Thế nào là sản phẩm khuôn mẫu.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Hoàn thiện công tác quản lý nâng cao chất lượng nhóm sản phẩm khuôn mẫu tại công ty Cơ Khí Hà Nội (Trang 26)

Công ty TNHH một thành viên cơ khí Hà Nội hiện đang sản xuất và cung cấp các sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước:

-Sản phẩm truyền thống: Các loại máy tiện vạn năng T18A, T14L, T360Ax3000, T630x1500, máy bào ngang B365, máy khoan cần K525, máy khoan bàn K612, máy tiện chương trình hiển thị số T18CNC, máy tiện sứ chuyên dùng CNC

-Xưởng đúc thép với sản lượng 6000 tấn/năm. -Xưởng đúc gang với sản lượng 6000 tấn/năm.

-Thép cán xây dựng các loại sản lượng 5000tấn/năm.

-Chế tạo và lắp đặt các thiết bị và phụ tùng phục vụ cho các ngành kinh tế quôc dân như:

+ Điện lực ( các trạm thuỷ điện có công suất từ 20- 150KvA; các bơm dầu FO).

+ Xi măng ( máy nghiền, lò quay, lò đứng, lò ghi… cho các nhà máy có công suất từ 4 vạn đến 2 triệu tấn/năm).

+Đường mía (nồi nấu liên tục, nồi nấu đường, trạm bốc hơi, lô ép, băng tải… cho các nhà máy có công suất từ 500-8000 tấn mía cây/ ngày).

+Thuỷ lợi ( các bơm có công suất từ 8000-36000 m3 /h, áp lực cột nước từ 4- 10,5m).

+Giao thông vận tải, dầu khí, khai thác mỏ, lâm sản, chế biến cao su, sản xuất bột giấy…

-Sản xuất và chế tạo các sản phẩm phi tiêu chuẩn với sản lượng 3000 tấn/năm (đường kính tới 6m, dài tới 12m).

- Ngoài ra công ty còn nhận các dịch vụ dạng bảo hành, đại tu, sửa chữa, cung cấp phụ tùng thay thế, tư vấn bảo quản, bảo trì, tư vấn kỹ thuật và mọi dịch vụ mà khách hàng yêu cầu liên quan đến sản phẩm của công ty.

2.Khái niệm về chất lượng sản phẩm.

Trong cơ chế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp dang phải đương đầu với hàng loạt các thách thức, đặc biệt là làm thế nào để tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm trên cơ sở đó để tăng lợi nhuận, vậy làm thế nào để doanh nghiệp có lợi nhuận cao? Trong quá trình tìm kiếm cơ hội, các doanh nghiệp đã nhận ra rằng chỉ có dành ưu tiên hàng đầu cho chất lượng, coi chất lượng là chiếc chìa khóa vàng để mở cửa mọi thị trường, dù là khó tính nhất. Vậy chất lượng là gì mà có tầm quan trọng như vậy?

Trên thực tế, có rất nhiều định nghĩa về chất lượng mà trong những điều kiện khác nhau, các tác giả đã đưa ra những quan điểm khác nhau:

Mac cho rằng: " Người tiêu dùng không phải vì hàng có giá trị mà vì có giá trị sử dụng và thỏa mãn các mục đích xác định, chất lượng là thước đo mức độ hữu ích của giá trị sử dụng, biểu thị trình độ sử dụng hàng hóa".

Nhóm sản phẩm - tiêu chuẩn thì cho rằng: " Chất lượng sản phẩm là những đặc trưng kinh tế- kỹ thuật nội tại phản ánh giá trị sử dụng và chức năng của sản phẩm đó được thiết kế quy định trước bằng các tiêu chuẩn nhất định".

Khái niệm này có ưu điểm là, để đánh giá chất lượng sản phẩm, Tiêu chuẩn nào không đạt có thể tập trung để cải tiến nâng cao. Tuy nhiên, có hạn chế là làm cho sản phẩm tách khỏi người tiêu dùng, tách khỏi thị trường, làm cho sản phẩm lạc hậu so với nhu cầu.

Theo quan điểm của nhóm sản phẩm - khách hàng: " Chất lượng sản phẩm là sự phù hợp vào nhu và mục đích người tiêu dùng". Quan điểm này cũng đã phản ánh một khía cạnh của khái niệm chất lượng song còn chưa phản ánh một chất lượng sản phẩm.

