Chụm và góc mở (góc doẵng)

Một phần của tài liệu phân tích một số kết cấu sử dụng trên ô tô hiện nay (Trang 26)

• Khái niệm

Khi nhìn từ trên xuống, nếu phía trước của bánh xe gần nhau hơn phía sau thì gọi là độ chụm. Nếu bố trí ngược lại thì gọi là độ mở.

Độ chụm được biểu diễn bằng khoảng cách B-A. Kích thước B,A được đo ở mép ngoài của vành lốp ở trạng thái không tải khi xe đi thẳng. Độ chụm có ảnh hưởng lớn tới sự mài mòn của lốp và ổn định của vành lái

Hình 2.18: Độ chụm

• Tác dụng của độ chụm

Quá trình lăn của bánh xe gắn liền với sự xuất hiện lực cản lăn P f

ngược chiều chuyển động đặt tại chỗ tiếp xúc bánh xe với mặt đường. Lực P f này đặt cách trụ đứng một đoạn R 0 và tạo nên một mô men quay với tâm trụ quay đứng. Mô men này có tác dụng vào hai bánh xe và ép hai bánh xe về phía sau.

Để lăn thẳng thì các bánh xe đặt độ chụm Δ = B− A dương.

Với góc Δ như thế thì tạo lên sự ổn định chuyển động thẳng của xe tức là ổn định của vành tay lái.

Hình 2.19: Lực cản lăn và vị trí đặt của nó

Ở cầu dẫn hướng, lực kéo cùng chiều với chuyển động sẽ ép bánh xe về phía trước. Bởi vậy góc Δ giảm. Trong trường hợp này, để giảm ảnh hưởng của lực cản lăn và lực phanh và đồng thời giảm tốc độ động cơ đột ngột (phanh bằng động cơ) thì bố trí các bánh xe với góc đặt Δ có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng không.

2.4.2.6. Hệ thống lái trợ lực

a. Công dụng và sự cần thiết của hệ thống trợ lực lái.

• Công dụng:

Trợ lực của hệ thống lái có tác dụng giảm nhẹ lực tác dụng của người lái xe lên vành tay lái khi điều khiển ô tô

• Sự cần thiết của trợ lực lái

Trên xe có tốc độ cao trợ lực lái còn nâng cao tính an toàn chuyển động khi xe có sự cố ở bánh xe và giảm va đập truyền từ bánh xe lên vành tay lái.

Ngoài ra để cải tiến tính dịu êm của chuyển động, phần lớn các xe hiện đại đều dùng lốp bản rộng, áp suất thấp để tăng diện tích tiếp xúc với mặt đường. Kết quả là cần một lực lái lớn hơn.

Vì vậy để giữ cho hệ thống lái nhanh nhậy trong khi chỉ cần một lực lái nhỏ cần phải có thiết bị giảm lực lái gọi là hệ thống trợ lực

b. Phân loại hệ thống trợ lực lái:

Trợ lực thuỷ lực Trợ lực khí nén Trợ lực điện Trợ lực cơ khí.

• Theo kết cấu và nguyên lý của van phân phối : Hệ thống trợ lực kiểu van ống

Hệ thống trợ lực kiểu van quay Hệ thống trợ lực kiểu van cánh

• Dựa vào vị trí của van phân phối và xi lanh trợ lực:

Hệ thống lái kiểu van phân phối, xi lanh lực đặt chung trong cơ cấu lái.

Hệ thống lái trợ lực kiểu van phân phối, xi lanh lực đặt riêng.

Hệ thống lái trợ lực kiểu van phân phối, xi lanh lực đặt kết hợp trong đòn kéo.

Hiện nay dạng bố trí thông dụng nhất trên hệ thống lái của xe con là van phân phối, xi lanh lực và cơ cấu lái đặt chung. Còn nguồn năng lượng là một bơm trợ lực cánh gạt được dẫn động từ động của xe nhờ dẫn động đai.

Một phần của tài liệu phân tích một số kết cấu sử dụng trên ô tô hiện nay (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w