Những kinh nghiệm đúc rút từ thực tiễn hoạt động dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm đẩy nhanh quá trình thực hiện công tác “dồn điền đổi thửa” đất nông nghiệp ở huyện Yên Phong (Trang 27 - 30)

ĐỘNG DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN YÊN PHONG

3.1. Những kinh nghiệm đúc rút từ thực tiễn hoạt động dồn điền, đổi thửa đấtnông nghiệp. nông nghiệp.

3.1.1. Bài học kinh nghiệm về vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp Uỷ, Đảng, chính quyền và đoàn thể.

Vai trò hạt nhân lãnh đạo của Đảng, chính quyền các cấp, đặc biệt là ở cấp cơ sở có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, là yếu tố quyết định thành công của hoạt động dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp.

Mặt trận Tổ quốc và các thành viên, các cơ quan thông tin đại chúng tích cực tuyên truyền vận động thuyết phục nhân dân đồng tình ủng hộ.

Nêu cao vai trò cuả cán bộ, Đảng viên, nhất là cán bộ Đảng ở các chi bộ, thôn xóm. Đây là những người trực tiếp triển khai thực hiện và tuyên truyền vận động có hiệu quả nhất đối với gia đình, họ hàng gương mẫu để toàn thể nhân dân thực hiện.

Đội ngũ cán bộ trong ban thực hiện dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp của thôn phải nhiệt tình, vô tư khách quan, tinh thần quyết tâm cao. Vì trong quá trình làm cán bộ chịu nhiều sức ép từ mọi phía trong nhân dân có khi hiểu lầm về cán bộ.

Thực tiễn cho thất nơi nào Đảng viên ở cơ sở có chung tiếng nói, đồng thuận cao, không ngại va chạm, né tránh đùn đẩy, dám làm, dám chịu trách nhiệm, đồng thời có sự phối hợp nhịp nhàng của các tổ chức chính trị, xã hội thì nơi đo nhất định thành công.

3.1.2. Kinh nghiệm về công tác vận đông, học tập, tuyên truyền.

Dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp là công việc khó khăn, phức tạp gắn liền với lợi ích của đại đa số nông dân, do nông dân trực tiếp tham gia thực hiện. Vì vậy phải nêu cao phong trào tự giác của quần chúng nhân dân.

Phải làm tốt công tác vận động, tuyên truyền thuyết phục: phải làm cho dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, nội dung, phương pháp, cách thức hiệu quả của việc thực hiện dồn điền, đổi thửa, từ đó nhân dân đồng tình ủng hộ cao.

Chú trọng công tác vận động cá biệt, vì những đối tượng này quy ít nhưng ảnh hưởng lớn đến hoạt động dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp của nhân dân.

Kiên trì vận động kết hợp với các hình thức tuyên truyền.

Trong quá trình vận động, tuyên truyền và biết tranh thủ những người có uy tín, dòng họ đồng thời cán bộ Đảng viên phải gương mẫu, thuyết phục anh em, gia đình mình ủng hộ đường lối.

3.1.3. Kinh nghiệm về tổ chức thực hiện.

Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở: mọi bước trong kế hoạch phải được công khai, dân chủ, bàn bạc trong lãnh đạo, trong nhân dân để nhân đi đến thống nhất cao.

Rút ra từ kinh nghiệm của huyện Yên Phong và một số địa phương làm tốt hoạt động dồn điền, đổi thửa, trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện các cấp Uỷ, Đảng, Chính quyền, đoàn thể, quần chúng phải thực sự vào cuộc một cách quyết liệt, phương pháp chỉ đạo hướng dẫn phải linh hoạt, khoa học cụ thể và chặt chẽ.

Về việc xây dựng phương án, biện pháp tổ chức, chuẩn bị lực lượng thực hiện có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, tín độ của công tác. Do đó đòi hỏi các địa phương phải xây dựng phương án, bước đi phù hợp với điều kiện, bước đi của địa phương mình.

3.1.4. Kinh nghiệm về giải quyết nhưng tồn tại lịch sử để lại

Không những ở huyện Yên Phong mà hầu hết các tỉnh, huyện khi trao đổi thảo luận đều cho rằng: quá trình thực hiện nghị định 64/NĐ-CP ở địa phương nào cũng vậy dù ít hay nhiều đều có những tồn tại. Trong quá trình thực hiện giao đất thường xuyên xảy ra lồng ghép quyền lợi cá nhân của đội ngũ cán bộ thực hiện Nghị định lúc bấy giờ như: ưu tiên ruộng tốt, diện tích có thể tăng hơn so với tiêu chuẩn, địa thế đẹp…đặc biệt là vấn đề chênh lệch ruộng đất. Đây là nguyên nhân chính tạo nên tâm lí ngại va chạm của cán bộ cơ sở, giữa những người đương chức với cán bộ nghỉ hưu. Do vậy khi thực hiện dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp không đặt vấn đề xử lý những tồn tại như: truy cứu trách nhiệm giao đất không đúng diện tích, ưu ái nơi địa thế đẹp, các địa tô chênh lệch…

3.1.5. Kinh nghiệm giải quyết vấn đề nảy sinh khi triển khai hoạt động dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp.

Hoạt động dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp trong thực tế ở một số địa phương là “rũ ra” chia lại ruộng đất cho các hộ. Do vậy vấn đề nảy sinh khi triển khai là một số bộ phận nông dân không đồng tình, cán bộ chưa thông. Điểm khó khăn là khi một hộ chưa thông thì không thể thực hiện. Do vậy phải áp dụng

nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, khi phương án xây dựng được trên 80% nhân dân đồng tình ủng hộ là triển khai thực hiên.

Dồn điền, đổi thửa gắn liền với quy hoạch lại ruộng đồng để đảm bảo khi xây dựng phương án, sự chênh lệch địa tô giữa các thửa ruộng trong cùng một khu vực có cùng hệ số chuyển đổi điều kiện tưới tiêu, cũng như lợi thế về địa lý ở mức độ tương đương nhau, hạn chế mức thấp nhất chệnh lệch giữa các khu, các thửa. Các địa phương khi quy hoạch lại đồng ruộng nên vận động nhân dân dành một quỹ đất nhất định theo tỷ lệ 0,5 – 1% đất được giao, hay mỗi khẩu từ 2 – 5 m2 để tập trung thành khu sau đó quy hoạch chuyển đổi mục đích hàng năm xây dựng kế hoạch giao thầu hoặc bán đấu giá lấy kinh phí xây dựng quy trình phúc lợi ở địa phương hoặc kiên cố hoá đường giao thông nội đồng.

3.1.6. Phải có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ cấp trên: trước hết là phải có chủ trương bằng nghị quyết lãnh đạo, có hỗ trợ kinh phí, chính sách khai thác nguồn kinh phí đầy tư, có sự giúp đỡ bằng công tác chuyên môn của các ngành trong quy hoạch, tổ chức thực hiện dự án đầu tư sau khi chuyển đổi ruộng đất (cây con, giống mới, mô hình sản xuất).

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm đẩy nhanh quá trình thực hiện công tác “dồn điền đổi thửa” đất nông nghiệp ở huyện Yên Phong (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w