Từ năm 2006, những thay đổi về chính sách thuế liên quan tới hoạt động xuất khẩu được quy định tại nhiều văn bản pháp luật (xem Bảng 1, Phụ lục).
Về thuế xuất khẩu
Theo Biểu thuế xuất khẩu, hàng may mặc, thủy sản và điện tử xuất khẩu được áp dụng thuế suất ưu đãi 0%. Theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam buộc phải xóa bỏ các dạng ưu đãi, hỗ trợ trực tiếp trong xuất khẩu nhưng có thể linh hoạt áp dụng các loại ưu đãi, trợ cấp được phép. Tuy nhiên, WTO không có nội dung nào yêu cầu cam kết về thuế xuất khẩu, do đó, mức thuế suất xuất khẩu 0% góp phần thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu ba ngành này.
Về thuế giá trị gia tăng
Mức thuế suất áp dụng đối với ba ngành hàng xuất khẩu may mặc, thủy sản và điện tử căn cứ vào quy định tại Điểm 1 mục II Thông tư số 129/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng. Cụ thể là Thuế suất thuế GTGT 0% được “áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình của doanh nghiệp chế xuất; hàng bán cho cửa hàng bán hàng miễn thuế” (Khoản 1 mục II phần B).4 Điểm 1.2 Mục II Phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC cũng quy định hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu được áp dụng thuế suất 0% phải đáp ứng điều kiện sau đây:
z Có hợp đồng bán, gia công hàng hoá xuất khẩu; hợp đồng uỷ thác xuất khẩu hoặc uỷ thác gia công hàng hoá xuất khẩu; hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan;
z Có chứng từ thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật;
z Có tờ khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu…”
Trường hợp hàng gia công xuất khẩu không đúng thủ tục hoặc không đầy đủ thủ tục hải quan dẫn đến không xuất khẩu được phải tiêu thụ tại thị trường nội địa thì áp dụng thuế suất thuế GTGT tương ứng đối với hàng hoá đó.
Hàng may mặc và điện tử xuất khẩu chủ yếu là hàng gia công, nên theo quy định này vật tư nguyên liệu nhập khẩu để gia công được miễn thuế nhập khẩu. Cũng theo quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu5 và Nghị định 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (điểm 4 Điều 12) thì “Hàng hóa nhập khẩu để gia công cho phía nước ngoài được miễn thuế nhập khẩu… và khi xuất trả sản phẩm cho phía nước ngoài được miễn thuế xuất khẩu”.
Đối với hàng thủy sản xuất khẩu sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu cũng được miễn thuế nhập khẩu như quy định tại điểm 7 Điều 12 Nghị định 87/2010/NĐ-CP: “Giống cây trồng, vật nuôi được phép nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm
4 Điểm 1.1 mục II phần B làm rõ thêm Hàng hóa xuất khẩu bao gồm: Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, kể cả uỷ thác xuất khẩu; Hàng hóa bán vào khu phi thuế quan theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; hàng bán cho cửa hàng miễn thuế; Hàng hóa gia công theo quy định của pháp luật thương mại; và Hàng hóa xuất khẩu để bán tại hội chợ, triển lãm ở nước ngoài.
23
B
Á
O C
Á
O NGHIÊN CỨU NĂNG L
ỰC C ẠNH TR ANH CỦ A DO ANH NGHIỆP XU Ấ T KHẨ U TR ONG B A NGÀNH MA Y MẶ C, THỦY SẢN V À ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
nghiệp, ngư nghiệp” thuộc diện miễn thuế nhập khẩu. Ngoài ra, sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu cũng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định tại Điểm 1 mục II phần A; điểm 3 mục II phần B của Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008.
Nhà nước không áp dụng giá tính thuế tối thiểu để xác định giá tính thuế nhập khẩu đối với vật tư, nguyên liệu của cả ba ngành. Các doanh nghiệp cũng được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu bằng 0% đối với máy móc thiết bị nhập khẩu phục vụ cho ba ngành dệt may, điện tử và thủy sản.
Liên quan tới hoàn thuế nhập khẩu, Nghị định 87/2010/NĐ-CP quy định rõ “Hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu hoặc xuất vào khu phi thuế quan nếu đã nộp thuế nhập khẩu thì được hoàn thuế tương ứng với tỷ lệ sản phẩm thực tế xuất khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu có đủ điều kiện xác định là được chế biến từ toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu” (Điểm 4 Điều 15).
Về thuế Thu nhập doanh nghiệp
Trước đây, theo Nghị định 36 ban hành năm 1997, doanh nghiệp có vốn nước ngoài đầu tư vào khu công nghiệp, nếu có tỷ lệ xuất khẩu trên 80% sản phẩm làm ra thì sẽ được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án (có thể đến 50 năm). Ngoài ra, những doanh nghiệp trong khu công nghiệp nếu tỷ lệ xuất khẩu trên 30% nhưng sử dụng nhiều nguyên liệu, vật tư trong nước thì được hưởng mức thuế 15%.
