Truyện tranh

Một phần của tài liệu ý tưởng kinh doanh (Trang 33)

Kinh doanh truyện tranh đang ngày càng trở nên phổ biến với tính chất là một loại hình đầu tư. Giá trị của những cuốn sách hiếm không ngừng tăng. Ví dụ, một bản sao của cuốn “Action Comics 1” ấn hành tháng 6/1938 bán với giá hơn 2 triệu USD năm 2011.

Do đầu tư vào truyện tranh là một hiện tượng tương đối mới nên chưa thể nói nó sẽ đi lên hay thui chột giống như thị trường hoạt hình động cuối những năm 80, đầu những năm 90.

6. Phim ảnh

Những tín đồ phim ảnh có thể kiếm tiền bạc từ màn ảnh bằng cách đầu tư sản xuất phim. Phim của bạn có thể không phải bom tấn nhưng sau đó bạn có thể trải bước trên thảm đỏ và các nhà đầu tư khôn ngoan có thể tìm kiếm cơ hội làm ăn ở đây.

Rủi ro của loại hình đầu tư này đó là ngân sách vượt tầm kiểm soát, sự thất bại của giới phim ảnh và những bộ phim dở dang. Với công nghệ giải trí như hiện nay, đặc biệt là dịch vụ truyền hình trả tiền, tạo tiềm năng lợi nhuận trong dài hạn. Những nhà đầu tư có lực có thể đầu tư vào nhiều bộ phim một lúc để phân tán rủi ro.

Tại Mỹ, cùng với sự gia tăng lạm phát, giá tem thư hiện nay cao hơn 30% so với cách đây 1 thập kỷ. Sưu tầm tem thư với mục đích đầu tư trở nên phổ biến rộng rãi từ những năm 1970. Giá tem phiếu giảm mạnh sau đó và giới chuyên gia đưa ra ý kiến trái ngược về việc liệu sưu tầm tem với mục đích thu lợi nhuận có còn là một ý tưởng tốt không.

Giá trị các con tem in lỗi hoặc gắn liền với một giai đoạn lịch sử kể như Nga trước cách mạng tháng 10 Nga hay Ấn Độ thời thuộc địa có xu hướng tăng. Ngoài lợi nhuận thì lợi ích chính của sưu tầm tem còn là niềm vui trong quá trình tìm kiếm, sưu tầm.

8. Whiskey

Đầu tư vào whiskey là một loại hình tương đối mới. Thị trường của nó cũng nhỏ hơn so với thị trường của rượu vang nói chung. Tuy nhiên, đây là loại ý

tưởng tuyệt vời cho những ai muốn “khai phá” một loại hình đầu tư mới mẻ.

Theo ông Kenfield Capital Strategies, người sáng lập đồng chủ tịch công ty quản lý tài sản hững người sưu tầm whiskey nên tập trung vào những loại whiskey mà nguồn cung hạn chế nói cách khác nguồn cung giảm dần theo thời gian.

Các loại whiskey thường nhất quán, ổn định hơn rượu vang và giá cả cũng vậy. Đừng quá kỳ vọng đầu tư whiskey sẽ cho lợi nhuận đột phá, ngược lại cũng không nên quá đau buồn nếu thua lỗ.

9. Rượu vang

Nhiều người sành rượu coi các loại vang ngon giống như một tài sản đầu tư. Các loại vang ngon được đánh giá cao về giá trị với thời gian. Tốt nhất nên đầu tư và vang đỏ Pháp như Burgundies và Bordeaux, những loại vang càng để lâu càng ngon, không giống với các loại rượu trắng thông thường, theo Stephen F. Lovell - nhà đầu tư rượu vang đồng thời là nhà hoạch định tài chính, quản lý

nhãn hiệu cho LPL Financial.

Lọai đầu tư này cũng đi kèm rủi ro là rượu giả. Duy trì và tiến tới tạo lợi nhuận từ đầu rượu cần rất nhiều thời gian và tiền của.

10. Ngựa đua

Bàn về nghĩa đen của đăt cược, đầu tư vào ngựa đua đòi hỏi cao về cả tài chính và xúc cảm. Những người yêu thích đua ngựa bỏ ra hàng chục nghìn thậm chí hàng triệu đô la để mua một con ngựa với hy vọng nó sẽ mang về chiến thắng để bù đắp chi phí thì cũng giống như lựa chọn một cổ phiếu. Họ cũng có thể thắng mà cũng có thể thua đậm. Những người ít vốn hơn hoặc ít liều lĩnh hơn có thể hùn vốn mua một đội ngựa đua và ăn chia lợi nhuận.

