Nước thải công nghiệp

Một phần của tài liệu nghiên cứu giảm thiểu tác động nước thải khu vực trung tâm thành phố thái nguyên tới chất lượng nước sông cầu (Trang 34)

Theo kết quả điều tra và số liệu thu phí nước thải do Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên cung cấp, thì hiện nay khu vực trung tâm thành phố Thái Nguyên có tổng số 5 nhà máy đang hoạt động trên địa bàn với khối lượng nước thải phát sinh hàng năm khoảng trên 842.116 m3/năm.

Bảng 3.1. Lưu lượng nước thải các cở sở công nghiệp trên khu vực nghiên cứu

STT Tên cơ sở Địa chỉ Lƣu lƣợng

(m3/năm)

1 Công ty CP luyện cán thép Gia

Sàng P. Gia Sàng, TP. Thái Nguyên 362.428

2 Công ty CP chế biến thực phẩm

Thái Nguyên

P. Phan Đình Phùng, TP. Thái

Nguyên 12.000

3 Công ty Nhiệt điện Cao Ngạn P. Quán Triều, TP. Thái Nguyên 87.840

4 Công ty CP giấy Hoàng Văn

Thụ P. Quán Triều, TP. Thái Nguyên 360.000

5 Nhà máy Z127 P. Quan Triều, TP. Thái Nguyên 19.848

(Nguồn: Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên, 2009 [3])

Bảng 3.2. Đặc trưng nước thải của các loại hình công nghiệp

STT Loại hình sản xuất Đặc trƣng nƣớc thải

1 Luyện kim pH, TSS, Kim loại nặng, dầu mỡ

2 Đồ uống chứa cồn và rượu BOD, COD, pH, TSS, N, P

4 Sản xuất giấy BOD, COD, TSS, pH, Phenol, Độ đục, Độ màu

5 Cơ khí, cơ khí chính xác Kim loại, BOD, COD, dầu mỡ…

(Nguồn: Lê Trình, Quan trắc và kiểm soát môi trường nước, NXB KHKT-1997,

[TLTK số mấy ?18])

Đặc điểm của nước thải công nghiệp khác nhau tùy theo loại hình công nghiệp và các điều kiện khác nhau của nhà máy như loại nguyên liệu, chế phẩm sử dụng, quá trình sản xuất và phương pháp sử dụng. Bảng 3.2 thể hiện các chất gây ô nhiễm đặc trưng theo loại hình công nghiệp theo các nghiên cứu trong nước và quốc tế.

Như trình bày ở Bảng 3.1, hiện tại trên địa bàn của 9 phường trung tâm thành phố Thái Nguyên có 5 nhà máy đang hoạt động và đóng góp đáng kể các tác động ô nhiễm cho môi trường nước sông Cầu. Các chất gây ô nhiễm chính và phổ biến là chất hữu cơ như: BOD, COD, TSS,... Cụ thể:

+ Công ty cổ phần luyện cán thép Gia Sàng

Theo số liệu thu phí nước thải do Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên cung cấp thì lượng nước thải trung bình hàng năm của công ty này thải ra ngoài môi trường khoảng 362.428 m3/năm, nước thải chủ yếu bị ô nhiễm bởi các kim loại nặng và dầu mỡ. Hiện tại toàn bộ lượng nước thải sản xuất bao gồm nước làm mát trực tiếp và làm mát gián tiếp được xử lý trong hệ thống xử lý nước thải của công ty. Tuy nhiên hệ thống xử lý này được nước Cộng hoà dân chủ Đức đầu tư xây dựng từ năm 1975 đồng bộ cùng với dây truyền công nghệ sản xuất. Trong thời gian hoạt động từ đó đến nay, công ty đã có nhiều cải tiến, cải tạo nhằm nâng cao hiệu quả xử lý đạt kết quả cao nhất. Kết quả quan trắc kiểm soát ô nhiễm đợt 3 năm

Formatted: English (United States) Formatted: English (United States)

2010 của công ty tại 3 cửa xả như sau:

