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp nhằm khắc phục tình trạng manh mún đất đâi là phù hợp với nguyện vọng của đại đa số nông dân trên địa bàn huyện .Tuy nhiên cần có sự chỉ đạo thống nhất của các ban nghành từ trung ương đến địa phương,và chính sách hỗ trợ thích hợp về mặt tài chính cho hoạt động này và quá trình quy hoạch sử dụng đất, Tiếp tục hoàn triện hồ sơ địa chính và cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dung đất.

- Dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp được coi là bước thấp của quá trình tập trung đất đai nông nghiệp đo diện tích đất bình quân trên nhân khẩu thấp và quy mô diện tích đât của các hộ gia đình nhỏ. Với quy mô này sau khi dồn điền, đổi thửa vẫn còn nhiều hạn chế đối với quá trình chuyển dịch sang nên sản xuất hàng hoá. Do vậy nhà nước cần có chính sách đất đai thích hợp để xúc tiến quá trình tập trung đất đai, góp phần chuyển dich cơ cấu lao động trong nông nghiệp .

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm đẩy nhanh quá trình thực hiện công tác “dồn điền đổi thửa” đất nông nghiệp ở huyện Yên Phong (Trang 30 - 35)