Trên cơ sở các thông tin, số liệu nghiên cứu về xử lý nƣớc thải chứa nhiều chất hữu cơ và kết quả thực nghiệm của đề tài, cho phép đƣa ra công nghệ thích hợp để xử lý nguồn nƣớc ô nhiễm áp dụng cho khu vực nông thôn nói chung và địa bàn nghiên cứu nói riêng.
* Đối với nước thải sinh hoạt
Mỗi hộ gia đình nên xây một hố xí tự hoại 3 ngăn ngầm dƣới đất. Với khoảng 5 ngƣời/hộ thì kích thƣớc hố cần là (1000 ÷ 1500) x (1000 ÷ 1500) x 1000 (mm) và chia làm 3 ngăn nhƣ hình vẽ.
Hình 3.12. Sơ đồ bể tự hoại ba ngăn xử lý nước thải sinh hoạt
1- Ống dẫn nƣớc thải vào bể; 3- Nắp thăm (để hút cặn); 2- Ống thông hơi; 4- Ống dẫn nƣớc ra.
Thuyết minh quy trình: Bể tự hoại xây ngầm dƣới đất là công trình đồng thời làm hai chức năng: lắng và phân huỷ chất hữu cơ. Các chất hữu cơ dạng rắn lắng xuống đáy bể và đƣợc giữ lại trong bể. Dƣới tác động của các vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ (dạng rắn và hoà tan) bị phân huỷ, một phần tạo thành các chất khí và một phần tạo thành các chất vô cơ không độc. Sau đó, nƣớc thải đƣợc tập trung vào bể xử lý thoáng khí bổ sung để phân huỷ
nốt các chất hữu cơ còn lại. Nƣớc sau khi qua hệ thống này hoàn toàn đảm bảo yêu cầu xả thải ra môi trƣờng.
* Đối với nước thải ra từ các khu chăn nuôi và nấu rượu
Xây dựng hệ thống xử lý gồm: 01 bể chứa, 01 bể thả bèo tây và 01 bãi lọc trồng thêm sậy. Nƣớc từ nguồn thải chảy theo mƣơng rãnh rồi tập trung tại bể chứa. Bể chứa là công trình có tác dụng ổn định pH nƣớc, lƣu lƣợng, nồng độ các chất ô nhiễm và lắng cặn rắn lơ lửng. Nƣớc sau khi qua bể lắng chảy vào bể có thả bèo tây. Tùy lƣu lƣợng nƣớc thải và diện tích mặt thoáng của bể để tính lƣợng sinh khối bèo thả phù hợp. Bèo tây không nên thả tự do mà nên cố định bèo vào các ô để tạo diện tích thoáng trong ao (chi tiết hình d trong Phần phụ lục). Nƣớc sau khi qua bể bèo sẽ chảy vào bể trồng sậy. Bể thả bèo tây có tác dụng chính làm giảm hàm lƣợng amoni và photsphat, còn bãi lọc trồng sậy có tác dụng giảm thiểu nồng độ BOD, COD và TSS. Khi phối hợp cả hai bể này sẽ đảm bảo hiệu quả loại bỏ tối đa các thông số ô nhiễm có trong nguồn thải. Khối lƣợng sinh khối bèo tây và sậy trồng trong mỗi m2
mặt nƣớc là 5kg trọng lƣợng tƣơi.
Để đảm bảo hệ thống xử lý đạt hiệu quả cao và phù hợp nhất, chúng tôi sơ bộ tính toán kích thƣớc cụ thể cho từng bể và ứng dụng cho từng địa phƣơng nhƣ sau:
1/Đối với thôn An Động
Với lƣu lƣợng nƣớc thải từ hoạt động sản xuất và chăn nuôi của toàn thôn là 20 m3/ngày, nên chọn kích thƣớc các bể nhƣ sau:
- Bể chứa: Chọn kích thƣớc chiều dài bể là 4000, chiều rộng 3000, chiều sâu 2000 (mm).
- Bể thả bèo tây: Kích thƣớc dài 4500 x rộng 4500 x sâu (1000 ÷ 1200), mm. Tổng lƣợng bèo tƣơi cần thả vào bể là 100 kg.
- Bể trồng sậy: Kích thƣớc dài 6000 x rộng 3000 x sâu (1200 ÷ 1500), mm. Tổng lƣợng sậy cần trồng là 90 - 100 kg.
2/Đối với thôn Đại Lâm
Lƣợng nƣớc thải toàn thôn rất lớn nên để đảm bảo cho quá trình xử lý diễn ra tốt nhất, công trình xử lý đƣợc xây dựng cần đảm bảo hoạt động ổn định khi tăng lƣu lƣợng xả thải thì kích thƣớc các bể sẽ là:
+ Bể chứa: Chọn dài 25000 x rộng 20000 x sâu 4500 (mm).
+ Bể thả bèo tây: Kích thƣớc dài 50000 x rộng 40000 x sâu (1000 ÷ 1200) mm. Tổng lƣợng bèo cần thả là 10000 kg.
+ Bể trồng sậy: Kích thƣớc dài 50000 x rộng 40000 x sâu (1200 ÷ 1500), mm. Tổng lƣợng sậy cần trồng là 10000 kg.
3/Thôn Đình Bảng
Thông số đầu vào Q = 40 m3
nƣớc thải/ngày, dung tích các bể sẽ là: + Bể chứa: Chọn dài 5000 x rộng 4000 x sâu 3000 (mm).
+ Bể thả bèo tây: Kích thƣớc dài 7000 x rộng 6500 x sâu (1000 ÷ 1200) (mm). Tổng lƣợng bèo cần thả là 210 kg.
+ Bể trồng sậy: Kích thƣớc dài 6500 x rộng 6500 x sâu (1200 ÷ 1500) (mm). Tổng lƣợng sậy cần trồng là 200 kg.
Bèo tây và sậy có tốc độ sinh trƣởng rất nhanh, với nguồn ô nhiễm lớn thì khối lƣợng sinh khối sẽ tăng nhanh đáng kể. Khi bèo phát triển và choán hết diện tích khung tre giới hạn, có thể vớt bớt lên để đảm bảo hiệu quả xử lý tốt nhất. Lƣợng sinh khối này có thể tận dụng làm thức ăn trong chăn nuôi hoặc cùng với phân tƣơi, đem ủ thành phân hữu cơ để bón cho cây trồng đem lại hiệu quả rất tốt, tiết kiệm chi phí mua phân bón.
Đối với sậy, cây phát triển nhô lên mặt nƣớc, nếu quá 1,5m có thể cắt bớt phần sinh khối phía trên để tạo mật độ xử lý hiệu quả. Sinh khối sậy có thể dùng cho trâu bò ăn hoặc phơi khô làm chất đốt hiệu quả.
* Đối với bã thải sản xuất, phân thải của gia súc gia cầm
Phần sinh khối bèo và sậy sau khi thu hoạch có thể tận dụng làm nguồn thức ăn cho chăn nuôi gia súc, gia cầm. Phân thải ra cần thu gom xây dựng bể chứa, kết hợp ủ theo tỷ lệ nhất định với bèo tây và sậy băm nhỏ. Sau khoảng 30 ngày rồi đem bón ruộng, khép kín chu trình sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng nông thôn nói chung và ô nhiễm ở các làng nghề nói riêng.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