Thanh răng

Một phần của tài liệu phân tích một số kết cấu sử dụng trên ô tô hiện nay (Trang 36)

Piston trong xi lanh lực được đặt trên thanh răng, thanh răng dịch chuyển nhờ sự ăn khớp với trục răng và áp suất của dầu trợ lực sinh ra do bơm cánh gạt tạo ra tác dụng lên piston. Một phớt dầu trên piston để ngăn cản rò rỉ áp suất dầu. Phớt cũng được đặt ơ hai đầu của xi lanh để tránh rò rỉ dầu ra bên ngoài .

Trục van điều khiển được nối với vô lăng. Khi vô ở vị trí trung gian (chạy thẳng), van điều khiển cũng ỏ vị trí trung gian nên dầu từ bơm không tác dụng lên buồng nào mà hồi ngay về bình. Tuy nhiên khi đánh lái bất kỳ về hướng nào, van điều khiển thay đổi cửa dẫn dầu nên dầu đi vào một buồng. Dầu ở buồng đối diện bị đẩy ra và trở về bình qua van điều khiển.

2.6.2 Dẫn động lái:

Trên xe Toyota Hiace hệ thống treo cầu trước là hệ thống treo độc ập với lò xo cuộn, đòn kép và thanh cân bằng. Cầu sau 4 điểm liên kết , lò xo trụ và tay đòn bên .

Hình 2.27: Dẫn động lái

1:chốt chẻ; 2:thanh lái; 3 Hộp cơ cấu lái(hình thang lái) 4:moay ơ; 5:ốc hãm

Thanh dẫn động lái được nối với thanh răng trợ lực băng khớp cầu. Khớp cầu được bôi trơn một lần. Một đầu còn lại nối với cụm bánh trước cũng bằng khớp cầu và được hãm bằng chốt chẻ và đai ốc.

2.6.3 trợ lực lái

a) Bơm trơ lực lái ( bơm cánh gạt) hình 2.28:Bơm trợ lực lái

1: bình chứa dầu 2: vỏ bơm trợ lực 3: trục bơm 4:phớt chán dầu 5,10:gioăng 6:vành cam 7:rôto bơm 8:cánh bơm 9:phanh hãm

11:vỏ phía sau bơm 12: van điều khiển 13:cút nối cổng cao áp

Cấu tạo

Bình dầu : bình dầu để cấp dầu trợ lực lái. Nó được gắn trực tiếp lên thân bơm. Nắp bình dầu có thước đo đế kiểm tra mức dầu. Nếu mức dầu thấp hơn mức tiêu chuẩn thì bơm sẽ hút khí vào làm hoạt động của bơm bi trục trặc

Thân bơm: Thân bơm được dẫn động bằng puli trục khuỷu và đai và bơm dầu cao áp đến cơ cấu lái. Công suất bơm tỷ lệ với tốc độ của

động cơ, nhưng lượng dầu tới cơ cấu lái được điều khiển bởi van điều khiển lưu lượng, lượng dầu thừa sẽ được đưa trở lại cửa hút của bơm .

Van điều khiển lưu lượng: Van điều khiển lưu lượng điều khiển lượng dầu từ bơm đến cơ cấu lái, đảm bảo một lưu lượng không đổi phụ thuộc vào tốc độ của bơm. Tuy nhiên, rất nhiều bơm hiện nay sử dụng một ống điều khiển cùng với van điều khiển lưu lượng dầu khi bơm đạt đến 1 tốc độ nhất định. Đó là trợ lực lái loại cảm biến RPM. Nó tạo ra một lực phù hợp ngay cả khi xe chạy ơ tốc độ cao.

Kiểu bơm cánh gạt có một van an toàn được gắn bên trong van điều khiển lưu lượng để điều khiển áp suất dầu cực đại. Áp suất dầu cực đại sinh ra khi đánh vành lái hết cỡ sang trái hoặc sang phải và van điều khiển đóng hoàn toàn đường hồi dầu. Lúc này, để ngăn cản áp suất quá cao, van an toàn mở khi cần thiết để xả bớt dầu cao áp về bình.

Hoạt động bơm cánh gạt.

Rô to quay trong vòng cam, vòng cam bắt chặt vào vỏ bơm. Có các rãnh trong rô to và các cánh gạt được đặt trong các rãnh đó. Vòng ngoài của rô to là hình tròn mặt trong của vòng cam là hình ô van nên tạo ra khe hở giữa rôto và vòng cam. Các cánh gạt chia ra các khe hở này thành các buồng dầu.

Cánh gạt tỳ lên mặt trong vòng cam nhờ cả lực ly tâm lẫn áp xuất dầu tác dụng lên cạnh trong của cánh có tác dụng làm kín rất tốt nên khi bơm sinh ra dầu cao áp, áp suất không bị rò tại phần tiếp xúc giữa cánh gạt và vòng cam.

Thể tích buồng dầu tăng hay giảm khi rôto quay để hoạt động bơm. Nói cách khác thể tích buồng dầu tăng tại của hút nên dầu trong bình chứa được hút vào buồng dầu từ cửa hút.

Thể tích buồng dầu giảm ổ phía bơm, va khi nó bằng không, dầu hút vào trong buồng lúc trước bị đẩy ra ngoài theo cửa bơm. Có 2 cửa hút và 2 cửa bơm vì vậy dầu được hút vào bơm 2 lần trong 1 vòng rôto.

Một phần của tài liệu phân tích một số kết cấu sử dụng trên ô tô hiện nay (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w