Theo lamgiau Chàng trai 19 tuổi tạo dựng công ty hơn 1 tỷ bảng Anh chỉ trong 6 tháng

Chỉ mới 19 tuổi, Josh Valman đã xây dựng được một công ty sản xuất toàn cầu, trị giá hơn 1 tỷ bảng Anh.

Josh Valman là ông chủ của RPD International, doanh nghiệp cho phép các công ty ở mọi quy mô có thể trả trước một khoản cố định để truy cập vào một chuỗi cung ứng linh hoạt, bao gồm các nhà thiết kế, các kỹ sư và các nhà phân phối.

Josh Valman bắt đầu thiết kế robot khi mới lên 10. "Tôi luôn thích lấy mọi thứ ngoài tầm với", cậu lý giải. "Cha tôi là một kỹ sư hóa học. Khi tôi 2 tuổi, ông đã thấy tôi vẽ nghuệch ngoạc lên tất cả các bản vẽ nhà máy của Shell. Tôi đã hiểu về các hệ thống áp lực trước khi tôi thực sự biết cách đọc chúng".

Khi 13 tuổi, Valman gửi khoản tiền tiết kiệm 500 bảng Anh của mình đến Trung Quốc để gia công bản vẽ của mình thành các sản phẩm thực tế. "Chúng được gia công theo thông số kỹ thuật của tôi", cậu nói. "Tôi đã tạo nên con robot đầu tiên của mình và không hề xem lại kể từ đó".

Đây chính là bước khởi đầu đánh dấu tình yêu của Valman với kỹ thuật. Cậu bắt đầu làm việc như một nhà tư vấn tự do cho các công ty đa quốc gia khi chỉ mới

15 tuổi. "Tôi vẫn đến trường và dự họp qua điện thoại từ Trung Quốc", cậu nhớ lại.

"Không ai biết tôi bao nhiêu tuổi. Công việc vẫn tiếp tục cho đến khi tôi kiếm được 10.000 bảng một tuần". Hiện tại, nhà thiết kế sản phẩm này chỉ mới 19 tuổi, và vừa chốt khoản tiền đầu tư 250.000 bảng sau khi công ty của cậu được định giá hơn 1 tỷ bảng, chỉ 6 tháng sau ngày ra mắt.

Chàng trai tuổi teen này hiện là ông chủ của RPF International, startup cung cấp dịch vụ cho phép các công ty đủ mọi quy mô có thể trả trước khoản tiền cố định để truy cập vào chuỗi cung ứng linh hoạt, bao gồm các nhà thiết kế, các kỹ sư, và các nhà phân phối.

"Chúng tôi có thể giúp bất cứ công ty nào muốn tạo ra bất cứ sản phẩm nào. Một công ty 6 người có thể cung ứng như một công ty 2000 người", Valman cho biết.

RPD hiện có 46 nhân viên trên toàn cầu, và doanh thu sẽ đạt mốc 7 con số vào năm tài chính 2014 này."Chúng tôi hiện đang tăng trưởng hàng tháng với tốc độ 50%", Valman cho biết. Khách hàng của công ty hiện có hãng quảng cáo

Karmarama và Matrix APA, đơn vị chuyên thiết kế phụ kiện cho các nhà bán lẻ lớn như Topshop.

"Tôi nhận được 10.000 bảng ngay trước khi khóa học A-level của mình bắt đầu", Valman nhớ lại. "Tôi đã bay đến Gibraltar để nhận bàn giao séc từ nhà đầu tư và soạn bài cho môn học của mình ngay trên chuyến bay trở về".

Doanh nhân trẻ tuổi này vẫn luôn thích thú tìm tòi và làm việc như một kỹ sư ở công ty vào các ngày chủ nhật. "Tôi luôn bị cuốn hút vào việc giải quyết các vấn đề", cậu nói.

Theo Trí Thức Trẻ/The Telegraph Thu nhập 50 triệu đồng/tháng từ sứa biển

Trừ chi phí hoạt động và lương cho khoảng 20 nhân công, mỗi tháng gia đình chị Nguyễn Thị Thiếc (Gio Linh, Quảng Trị) thu nhập 50 triệu đồng từ nghề chế biến và đóng gói sứa biển.

Ông Trương Hữu Toán, Giám đốc Agribank huyện Gio Linh cho biết gia đình chị Thiếc là hộ đầu tiên mở cơ sở đóng gói sứa tại xã Gio Việt

Từng làm nghề buôn cá và hải sản nhưng thu nhập không đủ trang trải cuộc sống, vài năm trước, chị Nguyễn Thị Thiếc (xã Gio Việt, huyện Gio Linh) chuyển sang làm tiếp thị sản phẩm sứa đóng gói cho một doanh nghiệp ở Thái Bình. Sau nhiều năm, chị quyết định thôi việc để tự mở cơ sở tư.