Bảng 3.3. Kết quả phân tích nước thải Công ty CP luyện cán thép Gia Sàng

STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả 40:2011/BTNMT QCVN

(cột B) Cửa xả-1 Cửa xả-2 Cửa xả-3

1 pH - 7,9 7,5 8,2 5,5 đến 9 2 BOD5 mg/L 7,4 14,3 4,7 50 3 COD mg/L 13,9 30,8 10,8 150 4 TSS mg/L 22,6 12,2 10,5 100 5 Cd mg/L 0,0009 0,0007 <0,0005 0,1 6 Pb mg/L 0,0201 0,018 0,0163 0,5 7 Cu mg/L 0,033 0,03 0,055 2 8 Zn mg/L <0,05 0,052 0,073 3 9 Mn mg/L 1,025 0,36 0,314 1 10 CN- mg/L <0,005 <0,005 <0,005 0,1 11 Phenol mg/L <0,001 <0,001 <0,001 0,5 12 Dầu mỡ mg/L 2,28 0,2 0,35 10 13 Coliform MPN/ 100mL 1600 3800 300 5000

(Nguồn: Trung tâm quan trắc và CN môi trường tỉnh Thái Nguyên[29])

+ Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thái Nguyên

Là công ty sản xuất bia, cần một lượng lớn nước cho sản xuất và nguyên liệu có thành phần chủ yếu là chất hữu cơ cao. Vì vậy trong thành phần nước thải của công ty có chứa một lượng lớn các chất hữu cơ: BOD, COD, TSS, Amoni... Theo Bảng 3.1 thì lượng nước thải trung bình hàng năm của Công ty là 12.000 m3/năm. Hiện tại toàn bộ lượng nước thải sản xuất được thu gom về hệ thống xử lý sinh học yếm khí kết hợp hiếu khí được Công ty đầu tư xây dựng năm 2009. Kết quả quan trắc kiểm soát ô nhiễm năm 2011 của Công ty như sau:

Bảng 3.4. Kết quả phân tích nước thải Cty CP chế biến thực phẩm Thái Nguyên

STT Tên chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 40:2011/BTNMT (cột B)

1 pH - 7 5,5 đến 9 2 BOD5 mg/L 50,8 50 3 COD mg/L 104,5 150 4 TSS mg/L 33,7 100 5 Fe mg/L 0,28 5 6 Tổng N mg/L 27,82 40

Formatted: English (United States) Formatted: English (United States)

7 Tổng P mg/L 3,039 6

8 Coliform MPN/100mL 7200 5000

(Nguồn: Trung tâm quan trắc và CN môi trường tỉnh Thái Nguyên[30])

+ Công ty Nhiệt điện Cao Ngạn

Công ty Nhiệt điện Cao Ngạn đóng trên địa bàn phường Quan Triều - thành phố Thái Nguyên, là đơn vị sản xuất năng lượng điện với sản lượng 750.000.000 (KWh/năm). Lưu lượng nước thải của Công ty thải ra hàng năm khoảng trên 87.840m3. Hiện tại nguồn nước thải của Công ty được chia làm hai loại: Nước làm mát trực tiếp và giám tiếp. Nước làm mát gián tiếp của công ty chủ yếu từ các lò hơi được tán nhiệt sau đó tuần hoàn lại sản xuất; nước làm mát trực tiếp được xử lý bằng phương pháp hoá lý sau đó lắng lọc rồi tuần hoàn lại sản xuất, còn một phần thải ra ngoài môi trường. Kết quả quan trắc kiểm soát ô nhiễm của Công ty được thực hiện ngày 1/12/2010 có kết quả như sau:

Bảng 3.5. Kết quả phân tích nước thải Công ty nhiệt điện Cao Ngạn

STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả 40:2011/BTNMT QCVN

(cột B) Cửa xả-1 Cửa xả-2 1 pH - 7,2 6,5 5,5 đến 9 2 Nhiệt độ oC 28,9 28,4 40 3 BOD5 mg/L 11,6 10,3 50 4 COD mg/L 15,8 15,1 150 5 TSS mg/L 26,3 67,6 100 6 Độ cứng mg/L 271,4 179,4 - 7 Cd mg/L 0,0007 <0,0005 0,1 8 Pb mg/L 0,0085 0,0074 0,5 9 Hg mg/L <0,0005 <0,0005 0,01 10 Fe mg/L 0,259 0,256 5 11 Cl- mg/L 46,2 50 1000 12 SO4 2- mg/L 4,4 4,9 - 13 NH4-N mg/L <0,006 <0,006 10 14 Tổng N mg/L 1,55 1,03 40 15 Tổng P mg/L 0,745 0,312 6 16 Dầu mỡ mg/L 0,54 0,21 10 17 Coliform MPN/10 0mL 1600 2200 5000

