Trái bí cân nặng từ 30 đến 50kg được nông dân Lê Hữu Phan (50 tuổi, phường 9, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) thu hoạch trong nhà kính Trước

Một phần của tài liệu ý tưởng kinh doanh (Trang 148)

- Vươn lên: Trong một lần về nhà bạ nở Long An chơi, thấy mô hình nuôi rắn

28 trái bí cân nặng từ 30 đến 50kg được nông dân Lê Hữu Phan (50 tuổi, phường 9, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) thu hoạch trong nhà kính Trước

phường 9, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) thu hoạch trong nhà kính. Trước đây, ông Phan cũng trồng bí và thu hoạch nhiều trái bí nặng trên 100 kg. Không chỉ nổi tiếng ở phố núi ngàn thông Đà Lạt, mà cả nước còn biết ông Phan là nhà nông đầu tiên trồng bí “khủng”.

Bí “lạ”

Cùng với đồng nghiệp Báo Lâm Đồng, chúng tôi đến Hợp tác xã trồng hoa màu Xuân Hương. Bước vào những căn nhà kính trồng màu siêu sạch của ông Lê Hữu Phan, chúng tôi bắt gặp những trái bí ngô “khủng”, với màu đỏ gạch, trông lạ lẫm. Có thể nói, từ trước đến nay, chúng tôi chưa thấy quả bí nào to như những quả bí ngô nơi đây.

Thấy mọi người ngỡ ngàng, ông Phan nói: “Giống bí này có nguồn gốc từ Mỹ. Trong một lần lên mạng, tôi thấy ở Mỹ có giống bí khổng lồ cho trái nặng 200- 300 kg. Ham quá, tôi nhờ bạn bè bên Mỹ mua 100 hạt giống gửi về bằng đường hàng không. Những hạt giống được đem về tận nhà, tôi cưng như trứng vậy. Năm 2011, sau khi vun xới khoảng 150m2 đất trong nhà kính, tôi bắt đầu gieo 50 hạt bí. Qua nghiên cứu những tài liệu sưu tầm và cộng với kinh nghiệm canh tác màu, tôi đã trồng 8 luống bí đều nảy mầm. Mỗi luống, tôi bắt liếp cao khoảng 0,3m và dài khoảng 20m”.

Ở giai đoạn nửa tháng đầu, cây phát triển thành dây bò dài trên luống, khi bí ra hoa, ông Phan tiến hành thụ phấn bằng tay. Đến tháng thứ ba, bí lần lượt đậu trái, ông Phan giữ lại một trái to duy nhất, khỏe mạnh nhất để chăm sóc. “Giống bí này thích nghi với thổ nhưỡng và khí hậu nên cho trái rất đều. Sau 6 tháng chăm sóc, tôi thu hoạch được 11 trái bí, mỗi trái nặng từ 30 – 60 kg. Đây là những trái bí đậu trên thân dây có biểu hiện phát triển cầm chừng.

Còn lại 19 trái bí khổng lồ vẫn đang phát triển xanh tốt trên luống dây, ước cân nặng trái nhẹ nhất hơn 30 kg, trái nặng nhất phải đến 100 kg. Hôm rồi, Khu du lịch Đầm Sen đem xe tải đến mua 8 trái, tôi bán mỗi trái 2 triệu đồng. Loại bí này ăn rất dẻo và thơm ngon, nhiều nhà hàng cũng đến mua nhưng tôi chỉ bán vài trái. Số còn lại tôi để lại nhân giống”, ông Phan cho biết.