Từ năm 2007, Nghị định 24/2007/NĐ-CP đã bãi bỏ tất cả những ưu đãi liên quan đến tỷ lệ xuất khẩu, tỷ lệ sử dụng nguyên liệu nội địa và bãi bỏ ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện về sử dụng nguyên liệu trong nước. Nghị định 24/2007/NĐ-CP cũng chỉ rõ thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng chung đối với cơ sở kinh doanh là 28%. Theo đó, các doanh nghiệp dệt may bị cắt ưu đãi ngay từ cuối tháng 2, thời điểm Nghị định 24/2007/ NĐ-CP có hiệu lực.6 Trong khi đó các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủy sản và điện tử chỉ còn tiếp tục hưởng ưu đãi đến cuối năm 2011.
Các biện pháp miễn giảm thuế trong gói kích thích kinh tế năm 2009-2010
Để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và suy giảm kinh tế trong nước, Việt Nam đã có những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, trong đó có gói giải pháp về thuế trong năm 2009 và năm 2010, giúp cho nhiều doanh nghiệp tồn tại và đứng vững. Cụ thể như:
Thông tư số 03/2009/TT-BTC ngày 13/1/2009 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện giảm, gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP (ngày 11/12/2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội) cho phép “Doanh nghiệp nhỏ và vừa được giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của quý IV năm 2008 và số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2009” (Điểm 1 Mục II); Giãn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) trong thời gian 9 tháng đối với số thuế TNDN phải nộp năm 2009 của các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói trên (chỉ phải nộp 70% số thuế còn lại sau khi được giảm) và
6 Khoản 2 Điều 46 Nghị định 24/2007/NĐ-CP quy định bãi bỏ “ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện về tỷ lệ xuất khẩu của hoạt động dệt, may quy định tại các văn bản pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, về khuyến khích đầu tư trong nước, về thuế thu nhập doanh nghiệp và văn bản pháp luật về đầu tư kể từ năm tính thuế 2007”.
24
của các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, gia công, chế biến nông, lâm thủy sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử (Điểm 1 mục III).
Thông tư số 04/2009/TT-BTC ngày 13/1/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn hoàn thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP của Chính phủ quy định về tạm hoàn và mức tạm hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với các tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hoá xuất khẩu có hàng hoá thực xuất khẩu đang trong thời gian chưa được phía nước ngoài thanh toán qua ngân hàng theo hợp đồng xuất khẩu. Theo đó, tạm hoàn 90% số thuế GTGT đầu vào đối với hàng hoá thực xuất khẩu trong trường hợp doanh nghiệp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng (Điểm 2 mục I) và hoàn tiếp 10% khi có chứng từ thanh toán (Điểm 2 mục III).
Thông tư số 05/2009/TT-BTC ngày 13/1/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về thủ tục hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo nghị quyết số 30/2008/NQ-CP cho phép kéo dài thời hạn nộp thuế nhập khẩu đối với vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. Theo đó:
z Thời hạn nộp thuế đối với vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp sản xuất hàng hóa xuất khẩu (bao gồm cả hàng hóa thuộc danh mục hàng tiêu dùng do Bộ Công thương công bố nhưng là vật tư, nguyên liệu để trực tiếp sản xuất hàng hóa xuất khẩu)... là 275 ngày kể từ ngày đăng ký Tờ khai hải quan (Điểm 5.1).
z Trong trường hợp đặc biệt của một số doanh nghiệp như đóng tàu, cơ khí, chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản, ngọc trai, chế biến các loại nông sản thu hoạch theo mùa vụ thì thời hạn nộp thuế kéo dài hơn 275 ngày kể từ ngày đăng ký Tờ khai hải quan (Điểm 5.2).
z Đơn giản hóa thủ tục hoàn thuế, quyết toán thuế đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu (Căn cứ theo các quy định về hồ sơ, thủ tục hoàn thuế tại Điểm 9).
Sang năm 2010, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 39/2010/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Quyết định số 12/2010/QĐ-TTg ngày 12/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế năm 2010. Thông tư này cho phép gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2010 thêm 3 tháng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp dệt may, da giày.
Trong năm 2010, Bộ Tài chính cũng ban hành Thông tư số 94/2010/TT-BTC ngày 30/6/2010 hướng dẫn thực hiện hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu cho phép tiếp tục tạm hoàn 90% số thuế GTGT đầu vào đối với hàng hoá thực xuất khẩu trong trường hợp doanh nghiệp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng và hoàn tiếp 10% khi có chứng từ thanh toán. Gia hạn nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu và hoàn thuế GTGT thêm 60 ngày đối với máy móc, thiết bị phương tiện vận tải chuyên dùng phải nhập khẩu nằm trong dây chuyền công nghiệp và vật tư xây dựng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp. Tạm thời điều chỉnh thời hạn nộp thuế GTGT thêm 90 ngày đối với các mặt hàng nhập khẩu kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
Các văn bản pháp lý trên tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu có thêm nguồn lực ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh.