Trên đây là một trong những quan điểm về chất lượng, mặc dù những quan điểm này có phần đúng song có lẽ vẫn chưa đủ. Để khắc phục những hạn chế đó, tổ chức tiêu chuần hóa quốc tế đã đưa ra quan điểm: " Chất lượng là toàn bộ các đặc tính của một thực thể, tạo cho thực thể ấy có khả năng thỏa mãn nhu cầu đã được công bố hay còn tiềm ẩn". Đây là định nghĩa chính xác nhất, đầy đủ nhất và thể hiện rằng nhu cầu của con người luôn thay đổi do đó chất lượng sản phẩm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Nhưng điều này không có nghĩa là theo đuổi chất lượng bằng bất cứ giá nào mà phải có giới hạn về kinh tế - xã hội cũng như về công nghệ.

Chất lượng sản phẩm không chỉ được hình thành trong quá trình sản xuất mà chất lượng được hình thành từ kết quả của nhiều quá trình ( từ khâu thiết kế cho đến khâu sử dụng). Mỗi khâu đảm nhận một chức năng riêng biệt, thực hiện tốt được chức năng trong từng khâu thì mới có chất lượng tốt. Các giai đoạn hình thành nên chất lượng sản phẩm bao gồm:

- Giai đoạn 1: Nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nhu cầu về số lượng, dự đoạn chi phí chất lượng sản phẩm, mục tiêu kinh tế cần đạt được.

- Giai đoạn 3: Thiết kế, xây dựng các yêu cầu về kỹ thuậtm dây chuyền công nghệ sản xuất thử, đầu tư xây dựng cơ bản.

- Giai đoạn 3: Cung cấp vật tư, kỹ thuật, xác định nguồn gốc, kiểm tra nghuyên vật liệu.

- Giai đoạn 4: Chuẩn bị và triển khai quá trình sản xuất. - Giai đoạn 5: Chế tạo sản phẩm hàng loạt.

- Giai đoạn 6: Thử nghiêm và kiểm tra chất lượng sản phẩm, tìm biện pháp đảm bảo chất lượng, quy định, chuẩn bị phân xưởng.

- Giai đoạn 7: Tổ chức bao gói, dự trữ sản phẩm. - Giai đoạn 8: Bán và cung cấp.

- Giai đoạn 9: Lắp đặt, vận hành và hướng dẫn sử dụng. - Giai đoạn 10: Dịch vụ, kỹ thuật, bảo hành.

- Giai đoạn 11: Chưng cầu ý kiến khách hàng về chất lượng, số lượng. Trên đây là tất cả những giai đoạn cho một quá trình hình thành nên sản phẩm. Nhưng không phải tất cả các sản phẩm tiêu thụ trên thị trường đều trải qua những giai đoạn này. Những giai đoạn trên là những giai đoạn chung nhất của một quá trình hình thành nên sản phẩm. Như vậy khi áp dụng những giai đoạn này vào trong sản xuất thì tùy thuộc vào đặc tính của sản phẩm để doanh nghiệp căn cứ vào mà áp dụng.

Trong suốt quá trình người ta không ngừng cải tiến chất lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm, nhằm đạt hiệu quả ngày càng cao. Cho nên có thể hình dung chất lượng quản trị, chất lượng sản phẩm là một hệ thông liên tục đi từ nghiên cứu tới triển khai, tiêu dùng và trở về nghiên cứu chu kỳ sau hoàn hảo hơn chu kỳ trước.

Chất lượng được đo bằng sự thỏa mãn nhu cầu. Nếu một sản phẩm với một lý do nào đó mà không được thị trường chấp nhận thì sản phẩm đó là có chất lượng kém, cho dù công nghệ chế tạo ra sản phẩm đó là rất hiện đại.

Do chất lượng được đo bằng sự thỏa mãn nhu cầu, nhu cầu luôn biến động qua thời gian và điều kiện lịch sử cho nên chất lượng luôn là yếu tố biến động. Vì thế các nhà quản lý cần quan tâm đến sự thay đổi này tạo ra các sản phẩm khác biệt so với đối thủ trên thị trưởng.