Đòi hỏi chăm sóc kỹ

Vụ bí mới đây, ông Lê Hữu Phan thu hoạch thêm 28 trái, mỗi trái nặng từ 30-50 kg. Ông nói, trong quá trình đơm hoa, khâu quan trọng nhất là phải nắm vững kỹ thuật thụ phấn. Khi bông “đậu” cho trái phải chăm sóc thật kỹ từ khâu bón phân, đặc biệt để trái không bị thối đít, ông Phan phải dùng những tấm xốp lót bên dưới chống ẩm. Trồng loại bí này cực gấp nhiều lần so với trồng bí thường. “Ở giai đoạn bón lót các loại phân chuồng, phân vi sinh, phân phòng trừ bệnh nấm đối kháng… phải nhiều hơn liều lượng 2 - 3 lần so với các loại rau, bí thông thường. Riêng thời kỳ đậu trái, phải tưới phân pha loãng nước trên thân cây và dưới gốc, rễ chính, ít nhất 3 ngày một lần. Đồng thời, cũng với số lần tưới này, cần tưới nước phân cho các bộ rễ phụ trên thân dây, nhằm đảm bảo đủ dinh dưỡng nuôi trực tiếp từng phần thân dây và góp phần tăng trọng cho trái bí.

Tuy nhiên, cần chọn thời điểm phù hợp trong ngày, trong tháng để bón phân, phun thuốc dinh dưỡng, đây là những yếu tố chính quyết định cho cây bí ngô khổng lồ có đậu trái hay không và trái đó phát triển với cân nặng tối đa”, ông Phan chia sẻ kỹ thuật chăm sóc bí ngô.

Vào tận nhà kính, sờ vào những trái bí “khủng” vừa mới thu hoạch cảm giác thật thú vị. Theo ông Phan, nếu trồng và chăm sóc kỹ thì có trái nặng khoảng 200-300 kg. Với kinh nghiệm trồng thành công giống bí ngô Mỹ, ông Lê Hữu Phan sẽ tiếp tục trồng thêm nhiều luống bí ngô khổng lồ nữa.

“Tôi trồng 1 héc-ta rau màu trong nhà kính, mỗi năm đạt doanh thu hơn một tỷ đồng. Nhờ canh tác màu ứng dụng công nghệ cao trong nhà kính mà tôi làm giàu. Còn chuyện trồng bí là mình muốn tìm tòi, học cái mới lạ, biết đâu sau này cây bí ngô sẽ mang lại thu nhập cao cho gia đình tôi... ”, ông Phan bày tỏ. Ông Trần Đức Quang, Chủ nhiệm Hợp tác xã Xuân Hương cho biết, được thành lập năm 2003, hợp tác xã có 21 hộ trồng hoa màu ứng dụng công nghệ cao trong nhà kính. Nhiều hộ đạt doanh thu trên một tỷ đồng/ năm, trong đó có hộ ông Lê Hữu Phan. Đặc biệt, ông Phan là người tiên phong trồng bí ngô Mỹ thành công và cho trái “khủng” được khắp cả nước biết tiếng.

Theo báo An Giang Doanh nhân nhí 11 tuổi: Làm giàu từ chiếc nơ

“Bạn không cần phải chờ đợi cho đến khi bạn lớn tuổi, nếu bạn có đam mê thì hãy biến nó thành sự thật”, đó là những lời chia sẻ của của mẹ cậu bé Moziah Bridges - doanh nhân nhí 11 tuổi làm giàu từ chiếc nơ.

Cậu nhóc nhỏ tuổi Moziah Bridges đã chứng minh cho nhiều người thấy câu nói “Tài năng không đợi tuổi” khi nhiều bạn nhỏ có thể sáng tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo và kiếm tiền từ những món hàng đó.

Sớm tìm được cho mình một chỗ đứng trong làng thời trang từ việc sản xuất nơ Moziah Bridges cậu bé 11 tuổi đã khiến nhiều người khâm phục khi cậu hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh lạ và độc đáo này.

Khi những người bạn của Moziah Bridges thích những món đồ chơi công nghệ thì cậu nhóc sinh ra tại thành phố Memphis, phía Tây Nam Hoa Kỳ đã sở hữu một công ty nhỏ mang tên Mo's Bows - công ty chuyên sản xuất những chiếc nơ vô cùng bắt mắt.

