Khái niệm về quản lý chất lượng.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Hoàn thiện công tác quản lý nâng cao chất lượng nhóm sản phẩm khuôn mẫu tại công ty Cơ Khí Hà Nội (Trang 31)

" Quản lý chất lượng là tập hợp các hoạt động quản lý chức năng quản lý chung nhằm xác định chính sách chất lượng, mục đích và thực hiện chúng bằng những phượng tiện như lập kế hoạch, tổ chức đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống "

có thể hiểu hoạt động quản trị chất lượng chất lượng là việc ấn định mục tiêu, đề ra nhiệm vụ con đường đạt tới một cách hiệu quả nhất. Mục tiêu của quản trị chất lượng là đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với yêu cầu của khách hàng với chi phí tối ưu. Đó chính là sự kết hợp nâng cao những đặc tính kinh tế , kĩ thuật hữu ích của sản phẩm, đồng thời với giảm lãng phí và khai thác mọi tiềm năng để mở rộng thị trường. Thực hiện tốt công tác quản trị chất lượng sẽ giúp các doanh nghiệp phản ứng nhanh với nhu cầu thị trường, mặt khác góp phần giảm chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Thực chất quản trị chất lượng là tập hợp tất cả hoạt động của chức năng quản trị như: hoạch định, tổ chức, kiểm soát, điều chỉnh. Nói cách khác quản

trị chất lượng chính là chất lượng quản trị. Đó chính là một hoạt động tổng hợp về kinh tế, kĩ thuật, xã hội và tổ chức. Chỉ khi nào toàn bộ cơ cấu sản xuất, công nghệ và tổ chức được xem xét đầy đủ trong mối quan hệ rằng buộc với nhau trong một hệ thống chất lượng mới có cơ sở để nói rằng chất lượng sản phẩm được đảm bảo

Quản trị chất lượng phải được thực hiện thông qua một cơ sở nhất định bao gồm hệ thống các chỉ tiêu, chỉ tiêu đặc trưng về kĩ thuật biểu thị mức độ nhu cầu thị trường, một hệ thống tổ chức điều khiển và hệ thống chính sách khuyến khích phát triển chất lượng, chất lượng được duy trì và đánh giá thông qua việc sử dụng các phương pháp thống kê trong quản trị chất lượng.

Quản trị chất lượng hiện đại cho rằng vấn đề chất lượng sản phẩm được đặt ra và giải quyết trong phạm vi toàn bộ hệ thống bao gồm tất cả các khâu, các quá trình từ nghiên cứu thiết kế đến chế tạo sản phẩm.

Vì vây trong cơ chế thị trường hiện nay để duy trì vị trí của mình trong các cuộc cạnh tranh, việc quản trị chất lượng trong các doanh nghiệp đòi hỏi phải dựa trên một quá trình liên tục mang tính hệ thống thực hiện sự gắn bó chặt chẽ giữa doanh nghiệp với môi trường bên ngoài.

Hệ thống quản lý chất lượng là một tập hợp cơ cấu tổ chức, trách nhiệm, thủ tục, phương pháp và các nguồn lực cần thiết để thực hiện quản lý chất lượng.

Hệ thống chất lượng gồm 3 phần:

- Sổ tay chất lượng: đó là một tài liệu công bố chính sách chất lượng, mô tả hệ thống chất lượng của doanh nghiệp, hướng dẫn doanh nghiệp cách thức tổ chức chính sách chất lượng.

- Các thủ tục: Là cách thức đã được xác định trước để thực hiện một hoạt động, trách nhiệm các bước tiến thực hiện tài liệu ghi chép để kiểm soát và lưu trữ.

- Các hướng dẫn công việc: Là tài liệu hướng dẫn các thao tác cụ thể của một công việc.

3.2.1 Hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000.

Bộ tiêu chuẩn này ban hành vào năm 1987 gồm có 5 chỉ tiêu đánh giá chính: ISO 9000, ISO 9001, ISO 9002, ISO 9003, ISO 9004.

