Ví dụ minh họa

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn học thanh toán quốc tế Môi trường pháp lý sử dụng các phương thức thanh nước ngoài tại Việt Nam (Trang 27)

Tình huống 1:

Thanh toán bằng L/C không hủy ngang, trả ngay, có trị giá 2,000,000.00 USD được mở ngày 06/9/2007 và hết hạn vào ngày 01/11/2007. L/C qui định: giao hàng trễ nhất vào ngày 6/10/2007, bộ chứng từ có thể xuất trình tại bất cứ ngân hàng nào để yêu cầu chiết khấu nhưng thời gian xuất trình là 21 ngày kể từ ngày giao hàng nhưng trong thời gian hiệu lực của L/C.

Vào ngày 7/10/2007, người bán giao hàng và xuất trình bộ chứng từ vào ngày 28/10/2007 để yêu cầu thanh toán từ ngân hàng mở L/C. Nhưng bộ chứng từ bị từ chối do giao hàng và xuất trình chứng từ trễ hạn. Ngay sau đó, hàng lên giá. Người bán đã thỏa thuận với khách hàng khác với giá cao hơn. Còn người mua thứ nhất cũng đến ngân hàng xin chấp nhận bất hợp lệ, chấp nhận thanh toán để được nhận hàng. Người bán không đồng ý. Trong khi đó, NH mở L/C lại trao bộ chứng từ cho người mua thứ nhất đi nhận hàng.

Lời giải đề xuất:

Vào ngày 7/10/2007, người bán giao hàng, khi đó, Carrier sẽ issued một B/L cho Bán nhưng mà ngày ghi trên B/L là 7/10 thì không phù hợp với L/C, Người bán sẽ không nhận được tiền hàng.

Ngay sau đó, hàng lên giá. Người Bán đã thỏa thuận với khách hàng khác với giá cao hơn .Người Bán chưa thực hiện nghĩa vụ với người Mua 1, theo Hợp đồng thì Bán sẽ chịu trách nhiệm theo các điều khoản trong hợp đồng về vấn đề này.

Người mua thứ nhất cũng đến ngân hàng xin chấp nhận bất hợp lệ, chấp nhận thanh toán để được nhận hàng . Người bán không đồng ý. Trong khi đó, NH mở L/C lại trao bộ chứng từ cho người mua thứ nhất đi nhận hàng.Ở đây xuất hiện điểm không rõ ràng.

Khi xuất trình lần một thì Bộ chứng từ đã bị trả về vì không hợp lệ, Mua 1 tới xin chấp nhận thanh toán, Bán không đồng ý, tức không chịu đi xuất trình Bộ chứng từ thì làm sao mà người Mua có thể có B/L đi nhận hàng . ( Nếu có Surrendered B/L không được, loại giả thuyết người Mua 1 có thể nhận hàng vì L/C không cho phép)

Từ đó tóm lại như sau: Bán sai vì không giao hàng cho đúng hạn, chưa hoản thành nghĩa vụ với Mua 1 mà đã đi bán hàng cho Mua 2.

Tình huống 2:

Một L/C được VCB mở theo yêu cầu của khách hàng X( Hà Nội) của mình cho công ty Y(Nhật) hưởng lợi có nội dung như sau:” Available with Mitsuibank by payment” Công ty xuất khẩu Y Nhật Bản sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của mình cho khách hàng X Việt Nam đã xuất trình bộ chứng từ cho Mitsuibank để yêu cầu thanh toán. Ngân hàng Mitsuibank đã kiểm tra bộ chứng từ và xác định bộ chứng từ thanh toán hợp lệ và tiến hành thanh toán toàn bộ trị giá L/C cho công ty Y.

Sau đó Ngân hàng chuyển giao chứng từ đến VCB thông qua công ty chuyển phát nhanh DHL. Trong quá trình vận chuyển DHL đã làm thất lạc chứng từ thanh toán.

Hỏi VCB có thanh toán tiền lại cho Mitsuibank không? Tại sao?

Lời giải đề xuất:

Điều 35 UCP 600 quy định: nếu chứng từ xuất trình phù hợp, trong trường hợp chứng từ bị mất trong quá trình chuyển giao thì NHPH/NHXN cũng phải thanh toán hoặc thương lượng thanh toán.

Nói rõ ràng hơn là, trường hợp chứng từ được xác định là thất lạc trên đường đi, ngân hàng phát hành/ngân hàng xác nhận có thể yêu cầu ngân hàng được chỉ định xuất trình bản sao thư đòi tiền cùng với bản sao các chứng từ đã gửi để xác định sự phù hợp

của chứng từ và làm cơ sở để thanh toán. Trong trường hợp này, người mở L/C vẫn phải có trách nhiệm hoàn trả cho ngân hàng phát hành theo hợp đồng mở L/C.

Ở đây, VCB chính là NHPH L/C, Mitsuibank là NHđCĐ.

Theo điều 35 thì VCB vẫn phải trả tiền cho Mitsuibank vì DHL làm thất lạc chứng từ nghĩa là Mitsuibank đã có bằng chứng là mình đã gửi bộ chứng từ đi rồi. Cũng theo điều này, quyền Mitsuibank( NHđCĐ) được bảo vệ.

Tuy nhiên, nếu sau đó nếu chứng từ được tìm thấy, VCB(NHPH) phát hiện ra lỗi của chứng từ thì Mitsuibank( NHđCĐ) phải hoàn trả lại tiền (gốc và lãi) cho VCB (NHPH).

Lưu ý: NHđCĐ phải thực hiện đúng quy định của LC trong việc chuyển giao chứng từ. Nếu làm sai, NH này phải chịu hậu quả. VD: LC quy định chuyển giao chứng từ thành 2 lần mà NHđCĐ chuyển 1 lần và bị mất. Trường hợp này, NHPH có quyền từ chối thanh toán cho NHđCĐ không làm đúng theo quy định của LC, nên nó phải chịu hoàn toàn rủi ro.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn học thanh toán quốc tế Môi trường pháp lý sử dụng các phương thức thanh nước ngoài tại Việt Nam (Trang 27)