Ý tưởng kinh doanh này bắt đầu từ khi bà của cậu chỉ dẫn cho Moziah cách làm nơ bướm từ những mảnh vải cũ bằng cách khâu vá và sử dụng máy may. Ban

đầu Moziah Bridges xem đây chỉ là trò chơi đơn thuần nhưng sau khi nhận được nhiều lời khen về sự khéo tay Moziah Bridges đã nảy ra ý tưởng kinh doanh từ những chiếc nơ.

Khi Moziah Bridges được 9 tuổi, cậu nhóc bắt đầu mở công ty kinh doanh nơ, khi nhận thấy một “lỗ hổng” của thị trường thời trang. “'Đôi khi cháu không thể tìm thấy được một chiếc nơ thật ưng ý cho bộ vest của mình và cháu nghĩ nhiều chàng trai khác cũng vậy”. Và từ đó cháu đã đặt ra câu hỏi rằng: tại sao mình không thành lập một công ty sản xuất nơ để lấp vào “lỗ hổng” này? - Moziah Bridges tâm sự trên trang Daily Mail khi được hỏi về động lực kinh doanh những chiếc nơ.

Moziah Bridges đã tự tay làm những chiếc nơ nhỏ xinh và bán chúng trên trang bán hàng Etsy và 'bỏ túi' hơn 30.000 đô la tính tới thời điểm này theo thống kê của tờ Forbes.

Moziah rất cẩn thận trong việc chọn vải khi làm sản phẩn của mình và luôn tạo ra những kiểu dáng mới, đa dạng và bắt mắt… với nhiều màu sắc và họa tiết như chấm bi, kẻ sọc và luôn đi theo một chủ đề hot. Giá của mỗi chiếc nơ giao động từ 25-50 đô la.

Những chiếc nơ của Moziah ngoài bán trên mạng thì cũng thu hút được nhiều sự chú ý của các cửa hàng bán lẻ tại nhiều bang như Tennessee, Alabama, Texas, Louisiana, South Carolina và Arkansas và gần đây nhất là nữ hoàng truyền thông thế giới Oprah Winfrey đánh giá rất cao ý tưởng này. Chắc chắn rằng trong tương lai cậu nhóc Moziah sẽ tiến xa hơn nữa.

Trả lời phỏng vấn trên tạp chí Forbes, Moziah nói rằng: “Cháu sẽ giành một phần tiền để gây quỹ cho tổ chức từ thiện nhằm giúp đỡ trẻ em được đi cắm trại vào mùa hè. Đồng thời, cháu muốn kiếm nhiều tiền hơn nữa để có thể mở một công ty sản xuất đồ trẻ em thật dễ thương với đầy đủ các mặt hàng như blazer hay quần cho trẻ em. Để các cô bé, cậu bé có thể có một phong cách ấn tượng như cháu”.

Sự gia tăng các kênh mua sắm trực tuyến đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển cho một doanh nghiệp, những ý tưởng kinh doanh lạ có thể đến tận tay

người tiêu dùng chỉ cần số vốn nhỏ. Và các doanh nhân nhí có thể biến những sở thích của mình thành những ý tưởng kinh doanh một cách dễ dàng nếu như nhận được sự tham gia giúp đỡ từ bố mẹ và điều này đã tạo ra bệ phóng cho thế hệ doanh nhân nhí trong tương lai.

Theo DNCL Làm giàu không hẹn trước

Dù bạn có xuất phát từ bất kể ngành nghề nào thì bạn vẫn có thể trở thành chủ doanh nghiệp, tạo ra nhiều của cải và làm được những việc thực sự có giá trị cho cộng đồng. Bởi vì làm giàu là một cuộc hành trình không hẹn trước. Câu chuyện của chị Nguyễn Thị Hiếu – Giám đốc Công ty Bách Việt Thanh Bình là một dẫn chứng đầy thuyết phục cho điều đó.

Hiện nay, chị Hiếu đang là chủ doanh nghiệp sản xuất hai sản phẩm chăm sóc sức khỏe chất lượng là dầu dừa tinh khiết và thực phẩm quân bình âm dương (EBNP) được nhiều người tin dùng – Những sản phẩm được coi là “Đã có thể quẳng gánh lo đi để vui sống”.