+ ISO 9000: Là tiêu chuẩn chung về quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng giúp lựa chọn các tiêu chuẩn.

+ISO 9001: Đảm bảo chất lượng trong toàn bộ chu trình sống của sản phẩm từ khâu nghiên cứu triển khai sản xuất lắp đặt và dịch vụ.

+ ISO 9002: Đảm bảo chất lượng trong sản xuất lắp đặt và dịch vụ.

+ ISO 9003: Tiêu chuẩn về mô hình đảm bảo chất lượng trong khâu thử nghiệm và kiểm tra.

+ ISO 9004: Là những tiêu chuẩn thuần túy về quản lý chất lượng, không dùng để ký hợp đồng trong quan hệ mua bán mà do các công ty muốn quản lý chất lượng tốt hơn thì tự nghiên cứu áp dụng.

Năm 1994 bộ tiêu chuẩn này được sửa đổi:

+ ISO 9000 cũ đã có những tiểu khoản mới: ISO 9000 - 1 , ISO 9000 - 2, ISO 9000 - 3, ISO 9000 - 4.

- Trong đó ISO 9000 - 1 thay thế cho ISO 9000 cũ: nhưng hướng dẫn chung cho quản lý chất lượng và bảo đảm chất lượng.

- ISO 9000 - 2 tiêu chuẩn hướng dẫn áp dụng ISO 9001 và các tiêu chuẩn ISO 9002, ISO 9003.

+ Tiêu chuẩn ISO 9004 cũ có thêm các tiểu khoản mới: ISO 9004 - 1, ISO 9004 - 2, ISO 9004 - 3, ISO 9004 - 4.

Năm 2000 bộ tiêu chuẩn được xét lần 2( ISO 9000: 2000) * Đặc điểm của bộ tiêu chuẩn mới này:

+ Cấu trúc được định hướng theo quá trình, nội dung đã được sắp xếp theo logic.

+ Quá trình cải tiến liên tục được coi là bước quan trong để nâng cao hiệu quả quản lý.

+ Nhấn mạnh vai trò lãnh đạo cấp cao.

+ Thực hiện phương pháp miễn trừ được phép. + Giảm đáng kể số lượng thủ tục phải làm. + Thay đổi các thuật ngữ cho dễ hiểu hơn.

+ Có độ tương thích cao với hệ thống quản lý môi trường ISO 14.000. Sự ra đởi của phiên bản ISO 9000: 2000 vừa tạo thuận lợi vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam do yêu cầu mới càng đòi hỏi cao hơn. Vì thế các doanh nghiệp Việt Nam cần phải cập nhập kiến thức cải tiến hệ thống của mình phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9000 : 2000.

3.2.2 Hệ thông quản lý chất lượng toàn diện TQM.

TQM là cách viêt tắt của: Total Quality Menagement, đây là phương pháp quản lý hữu hiệu thiết lập và hoàn thiện trong các doanh nghiệp. Hiện nay đang được các doanh nghiệp ở nhiều nước thực hiện.

Theo ISO 8402 : 94 : TQM là cách quản trị một tổ chức doanh nghiệp tập trung vào chất lượng, dựa vào sự tham gia của các thành viên nhằm đạt được sự thành công lâu dài nhờ việc thỏa mãn khách hàng và đem lai lợi ích cho các thành viên của tổ chức và xã hội.

ISO 9000: Chúng ta cần phải làm gì để đảm bảo phù hợp ISO 9000 nhưng là thế nào để đạt được tới mức đó thì ISO 9000 không nêu rõ. Trong khi đó TQM hướng dẫn chúng ta phải làm gì, phaỉ làm như thế nào đối với các yếu tố chất lượng, gía thành sự cung ứng và an toàn. Nhưng chúng ta đã biết không phải được cấp chứng nhận ISO 9000 một cách dễ dàng. Còn TQM có thể thực hiện trong các doanh nghiệp muốn dù họ ở mức độ nào.