(Nguồn: Trung tâm quan trắc và CN môi trường tỉnh Thái Nguyên[31])

+ Công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ

Formatted: English (United States) Formatted: English (United States)

Formatted: English (United States) Formatted: English (United States)

Công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ tiền thân là Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ được thành lập từ năm 1913 với công nghệ cũ lạc hậu. Sản phẩm là giấy bao gói. Nguyên liệu là tre, nứa. Trải qua thời gian năm 1972, nhà máy được trang bị bằng công nghệ và thiết bị của Trung Quốc với công suất 4.000 tấn sản phẩm/năm. Lượng nước yêu cầu 200m3/tấn sản phẩm. Đến năm 2000 công ty được đầu tư thay thế bằng dây chuyền công nghệ tiên tiến của Đức và sản xuất ổn định từ đó đến nay. Nước thải sản xuất của Công ty phát sinh chủ yếu ở công đoạn xeo, ngoài ra còn một lượng lớn nước rửa máy móc thiết bị. Về nguyên tắc toàn bộ lượng nước thải phát sinh sẽ được thu gom tận thu bột và tuần hoàn lại sản xuất. Tuy nhiên do đặc thù của ngành sản xuất giấy cần một lượng lớn nước cho sản xuất đồng thời cũng phát sinh một lượng lớn nước thải với đặc thù ô nhiễm cao. Nếu nguồn nước thải này không được kiểm soát và xử lý tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lưu vực tiếp nhận. Theo số liệu thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, lượng nước thải mà Công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ thải ra hàng ngày khoảng 1.000 m3/ngày. Nước thải của nhà máy có chứa các chất ô nhiễm vô cơ, BOD, COD, xơ sợi khó lắng, nước có màu đen, độ kiềm cao và bốc mùi.

Trước năm 2009, hệ thống xử lý nước thải của Công ty không đáp ứng được yêu cầu về xả thải, sau đó hệ thống xử lý được cải tạo, hoàn thiện công nghệ xử lý sinh học, hiện nay nước thải sau xử lý đã phần lớn đáp ứng được, nhưng một số tiêu chuẩn vẫn chưa xử lý triệt để. Kết quả quan trắc kiểm soát ô nhiễm của Công ty ngày 15/4/2011 có kết quả như sau:

Bảng 3.6. Kết quả phân tích nước thải Công ty CP giấy Hoàng Văn Thụ

STT Tên chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 08:2008/BTNMT (cột B1)

1 pH - 7,1 5,5 đến 9

2 Độ màu Co-Pt <5 100

3 BOD5 mg/L 62,8 50

5 TSS mg/L 16,6 100

(Nguồn: Trung tâm quan trắc và CN môi trường tỉnh Thái Nguyên[32])

+ Nhà máy Z127

Nhà máy Z127 với đặc thù của một nhà máy sản xuất cơ khí, sản xuất vỏ đạn và các vật dụng máy móc thiết bị cơ khí phục vụ quốc phòng vì vậy thành phần nước thải của nhà máy có đặc trưng ô nhiễm bởi các kim loại nặng và dầu mỡ. Theo nguồn thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải cong nghiệp do Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên cung cấp thì lượng nước thải của nhà máy Z127 thải ra hàng năm khoảng 19.848 m3/năm. Nước thải chủ yếu phát sinh từ khâu làm mát, nước rửa thiết bị và sinh hoạt. Vì vậy nước thải sau khi xử lý bằng phương pháp hóa học và đảm bảo đạt quy chuẩn hiện hành.

Một phần của tài liệu nghiên cứu giảm thiểu tác động nước thải khu vực trung tâm thành phố thái nguyên tới chất lượng nước sông cầu (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)