Sách thay đổi tư tưởng con người

Chị Nguyễn Thị Hiếu quê ở Hà Đông (Hà Tây cũ) trong một gia đình nghèo. Hồi nhỏ, sức khỏe yếu nhưng nhờ ham học hỏi và nỗ lực, chị thi đỗ Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và trở thành cô giáo dạy Toán ở huyện miền núi tỉnh Hòa Bình. Đi dạy học, chị bị xoang nặng cộng với việc nói nhiều, hít bụi phấn liên tục khiến bệnh càng nặng thêm. Đến khi không thể nói được nữa thì chị bỏ nghề sau hơn 2 năm gắn bó với suy nghĩ: “Đi dạy vì đồng tiền nhưng đồng tiền lại không giữ được sức khỏe của mình, có nghĩa là bóc lột sức khỏe của mình và giáo viên cũng chỉ là 1 nghề” nên chị tìm nghề khác phù hợp hơn.

Từ dạy học chị chuyển sang làm nghề may với ham muốn làm tốt nhất để tạo được một thương hiệu nhưng sau một thời gian chị nhận ra nghề này không phù hợp với sức khỏe vì vẫn phải tiếp xúc với bụi phấn. May mắn, có một khách hàng may quần áo, thấy chị là người nhanh nhẹn, giao tiếp tốt mới khuyên: “Chị phải thay đổi tư tưởng đi, chị đứng ở đây rất lãng phí” và dẫn đi mua mấy quyển sách. Và nhờ mấy cuốn sách đó đã thay đổi được tư tưởng của chị từ lúc nào. Chị không giống người khác là đọc nhiều sách nhưng mỗi quyển sách, chị khai thác hết kiến thức và đúc kết thành những phần thì cực kỳ có giá trị với mình. Có một quyển sách là 1 tập trong bộ “Cha giàu, cha nghèo”, có chữ kinh

nghiệm làm giàu. Chị đọc lần thứ nhất không hiểu, lần thứ 2 không hiểu và lần thứ 3 chị gạch ra những từ, đoạn mà chị thấy cần thiết. Lần thứ 4 lại gạch thì sẽ được thêm 1 số từ hoặc bỏ đi được vài đoạn. Chị gạch đến nát quyển sách rồi lại

mua quyển sách khác về gạch tiếp. Sau đó, hàng ngày, chị lôi những câu đã gạch ra đọc cho đến khi nó trở thành tư tưởng thì thôi. Kinh nghiệm đọc sách của chị là biết gạch những đoạn, những từ có giá trị và hàng ngày đọc đi đọc lại cho nó găm vào đầu để thành tư tưởng. Nhờ cách này chị tích lũy được tinh hoa của những cuốn sách, rút ra được những điều mình cần.

Học mọi lúc mọi nơi

Khát khao học hỏi ở mọi nơi mọi lúc đã khiến trong một lần đi gội đầu, chị vô tình thấy một tờ báo có đăng thông tin về một Hội thảo miễn phí do một chuyên gia giảng dạy. Chị không bỏ lỡ cơ hội tìm cách đăng ký để tham dự. Những kiến thức rất mới về bán hàng, markting hiện đại, nghệ thuật lãnh đạo… chị thấy rất hay và thích thú.

Không bỏ phí thời gian, chị còn tích cực đến tham dự các Hội thảo khác và cứ ai rủ là đến và dần chị tiếp xúc được với nhiều chủ doanh nghiệp và quan sát họ làm thế nào để học rồi ghi lại. Tại các Hội thảo, chị ghi tốc ký những lời thày nói chứ không dùng tài liệu được phát. Việc tưởng như đơn giản nhưng lại rất có hiệu quả: Về nhà chị giở những đoạn tốc ký ra đọc và mường tượng lại thày giảng như thế nào thì thấy những tư tưởng các thày dạy ngấm vào người rõ ràng dần.

