CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT RƯỢU (DISTILLERIES)

Một phần của tài liệu Báo cáo Công nghệ lên men thực phẩm : xử lý nước thải (Trang 31)

Trong những nhà máy rượu sử dụng chủ yếu hạt ngũ cốc (để sản xuất rượu) đã dùng và stillage thường được áp dụng để thu hồi (Boruff, 1963; Blaine, 1965). Đầu tiên,

stillage sẽ được lọc qua màn có các lỗ nhỏ kích thước 1-mm. Màn này được loại bỏ nước (nhờ lực ép của máy lọc cơ học) và sấy khô bằng máy sấy trục quay (rotary drier) (Chương 10), thu được sản phẩm được gọi là “hạt bã rượu khô” (Distillers’ Dried Grains) (DDG) (hạt sáng màu). Màn stillage này được cô đặc trong thiết bị cô đặc và thu được một syrup đặc có lượng chất khô từ 25-35%. Những stillage này cũng có thể đạt nồng độ chất khô lên tới 35-50% nếu được lọc lại. Syrup thu được sẽ được trộn với màn ép đã sấy ở trên cho ra DDG có những chất hòa tan trong đó (Distillers’ Dried Grains with Solubles) (hạt sẫm màu). Ngoài ra, những stillage đã cô đặc cũng có thể được sấy khô hoàn toàn trong máy sấy dạng hình trống (drum driers) để sản xuất “chất khô hòa tan từ bã rượu” (Distillers’ Dried Solubles). Hai loại hạt sáng và sẫm màu cùng chất khô hòa tan đều được sử dụng như thành phần bổ sung trong thức ăn cho động vật. Flachowsky (và các cộng sự, 1990) đã ghi nhận rằng những sản phẩm phụ (thu được sau quá trrình xử lý hóa học) được sử dụng để như một nguồn thức ăn thay thế của cừu. Chất khô hòa tan thu được cũng được sử dụng làm môi trường bổ sung trong sản xuất kháng sinh (Chương 4). Công nghiệp sản xuất rượu sử dụng mật rỉ đường làm nguyên liệu đầu vào, nước thải sau quá trình cô đặc được dùng như nhiên liệu cấp cho các nồi hơi (Sheenan và Greenfield, 1980). Việc thu hồi muối kali từ “stillage củ cải đường” (sugar-beet stillage) cũng đem lại lợi ích to lớn. Phạm vi phát tán của sản phẩm bay hơi vào khoảng 50km tính từ khu vực của nhà máy (Lewicki, 1978).

Boruff (1953) đã trích dẫn tài liệu từ một cuộc điều tra chưa được công bố của những nhà máy sản xuất rượu ở Mỹ. Tài kiệu này đã chỉ ra rằng 85% các thành phần khô từ stlillage (stillage solids) được tái sử dụng làm thức ăn sấy cho động vật, 14% các thành phần khô là hạt ẩm (wet grains) và chỉ 1% là chất thải. Trong những năm gần đây, những “sản phẩm phụ cổ điển” (trong sản xuất rượu) từ stillage cũng dần trở nên không có giá trị. Một số các quá trình sản xuất SCP (single cell protein) (protein đơn bào) từ stillage sử

dụng các chủng nấm men Geotrichum canđium, Candida ultilis hoặc C. tropicalis cũng đang được đánh giá (Quinn và Marchant, 1980; Sheenan và Greenfield, 1980).

Một phần của tài liệu Báo cáo Công nghệ lên men thực phẩm : xử lý nước thải (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w