Khái niêm chất lượng trên đây được gọi là chất lượng theo nghĩa hẹp, rõ ràng khi nói đến chất lượng chúng ta không thể bỏ qua yếu tố giá cả và dịch vụ sau bán hàng. Đó là những yếu tố mà bất kỳ khách hàng nào cũng không thể bỏ qua sản phẩm họ định mua để thỏa mãn nhu cầu của mình.

Chất lượng sản phẩm được thể hiện qua hai loai chất lượng:

- Chất lượng tuân thủ trong thiết kế, phấn đấu nâng cao chất lượng theo dạng này mục đích là giảm phế phẩm và giảm gía thành sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh về mặt giá cả.

- Chất lượng trong sự phù hợp phụ thuộc vào trình độ thiết kế sản phẩm. 29

Nâng cao chất lượng sản phẩm có tầm quan trọng sống còn của từng Doanh nghiệp. Chất lượng, giá cả và thời gian giao hàng là một trong cac yếu tố nhất định ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh cảu mỗi Doanh nghiệp, dữ được khách hàng cũ, thu hút được các khách hàng mới, mở rộng thị trường tạo cơ sở cho sự phát triển lâu dài của Doanh nghiệp. cùng với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật nền sản xuất hàng hóa không ngừng phát triển, mức sống của con người ngày càng được hoàn thiện, thì hàng hóa trên thị trường ngày càng trở nên đa dạng và phong phú. Trong điều kiện giá cả hàng hóa không phải là yếu tố hàng đầu của hàng hóa thì chất lượng ngày nay là công cụ cạnh tranh hữu hiệu. Nâng cao chất lượng sản phẩm đông nghĩa với nâng cao tính hữu ích của sản phẩm, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng đồng thời giảm đi chi phí trên một đơn vị sản phẩm, giảm lãng phí, phế phẩm hoặc sản phẩm sủa chữa

Nâng cao chất lượng làm tăng tính năng sử dụng, tuổi thọ, độ an toàn của sản phẩm, giảm mức gây ô nhiễm môi trường, tiết kiệm nguồn tài nguyên, tăng giá trị sử dụng trên một sản phẩm đầu ra. Nhờ đó tăng khả năng tích lũy cho sản xuất mở rộng, cải tiến máy móc thiết bị, thúc đẩy tiến bộ khoa học kĩ thuật

Nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ tạo uy tín cho doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường trong nước và quốc tế khắc phục tình trạng sản xuất ra mà không tiêu thụ được dẫn đến đình trị sản xuất, thiếu việc làm, đời sống khó khăn. Sản xuất sản phẩm chất lượng cao độc đáo, mới lạ đáp ứng thị hiếu của khách hàng sẽ kích thích mạnh nhu cầu đối với sản phẩm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm của mình với số lượng lớn, tăng giá cả bán trên một đơn vị sản phẩm, thậm chí giữ vị trí độc quyền với sản phẩm mà mình sản xuất ra do những ưu thế riêng so với sản phẩm cùng loại được tiêu thụ trên thị trường

Nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ thỏa mãn tốt yêu cầu của người tiêu dùng với sản phẩm đó, góp phần cải thiện đời sống và tăng thu nhập. Vì vậy

với một khoản chi phí người tiêu dùng sẽ mua được sản phẩm tốt và có chất lượng hơn

Đứng trên góc độ nền kinh tế quốc dân thì đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm tức là đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguồn lực của xã hội. Sự phát triển của doanh nghiệp có được nhờ tăng chất lượng sản phẩm từ đó sẽ làm tăng thu ngân cho ngân sách nhà nước. Hiện nay hàng hóa Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt với sự thâm nhập của hàng nước ngoài, đặc biệt là khi Việt Nam tham gia vào các tổ chức kinh tế thế giới như khu vực mậu dịch ASEAN( APTA) và sắp tới là tổ chức thương mại thế giới(WTO). Nên các doanh nghiệp muốn tồn tại được thì phải tiến hành nâng cao chất lượng sản phẩm và có tầm nhìn chiến lược về chất lượng sản phẩm để hàng hóa Việt Nam khẳng định vị thế của mình trên thế giới

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Hoàn thiện công tác quản lý nâng cao chất lượng nhóm sản phẩm khuôn mẫu tại công ty Cơ Khí Hà Nội (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w