Kết thúc công việc may, chị đi dạy thể dục giúp một người bạn (bài tập thông kinh mạch của bác sỹ Nguyễn Tài Thu) với suy nghĩ nhân hậu: Bạn mới mở công ty rất vất vả nên giúp được gì thì giúp, hơn nữa đi làm cũng là đi học, muốn học được thì phải làm thật tốt. Hàng ngày chị dậy từ 4 giờ sáng và đi xe lên Vĩnh Phúc dạy. Thời gian này giúp chị học được tính kiên nhẫn và hiểu thêm nhiều kiến thức về việc rèn luyện sức khỏe. Sau 2 tuần, người bạn thấy chị làm tốt tự động trả lương cho chị.

Nhờ bản tính ham học hỏi, khi biết sử dụng mạng Internet, cả một thế giới mở ra trước mặt chị với vô vàn kiến thức. Và với phương pháp nhặt nhạnh mỗi thứ một ít và biến nó thành của mình, chị tích lũy được rất nhiều tri thức về chăm sóc sức khỏe và giải đáp được những câu hỏi như: Tại sao người ngồi Thiền lại khỏi được bệnh, tại sao ăn chay lại trẻ lâu… Khi biết được nguồn gốc của nó chính là do môi trường sống, do nguồn thức ăn ảnh hưởng đến môi trường sống của tế bào, chị vỡ lẽ ra được những điều đơn giản nhất mà mọi người thường không để ý.

Học cho đủ rồi tiến đến làm giàu

Sau nhiều tháng miệt mài cóp nhặt những kiến thức trên mạng, chị quyết định khởi nghiệp khi tuổi không còn trẻ. Bản thân sớm trải qua và thấm thía nỗi khổ của việc bị bệnh và hiểu giá trị của sức khỏe nên chị tìm cho mình cách đi riêng với sản phẩm vì con người này.

Ngoài ra, nhờ tham dự các Hội thảo, chị mở mang được tầm nhìn rộng lớn hơn: Đất nước có nhiều tài nguyên nhưng còn nghèo, các sản phẩm vẫn phải mua từ nước ngoài rất đắt đỏ, vậy tại sao không làm một sản phẩm Việt có ích cho người Việt sử dụng với giá phải chăng.

Nhiều ngày trăn trở, cộng với một cái tâm như vậy, chị tập trung tìm tòi và nhận ra thiên nhiên có nhiều loại cây, hạt như rau má, nhọ nồi, đậu tương… rất tốt cho con người nhưng ít ai chịu làm. Bên cạnh đó những sản phẩm thực phẩm bán ngoài thị trường không tốt nhưng ăn uống vào cũng không sao thì đầy rẫy. Vậy tại sao không làm những cái thật tốt và thật chuẩn cho sức khỏe. Chị lên mạng tìm hiểu tiếp và biết rõ: Các loại cây, quả, hạt tốt kết hợp đúng thì có thể tốt hơn nữa và còn biết được về công nghệ enzim của các nhà khoa học Việt Nam, chị tìm cách liên lạc với họ để phát triển sản phẩm ra cộng đồng. Kết quả là từ: đậu tương, tinh của củ nghệ (kukumin), đậu xanh, bột nấm linh chi… chị đã chiết thành công “Thực phẩm quân bình âm dương”. Đây là sản phẩm giúp chữa bệnh, trẻ lâu, cân bằng môi trường sống của tế bào... Nhiều người dân Thủ đô có vấn đề sức khỏe tình cờ biết sản phẩm của chị dùng thử và có tác dụng rõ rệt và giới thiệu cho cả họ hàng, cứ thế chị phát triển dần sản phẩm của mình mà không cần quảng cáo.

Sau khi làm tốt sản phẩm này, chị tìm tiếp đến một loại cây trái sẵn có ở Việt Nam đó là dầu dừa với nhiều công dụng tốt cho da và tóc như: chống rụng tóc,

Một phần của tài liệu ý tưởng kinh doanh (Trang 148)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w