3.4.4. Xây dựng mạng lưới quan trắc, giám sát môi trường nước cho lưu vực sông sông
3.4.4.1. Tổng quan
Quy trình xây dựng kế hoạch quan trắc chất lượng nước được trình bày tại Hình 3.10.
Nguồn ô nhiễm Sử dụng nước Hiện trạng lưu vực sông
Xác định khu vực trọng điểm Nắm bắt hiện trạng lưu vực sông và xác định khu vực trọng điểm
Hình 3.10. Quy trình xây dựng kế hoạch quan trắc chất lượng nước
3.4.4.2. Lựa chọn các điểm quan trắc chất lượng nước
Các điểm quan trắc chất lượng nước có thể được chia thành ba loại. (1) Điểm tham chiếu để xác định chất lượng nền và xu thế chất lượng nước Điểm tham chiếu được thiết lập nhằm xác định chất lượng nền và xu thế chất lượng nước, đồng thời cũng để ước tính tải lượng ô nhiễm. Do vậy, các điểm tham chiếu phải có vị trí cố định và có cùng các thông số đo từ khu vực thượng lưu đến hạ lưu. Như vậy, trạm tham chiếu được dùng để biết xu thế chất lượng nước theo thời gian và không gian từ khu vực thượng lưu đến hạ lưu của lưu vực.
Với các đối tượng này, các điểm tham chiếu cần phải chọn ở những vị trí sau đây:
*) Nhánh chính phía thượng nguồn
*) Điểm đo lưu lượng nước hoặc mực nước
*) Điểm thay đổi điều kiện dòng nước như ở các khu vực trước và sau điểm hợp lưu, dòng vào và dòng ra của một thủy vực kín
*) Cửa sông hoặc nhánh ở hạ lưu sông. *) Gần ranh giới tỉnh
(2) Điểm kiểm soát ô nhiễm
động của ô nhiễm. Do đó, các điểm kiểm soát ô nhiễm cũng sẽ phải đặc biệt lưu ý đến chức năng này. Để xác định tác động của các cơ sở gây ô nhiễm như nhà máy, bệnh viện, khu dân cư, các chất độc hại khác, các điểm kiểm soát ô nhiễm phải được đặt ở khu vực sau nguồn ô nhiễm. Thông số quan trắc được lựa chọn tùy thuộc vào loại nguồn ô nhiễm
(3) Điểm kiểm soát sử dụng nước
Để đánh giá tính phù hợp của việc sử dụng nước, cần đặt các điểm kiểm soát việc sử dụng nước trước khu vực lấy nước. Để kiểm tra tính hợp lý của các mục đích sử dụng nước cụ thể, cần chọn thông số quan trắc phù hợp. Hình 3.11 trình bày quy trình thiết lập các điểm quan trắc.
Bắt đầu Vị trí khu vực trọng điểm Vị trí nguồn ô nhiễm nghiêm trọng Không Liệu hiện tại có đủ năng lực
để quan trắc tất cả các điểm không ?
Có
Kết thúc
Xem xét mức độ ưu tiên các điểm và lựa chọn các điểm ưu tiên nhất
Chất lượng nước hiện tại Loại hình sử dụng nước Vị trí khu vực trọng điểm Xem xét đường vào và khoảng cách hòa trộn của
Thiết lập các điểm kiểm soát việc sử dụng nước Thiết lập các điểm
kiểm soát ô nhiễm Thiết lập các điểm
tham chiếu
Hình 3.11. Quy trình thiết lập các điểm quan trắc
3.4.4.3. Lựa chọn thông số quan trắc chất lượng nước
Các thông số quan trắc được phải được lựa chọn phù hợp với loại điểm quan trắc chất lượng nước.
(1) Điểm tham chiếu
Các thông số cần quan trắc tại các điểm tham chiếm được liệt kê trong Bảng 3.20. Các thông số lý hóa cơ bản, các chất hữu cơ liên quan đến Nitơ và Phốtpho, chỉ số ô nhiễm hữu cơ như BOD và COD cũng được liệt kê. Đây là những thông số cơ bản để xác định chất lượng nền và xu thế chất lượng nước lưu vực sông. Tại các điểm tham chiếu, cần đo lưu lượng nước một lần vào mùa khô, là lúc có lưu lượng thấp nhất và ổn định nhất.