"Tôi tự hỏi tại sao quê mình có nghề khai thác sứa, sẵn nguồn nguyên liệu mà phải đi bán thuê cho nơi khác", chủ cơ sở sản xuất sứa đóng gói tại Gio Việt

chia sẻ về quyết định thay đổi công việc của mình vào năm 2013. Số tiền đầu tư ban đầu lên tới một tỷ đồng nên chị vay ngân hàng thêm 300 triệu đồng từ ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thông (Agribank) huyện Giao Linh, cùng với số tiền tích cóp rồi mở cơ sở ngay tại xã.

Sau một năm hoạt động, chị Nguyễn Thị Thiếc đã có 2 cơ sở (một chế biến, một đóng gói) với hơn 20 nhân công. Trong đó, công đoạn đóng gói có 6 người làm, chế biến sứa tươi có 15 người, trả lương từ 4-5 triệu đồng mỗi tháng. Mỗi ngày cơ sở của chị cung cấp ra thị trường từ 500-700 gói với giá 15.000 đồng mỗi sản phẩm. Trung bình một tháng với doanh thu 300 triệu đồng, gia đình chị có thể thu nhập ròng 50 triệu.

"Những khi ở địa phương có lễ lạt, cưới hỏi thì bán tốt hơn, một ngày có thể tiêu thụ tới 2.000 gói", chị chia sẻ. Ngoài thị trường chính trải từ Quảng Bình

đến Huế, cơ sở còn xuất sứa đóng túi đi các tỉnh thành khác trên cả nước. "Tôi

tính mở thêm đại lý ở Hà Nội hoặc TP HCM".

Nguyên liệu đầu vào được mua trực tiếp từ ngư dân địa phương với giá 1.500 đồng mỗi kg sứa tươi. Cứ 10kg như vậy sẽ cho ra một kg sứa thành phẩm. Để có được một sản phẩm là quá trình chế biến kéo dài cả tháng trời. Sau khi thu mua, sứa sẽ được cắt làm 2 phần chân và mình. Chân sứa sẽ được thái nhỏ (khoảng 10cm) thủ công, còn thân (phần mũ) được đưa vào máy cắt sợi nhỏ. Tất cả sau đó được bỏ vào để quấy, rửa sạch rồi bỏ bể ngâm nước muối mặn từ 15-30 ngày để khử độc và làm chín trước khi được chuyển sang một bể ngâm khác cho bớt mặn. Cuối cùng, sứa được đóng gói vào các túi 300gr hoặc 400gr có chứa sẵn nước ngọt (nước lọc).

Sứa biển có mùa sinh sản kéo dài từ tháng giêng tới tháng 4 âm lịch hàng năm, sinh sống gần bờ nên dễ khai thác, ít tốn kinh phí mà hiệu quả lại cao. Mỗi chuyến ra khơi kéo dài chưa đến một ngày, sau khi trừ mọi chi phí, ngư dân còn lãi từ một đến 2 triệu đồng.

Trước đây các thương lái thu mua sứa theo đầu con nên giá trị không cao. Từ khi chuyển sang cách tính theo kg thì thu nhập của ngư dân được cải thiện. Nhờ tích nước trong người nên sứa biển rất nặng, trung bình 15-20kg mỗi con, đặc biệt con lớn có thể tới 50kg hoặc 60 kg.

Theo VnExpress Chàng trai học hết lớp 9 thành ông chủ kiếm 500 triệu/năm

Bỏ học đi phụ hồ từ năm lớp 9 nhưng khi thấy cơ hội làm ăn, Nguyễn Linh Duy (26 tuổi) bán cả nhẫn cưới để có vốn nuôi rắn mối. Nhờ đó anh thu nhập khoảng 500 triệu đồng/năm.

h

- Nhà nghèo bỏ học:Nguyễn Linh Duy (26 tuổi, xã Thanh Bình, H.Chợ Gạo, Tiền Giang) đang là ông chủ của hai trang trại nuôi rắn mối ở Tiền Giang và Cần Thơ. Là con trai cả trong nhà, sớm ý thức được cảnh khốn khó của gia đình nên Duy đã bỏ học từ năm lớp 9 và đi làm phụ hồ với thu nhập khi ấy khoảng 600.000/tháng. Cuối năm 2008, Duy chủ động xin nhập ngũ để tự rèn luyện mình trưởng thành hơn.

Một phần của tài liệu ý tưởng kinh doanh (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w