Vì thế nói về sự lựa chọn hệ thống chất lượng áp dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam ta có thể nêu ra ý kiến: Hệ thông TQM nên được tuyên truyền và áp dụng trong cac doanh nghiệp Việt Nam ngay mà không cần chứng chỉ ISO 9000. TQM nếu được áp dụng đúng đắn sẽ tạo một môi

trường thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của khách hàng

* Các chức năng của quản trị chất lượng

+ Hoạch định chất lượng ( P): Hoạch định chất lượng là hoạt động xác định mục tiêu, chính sách và phương tiện, nguồn lực, biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu chất lượng sản phẩm. Hoạch định chất lượng được coi là yếu tố có vai trò quyết định hàng đầu tác động tới toàn bộ hoạt động quản trị chất lượng. Bao gồm các hoạt động sau:

Phải điều tra tìm hiểu thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh, phân tích đánh giá tình hình và dự báo.

Xác định mục tiêu, nhiệm vụ tức là xác định ý đồ và định hướng kinh doanh.

Xác định quyền hạn, lề lối làm việc và mối quan hệ. Bố trí lai các nguồn lực.

Văn bản hóa, thể chế hóa các quy định liên quan đến chất lượng, soạn thảo các văn bản cần thiết.

+ Tổ chức thực hiện kế hoạch: Tổ chức thực hiện có ý nghĩa quyết định đến việc biến các kế hoạch chất lượng thành hiện thực. Thực chất đây là quá trình triển khai thực hiện các kê hoạch chất lượng thông qua hoạt động, kỹ thuật, phương tiện, phương pháp cụ thể nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm theo đúng nhưng yêu cầu, kế hoạch đặt ra.

Các bộ phận xác định mục tiêu, nhiệm vụ và các biện pháp thực hiện, ở đây cần vai trò sáng tạo của từng người trong tưng bộ phận cụ thể.

Làm tốt công tác thông tin vận động phổ biến để cho mọi bộ phận cùng biết để cùng nhau làm.

Đào tạo, huấn luyện nâng cao trình độ tay nghề.

Xây dựng ban hành hệ thống tiêu chuẩn quy tắc bắt buộc. 35

+ Kiểm tra, kiểm soát chất lượng:

Để đảm bảo chất lượng: Đòi hỏi phải thực hiện quản trị chất lượng theo đúng như dự kiến, kế hoạch để tiến hành kiểm tra kiểm soát chất lượng. Mục đích là để tìm kiểm và phát hiện những nguyên nhân gây ra khuyết tật góp phẩn nâng cao chất lượng của quá trình. Những nhiệm vụ chủ yếu của quá trình là:

+ Theo giõi tình hình thực hiện, tổ chức thu thập thông tin và chỉ tiêu cần thiết về chất lượng.

+ Đánh giá thực hiện chất lượng.

+ So sánh chất lượng thực tế với kế hoạch + Tìm hiểu các nguyên nhân gây ra sai hỏng.

- Hoạt động điều chỉnh và cải tiến thực hiện theo các hướng chủ yếu sau: + Thay đổi các công đoạn trong quá trình làm việc.

+ Thực hiện đổi mới công nghệ + Đa dạng hóa sản phẩm.

* Vai trò của công tác quản trị chất lượng

Quản lý chất lượng là khâu then chốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có được một hệ thông quản trị chất lượng tốt thì doanh nghiệp có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường. Quản trị chất lượng là một khoa học tổng hợp, sử dụng nhiểu kiến thức về khoa học quản lý, do đó sẽ làm nâng cao sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hoan thành kế hoạch một cách toàn diện. Ngày nay các doanh nghiệp đang tiến tới áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000 vào quản lý chất lượng sản phẩm, động tác kinh tế, thương mại quốc tế là cơ sở để hàng hóa trao đổi dễ dàng.

I $)B#/ &‚ .#/ $( 234# $) 6$ Q\]#/ # ƒ< 4# ' ^< 7 3.#<„3 <„3

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Hoàn thiện công tác quản lý nâng cao chất lượng nhóm sản phẩm khuôn mẫu tại công ty Cơ Khí Hà Nội (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w