Bảng 3.20. Các thông số quan trắc tại các điểm tham chiếu
Hạng mục Thông số
Thông số hóa lý (1) nhiệt độ nước, (2) chất rắn lơ lửng, (3) độ dẫn, (4) pH, (5) oxy hòa tan Chất dinh dưỡng (6) amoni, (7) nitrat, (8) nitrit, (9) tổng nitơ, (10) tổng P Chất gây ô nhiễm hữu cơ (11) BOD, (12) COD
(2) Các thông số quan trắc tại các điểm kiểm soát ô nhiễm
Việc lựa chọn thông số quan trắc tác động của nước thải từ các nguồn ô nhiễm cần phải xem xét đến các hoạt động của cơ sở gây ô nhiễm.
Nước thải công nghiệp
Trong quá trình sản xuất, các ngành công nghiệp đều trực tiếp và gián tiếp sử dụng nước. Nước thải công nghiệp chứa rất nhiều loại hóa chất khác nhau. Chương trình quan trắc các thủy vực tiếp nhận nước thải công nghiệp cần tập trung vào các thông số liên quan đến các quá trình sản xuất công nghiệp tại địa phương, đặc biệt là các hóa chất có khả năng gây tác động xấu đến con người và môi trường, cũng như ảnh hưởng đến việc sử dụng nước..
Nước thải bệnh viện
Nước thải bệnh viện mà không qua xử lý khử trùng sẽ chứa nhiều loại mầm bệnh khác nhau và có nguy cơ lây nhiễm cao. Đây là những rủi ro rất khó có thể
quan trắc được, do đó cần phải kiểm tra điều kiện hoạt động của trạm xử lý nước thải. Bệnh viện cũng sử dụng rất nhiều loại hóa chất khác nhau, các hóa chất có thể chứa nhiều kim loại nặng, do đó cần quan trắc kim loại nặng.
Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý chứa chất hữu cơ và bị ô nhiễm bởi chất thải của con người. Các thông số quan trắc cần lựa chọn là các chỉ số về chất gây ô nhiễm hữu cơ như BOD và COD. Clo và fecal coliform là hai thông số cần quan trắc để xác định ô nhiễm do chất thải của con người.
(3) Lựa chọn thông số cho các điểm kiểm soát việc sử dụng nước
Tùy theo mục đích sử dụng nước, các thông số quan trắc tại các điểm kiểm soát việc sử dụng nước sẽ được lựa chọn theo các mục đích sử dụng nước.
- Nguồn nước sinh hoạt
Các thông số được lựa chọn dựa trên Tiêu chuẩn Việt Nam và Hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới đối với nguồn nước uống.
- Tưới tiêu
Nước tưới tiêu bị ô nhiễm bởi các mầm bệnh và các chất độc hại có nguy cơ gây rủi ro cho sức khỏe con người thông qua tiêu thụ lương thực, thực thẩm. Sự hiện diện của một số ion vô cơ cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng đất và sự tăng trưởng của mùa màng. Vì thế phải quan trắc các thông số này.
3.4.4.4. Xác định thời gian và tần suất quan trắc chất lượng nước Thời gian và tần suất quan trắc chất lượng nước được thiết lập như sau. (1) Tại mỗi điểm quan trắc chất lượng nước, tần suất lấy mẫu ít nhất là 4 lần/năm, để theo dõi xu thế chất lượng nước hàng năm.
(2) Tùy theo nguồn lực quan trắc chất lượng nước và điều kiện sử dụng nước, tần suất quan trắc có thể tăng lên 12 lần/năm.
Các cơ quan thực hiện phải thống nhất về thời gian và tần suất quan trắc chất lượng nước trong lưu vực để nắm được chất lượng nền và xu thế chất lượng nước.
3.4.5. Một số giải pháp khác
Quản lý BVMT khu vực cần gắn với định hướng phát triển bền vững, chú trọng phát triển nhanh nền kinh tế và giải quyết thoả đáng các vấn đề xã hội của địa
phương. Bên cạnh các giả pháp nêu trên cần khuyến khích các cơ sở sản xuát kinh doanh áp dụng sản xuất sạch hơn, công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường, công nghệ xử lý chất thải tại các doanh nghiệp.
Thu hút vốn đầu tư và đa dạng hoá nguồn đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường: vay vốn ưu đãi nhà nước (quỹ bảo vệ môi trường) cho việc xây cơ sở hạ tầng kỹ thuật đối với những lĩnh vực bảo vệ môi trường, đổi mới công nghệ, nghiên cứu áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, hỗ trợ quan trắc giám sát chất lượng môi trường...
Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào công tác BVMT các doanh nghiệp, nhà máy, bệnh viện; khuyến khích xã hội hoá hoạt động BVMT; tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng, công bố và phổ biến thông tin cho cộng đồng khu vực xung quanh thành phố.
KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ
Kết luâ ̣n
Qua các kết quả nghiên cứu của Đề tài, có thể rút ra một số kết luận sau: 1. Tính chất nước sông Cầu đoạn chảy qua khu vực trung tâm thành phố Thái Nguyên (từ điểm sau suối Phượng Hoàng đến điểm sau khi hợp lưu với suối Xương Rồng), hàm lượng các chất hữu cơ trong nước tăng nhẹ, BOD vượt từ 1,03-1,5 lần QCVN 08:2008/BTNMT cột A2. Chất lượng nước không đảm bảo sử dụng mục đích cấp nước cho sinh hoạt nhưng vẫn đảm bảo sử dụng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi. Nguyên nhân đoạn sông này bị ô nhiễm do các hoạt động đô thị, bệnh viện và sản xuất công nghiệp khu vực thành phố Thái Nguyên gây lên.
2. Hiện tại khu vực trung tâm thành phố Thái Nguyên có 3 nguồn phát sinh nước thải chính tác động đến chất lượng nước sông Cầu: Nước thải do hoạt động đô thị, bệnh viện và sản xuất công nghiệp. Trong đó chủ yếu nguồn nước thải hoạt động đô thị chiếm đa số với lưu lượng lớn (hơn 5000 m3/ngày) và thành phần ô nhiễm chất hữu cơ cao. Hiện tại nguồn thải này chỉ được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại tại các hộ gia đình mà chưa có hệ thống xử lý nước thải tập chung. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm các hợp chất hữu cơ đoạn sông Cầu qua thành phố Thái Nguyên, gây ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái và thủy sinh vật.
3. Khả năng tự làm sạch của sông Cầu cho thấy:
Khả năng tự làm sạch của sông Cầu khá tốt, thể hiện ở giá trị hằng số tự làm sạch (hệ số ô xi hoá khử) max 0,12, giá trị trung bình nhỏ hơn 0,11.
Trong trường hợp tác động đồng thời cả 3 nguồn (suối Mỏ Bạch; suối Cống Ngựa; suối Xương Rồng) thì ở khoảng cách 6,5km trên sông Cầu tính từ điểm xả sau suối Phượng Hoàng về phí hạ lưu có giá trị BOD lớn hơn 6,24 mg/L. Nồng độ BOD max cao nhất tại điểm xả sau suối Cống Ngựa 6,3 mg/L (tiếp nhận nước thải của khu dân cư phường Hoàng Văn Thụ). Sau đó nồng độ chất ô nhiễm giảm dần theo chiều dài đoạn sông nghiên cứu.
Xét riêng rẽ từng nguồn xả:
+ Khu vực bắt đầu từ suối Mỏ Bạch (SC-2) đến suối Cống Ngựa (SC-3) khoảng 0,8km có giá trị BOD lớn hơn 6,28 mg/L, còn giá trị trung bình đều nhỏ hơn 6,294 mg/ L.
+ Khu vực bắt đầu từ suối Cống Ngựa (SC-3) đến suối Xương Rồng (SC-4) khoảng 2,5km có giá trị BOD lớn hơn 6,25 mg/L, còn giá trị trung bình đều nhỏ hơn 6,294 mg/L.
+ Khu vực bắt đầu từ suối Xương Rồng (SC-4) suôi về phí hạ lưu khoảng 0,2km có giá trị BOD lớn hơn 6,24 mg/L, còn giá trị trung bình đều nhỏ hơn 6,294mg/L.
4. Trong trường theo kịch bản - 1, nước thải tại các nguồn thải được xử lý 50% nồng độ các chất ô nhiễm. Thì ở khoảng cách 6,5 km trên sông Cầu tính từ điểm xả sau suối Phượng Hoàng về phí hạ lưu có giá trị BOD là 6,12 mg/l. Nồng độGiá trị BOD trên sông Cầu liên tục giảm từ điểm nghiên cứu SC-1 đến SC-5 (6,40 mg/l xuống 6,12mg/l), mặc dù trong khoảng cách 6,5 km sông Cầu tiếp nhận liên tiếp nước thải của ba nguồn thải (suối Mỏ Bạch; suối Cống Ngựa; suối Xương Rồng), nhưng quá trình pha loãng và quá trình tự làm sạch của sông Cầu lớn hơn thải lượng chất ô nhiễm từ các nguồn bổ sung vào dòng sông nên nồng độ chất ô nhiễm vẫn liên tục giảm theo chiều dài của đoạn sông nghiên cứu.