25
B
Á
O C
Á
O NGHIÊN CỨU NĂNG L
ỰC C ẠNH TR ANH CỦ A DO ANH NGHIỆP XU Ấ T KHẨ U TR ONG B A NGÀNH MA Y MẶ C, THỦY SẢN V À ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM 2.2 Thủ tục hải quan
Thủ tục hải quan đã được đơn giản hóa so với trước, cụ thể là quy trình giải quyết thủ tục hải quan được đổi mới theo hướng đơn giản hóa, loại bỏ bớt khâu trung gian (xem Bảng 2, Phụ lục). Chẳng hạn, hồ sơ hải quan đã được đơn giản hóa, giảm từ 8 loại giấy tờ đối với lô hàng xuất khẩu xuống còn 4 loại giấy tờ và từ 14 loại giấy tờ đối với lô hàng nhập khẩu xuống còn 10 loại giấy tờ, và được luân chuyển theo một quy trình, tạo thuận lợi và giảm chi phí cho doanh nghiệp. Đặc biệt, việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử, khai hải quan từ xa qua mạng là một bước đột phá trong cải cách thủ tục hải quan, làm giảm đáng kể số lượng giấy tờ phải có trong hồ sơ hải quan. Đây là một phương thức hiện đại đang được Việt Nam thực hiện thí điểm và đang dần khẳng định hiệu quả trong thực tiễn. Năm 2008 có 67%, năm 2009 có 83% số lượng tờ khai hải quan được thực hiện từ xa qua mạng.
Việc ban hành “Tuyên ngôn phục vụ khách hàng” của Tổng cục Hải quan7 tiếp tục khẳng định cam kết của ngành Hải quan trước cộng đồng xã hội về việc đảm bảo tạo thuận lợi, đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước về Hải quan đối với các hoạt động thương mại, đầu tư và du lịch quốc tế. Với phương châm hành động chuyên nghiệp, minh bạch, hiệu quả, Hải quan Việt Nam đưa ra cam kết chung như sau:
z Chuyên nghiệp: Nhiệt tình, tận tụy với công việc; thông thạo nghiệp vụ, xử lý công việc tuân thủ đúng quy trình, thủ tục quy định; văn minh lịch sự trong hoạt động và ứng xử.
z Minh bạch: Xây dựng hệ thống thủ tục hải quan tuân thủ chuẩn mực, thông lệ quốc tế; Tiếp nhận đầy đủ, phản hồi nhanh chóng, giải quyết khẩn trương các ý kiến đóng góp, khiếu nại của khách hàng; Thực hiện cơ chế đảm bảo sự giám sát của khách hàng đối với hoạt động nghiệp vụ hải quan.
z Hiệu quả: Giảm tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa, giảm thiểu chi phí hành chính và thời gian thông quan; Đảm bảo yêu cầu quản lý Nhà nước về lĩnh vực Hải quan, và quản lý sự tuân thủ pháp luật hải quan một cách hiệu quả.
Tại Quyết định 225/QĐ-TCHQ, Hải quan Việt Nam cũng quy định cụ thể về thời gian làm các thủ tục như thời hạn tiếp nhận, đăng ký tờ khai; thời hạn giải quyết hồ sơ miễn giảm thuế; thời hạn trả lời, giải quyết vướng mắc; và thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Nhờ có những cải cách về thủ tục hải quan, thời gian thông quan được rút ngắn hơn 50% so với thời gian quy định8; doanh nghiệp tiếp xúc với cán bộ hải quan ít hơn; hạn chế được phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực trong quá trình thực hiện.
Tuy đã đạt được những kết quả tích cực từ cải cách thủ tục hải quan, song ngành hải quan vẫn còn nhiều tồn tại và doanh nghiệp vẫn còn nhiều vướng mắc. Cụ thể như:
z Việc phối hợp giữa cơ quan Hải quan với các cơ quan chức năng (như giao thông vận tải, công thương, y tế, kiểm dịch, v.v.) chưa chặt chẽ. Đặc biệt, chưa có sự thống nhất, chuẩn hóa về tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống hạ tầng quản lý công nghệ thông tin và cơ sở hạ tầng tại các cửa khẩu đường bộ, cảng biển, cảng hàng không dẫn đến việc quản lý doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu của mỗi ngành là khác nhau. Điều đó gây khó khăn cho việc trao đổi thông tin giữa các cơ quan, đơn vị liên quan, ảnh hưởng đến
7 09/02/2011, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã ký Quyết định số 225/QĐ-TCHQ ban hành “Tuyên ngôn phục vụ khách hàng”.
8 Nguồn: http://www.taichinhdientu.vn/Home/Cai-cach-thu-tuc-thue-hai-quan-Can-no-luc-hon/ 201010/ 99413.dfis
26
chủ trương xây dựng Thương mại Quốc tế một cửa năm 2012 theo cam kết quốc tế và cam kết trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
z Việc cải cách thủ tục hành chính (TTHC) hải quan mới chỉ dừng lại ở việc thí điểm tại một số cục, chi cục hải quan các tỉnh, thành phố và áp dụng đối với một số công đoạn, quy trình nhất định. Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào giải quyết TTHC