5. Trong trường theo kịch bản - 2, nước thải tại các nguồn thải được xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT. Thì ở khoảng cách 6,5 km trên sông Cầu tính từ điểm xả sau suối Phượng Hoàng về phí hạ lưu có giá trị BOD là 6,06 mg/l. Giá trị Nồng độ BOD trên sông Cầu liên tục giảm từ điểm nghiên cứu SC-1 đến SC-5 (6,40 mg/l xuống 6,06 mg/l), nhưng vẫn chưa đạt được QCVN 08:2008/BTNMT (cột A) do nước thải từ thượng nguồn (SC-1) có thải lượng chất ô nhiễm cao hơn quy chuẩn hợp lưu với các nguồn xả dọc sông Cầu đoạn qua trung tâm thành phố đã xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT, mặc dù khả năng tự làm sạch của đoạn sông là khá tốt .
6. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nước thải khu vực trung tâm thành phố Thái Nguyênbao gồm: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý môi
Formatted: Vietnamese (Vietnam)
trường, phân cấp và phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể theo hướng tổ chức quản lý tập trung, tăng cường năng lực cán bộ quản lý bảo vệ môi trường, tăng cường phối hợp giữa các đơn vị có liên quan; đẩy mạnh việc triển khai công tác BVMT của thành phố, xây dựng, hoàn thiện các hệ thống xử lý nước thải tập trung của thành phố, các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực thành phố thực hiện nghiêm túc việc xử lý nước thải; tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các mô hình quản lý và công nghệ thân thiện môi trường; quy hoạch thành phố gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường; xây dựng mạng lưới quan trắc, giám sát môi trường nước cho lưu vực sông.
Kiến nghi ̣
Từ các kết luận trên, tôi xin đề xuất một số kiến nghị như sau:
- Kiến nghị các Bộ, ngành liên quan và Tỉnh, Thành phố triển khai các biện pháp hạn chế tác động tổng hợp của hoạt động phát triển đô thị và kinh tế xã hội lên chất lượng nước sông Cầu, bao gồm: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý môi trường; gắn quy hoạch phát triển đô thị và kinh tế xã hội với quy hoạch bảo vệ môi trường; tăng cường thực thi và giám sát việc tuân thủ pháp luật về BVMT đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp; xây dựng hệ thống thu gom xử lý nước thải tập chung cho toàn thành phố; xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát; tăng cường xã hội hóa và các giải pháp khuyến khích trong bảo vệ môi trường.
- Cần tiến hành đề tài xác định ngưỡng chịu tải của từng chỉ tiêu môi trường đối với chất lượng nước sông Cầu làm cơ sở để đề ra các biện pháp tổng thể, trong đó có việc quy hoạch và kiểm soát ô nhiễm từ các nguồn thải là rất quan trọng.
Formatted: Not Expanded by / Condensed by
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006), Báo cáo môi trường quốc gia 2006: Hiện
trạng môi trường nước 3 lưu vực sông: Cầu, Nhuệ - Đáy, Hệ thống sông Đồng Nai, Hà Nội.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA (1/2010),
Báo cáo tổng kết Nghiên cứu quản lý môi trường nước các lưu vực sông Việt Nam, Hà Nội.
3. Chi cục bảo vệ môi trường Thái Nguyên (2010), Báo cáo thống kê kiểm soát ô nhiễm môi trường nước thải tại các bệnh viện, Thái Nguyên.
4. Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA (12/2010), Báo cáo giữa kỳ Nghiêm cứu
quản lý môi trường đô thị Việt Nam, Hà Nội.
5. Cổng thông tin điện tử các tỉnh Vĩnh Phúc: www.vinhphuc.gov.vn/; Bắc Giang:
www.bacgiang.gov.vn/; Bắc Ninh: www.bacninh.gov.vn/.
6. PGS. TSKH. Nguyễn Trung Dũng, KS. Nguyễn Tuấn Anh (2008), “Thực trạng tiêu thoát nước thải đô thị và nhận thức của người dân: Một thách thức lớn đối với các dự án nước thải đô thị ở Việt Nam”, Tạp chí KHKT Thủy Lợi và Môi
trường, (22), tr 2-4.
7. TS. Trần Phương Ðông, KS. Ðỗ Tất Việt (2008), “Ứng dụng công nghệ Jokasou của nhật Bản vào việc xử lý nước thải sinh hoạt tại nguồn ở Việt Nam”, Tạp
chí Kiến trúc Việt Nam, (07), tr 5-7.
8. Trần Đức Hạ (2002), Xử lý nước thải sinh hoạt quy mô vừa và nhỏ, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
9. PGS. TS. Lưu Đức Hải (2009), “Phát triển hệ thống đô thị Việt Nam và Phương hướng phát triển để Hà Nội là thành phố sống tốt”,
http://www.sdcc.com.vn/popup_print.aspx?act=print_news&catid=3&itemid =170.
10. http://laodong.com.vn/Moi-truong/Hiem-hoa-moi-truong-hang-dau-VN/ 29064.